Thư viện Chánh Pháp
Hai trưởng lão Giác Tánh và Chơn Liên, lúc chưa xuất gia tu hành là hai người bạn đời. Một ngày nọ thấm lẽ đời đáng chán, buôn bán tạo gây cách mấy cũng không hơn cánh bèo trôi sông, chỉ uổng kiếp làm người, nên hai vị phát tâm tu hành. Quyết tâm bỏ đời học đạo, đôi vợ chồng trẻ bán ghe buôn 12 tấn, tìm đến đại sư Tam Đức, dân gian gọi là ông Đạo Ớt, xin được xuất gia học đạo.
Đến bài ký sự 62 này sẽ là bài viết của cô Phan Thị Mai Phượng pháp danh Hoa Ngọc, cháu gọi Tổ sư bằng cậu Sáu, và bài viết của chú Võ Hoàng Oanh pháp danh Huệ Minh, con ông bà Phổ Hiền – Chơn Ngọc ở kế bên Tịnh xá Mộc Chơn – Gốc cây đạo của Tổ. Hai bài này đã được in trong luận văn tốt nghiệp Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Hệ Phái Khất Sĩ của đại đức Giác Trí viết năm 2001.
Như vậy, hai bài viết của cùng tác giả, cách nhau bốn năm, đều thuyết minh về mảng tổ chức đời sống tu học của nhà Khất Sĩ, có bị mâu thuẫn không? Tại sao bài thì nói cơ sở tịnh xá là tài sản của giáo hội, bài lại nói làm sao lại đặt ra vấn đề tịnh xá là một cơ sở hay chỉ là một tài sản của giáo hội Phật giáo?
Trong tịnh xá, một cái nhà tất sẽ chẳng phải là một cái nhà như chỗ chấp của người đời. Nó phải có đạo lý, cho nên được xây cất nhẹ nhàng, rồi đặt tên Nhàn Xứ, lại nêu rõ ba câu để người không lầm, vào trong còn đặt thêm một tượng Phật nằm dài không tạo nghiệp, cũng chẳng để bát nhang trước tượng làm chi…
Nói đến mảng Giới luật Phật giáo ta phải nhắc đến y bát. Y bát là vấn đề căn bản của sự tu hành, vì nó là đời sống hàng ngày của người tu xuất gia giải thoát, và là đạo thật tế của chư Phật. Do vậy, bài Y Bát Khất Sĩ sẽ được cập nhật vào làm tư liệu, thành bài 59 Trung Giang Ký Sự. Với những tư liệu đại cương và chi tiết được dẫn chứng, sẽ không ai còn có thể hồ đồ nói Khất Sĩ của Sư trưởng Minh Đăng Quang là thế này thế nọ được nữa!
Trong khi bài Nối Truyền Thích-ca Chánh Pháp đã thuyết minh về Tông Khất sĩ, thì bài Giới Luật Khất Sĩ sẽ thuyết minh về Phái Khất sĩ. Tông là đường lối chung, còn phái là tổ chức cụ thể, gồm cả lý và sự. Do vậy, bài Trung Giang Ký Sự 58 sẽ là bài Giới Luật Khất Sĩ đã được viết từ 11 năm trước, năm 2011. Tinh thần chung là tập hợp mọi tư liệu quan trọng vào đây đã, rồi từ từ tính tiếp, 10 năm 20 năm gì không kể…
Do vậy bài Nối Truyền Thích-ca Chánh Pháp được tác giả viết từ mấy năm trước, sau đó đã đăng lên trang Ánh Nhiên Đăng vào tháng 7 năm 2017 cho mọi người đọc, rồi in trong sách Chánh Luận Tập III để nó thành tài liệu chính thức về mặt văn bản học, sẽ được cập nhật thành bài 57 này.
Tương truyền cố trưởng lão Giác Tánh đã kể với chư Tăng Đoàn II rằng, hồi đó Tổ bảo: “Tôi không muốn viết sách, nhưng các ông ai cũng mặt tối hù à, nên tôi phải viết Chơn lý để lại làm dấu xương cho đời sau.”. Thiết nghĩ, dù đệ tử của ngài Minh Đăng Quang mặt sáng trưng đi nữa thì ngài vẫn phải viết sách, bởi vì ngoài ngài thì ai có thẩm quyền để viết Luật và ban hành Luật cho Giáo hội Tăng-già Khất sĩ?...
Nhưng trước bộ Chơn Lý tác giả Sư trưởng Minh Đăng Quang cũng có viết sách Bồ-tát Giáo, viết và in ra rồi về sau lại dặn đệ tử bỏ sách đó đi! Như vậy sách Bồ-tát Giáo là tiền đề cho sách Chơn Lý, Đại thừa là duyên sanh cho Đại đồng. Với tính chất này, cũng cần phải xử lý tư liệu Bồ-tát Giáo. Nên tiếp theo, bài Trung Giang Ký Sự 55 sẽ là bài Nghiên Cứu Bồ-tát Giáo đã được viết từ trước.
Lịch sử có trước chúng ta hay chúng ta có trước lịch sử? Nói rõ hơn, thì LỊCH SỬ LÀ CHÍNH NÓ HAY LỊCH SỬ LÀ SẢN PHẨM CỦA TA NHÀO NẶN RA, qua sự đồng ý của số đông, của một hội đồng trọng vọng? Qua những gì đã tìm hiểu, xem ra Minh Đăng Quang Pháp Giáo chưa phải là một quyển sách lịch sử đúng nghĩa, mà lâu nay mọi người đã cho nó là một quyển sách lịch sử đáng kể vậy.