Đạo Phật Khất Sĩ / Giáo dục - Hoằng pháp
“Bát-nhã” là từ phiên âm Hán – Phạn của từ “Prajñā”, nghĩa là “Trí huệ”. Trí huệ là trí biết chính xác cụ thể, khác với trí thức của nhân loại là trí đoán chừng, có thể, chắc là, tôi nghĩ, dự báo, có lẽ, nghe nói, hình như v.v…
Huệ hay Trí huệ là trí biết rõ như thật, nhà Phật còn hay gọi là Trí Bát-nhã. Cái biết đó do tâm giác ngộ, có tính trực tiếp, biết rõ, chính xác cụ thể. Trong khi trí thức lại là những cái biết suy diễn, đoán chừng, không xác định.
Trong Bát chánh đạo, phần Chánh định triển khai ra gồm có bốn định: Sơ định, Nhị định, Tam định và Tứ định. (Còn gọi là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền.) Nói đến thiền định đức Phật dạy thì căn bản chính là bốn thiền định này. Xét trong nhà Khất Sĩ, tình hình tu tập thiền định được nhận thấy như sau:
Nghi thức cúng ngọ của Phật giáo Khất Sĩ đã được định hình từ thời Tổ sư Minh Đăng Quang lập đạo vào cuối thập niên 1940 tại miền Nam Việt. Nội dung của nghi thức đó được trình bày qua Chơn lý số 18 – Bài Học Khất Sĩ. Nghi thức vốn giản dị, còn nội dung thì sâu sắc. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về Nghi thức cúng ngọ trong Chơn lý số 18.
Sám là tự hối điều lỗi của mình. Sám hối là biết tội lỗi của mình mà muốn sửa đổi. Hối là răn dạy, là tiếc điều lỗi trước, hối cải, hối hận, hối họa, hối ngộ, hối quá, hối tội, hối tâm. Sám hối cũng nghĩa là ăn năn chừa bỏ. Ăn năn chừa bỏ tức là tắm rửa trong sạch, không còn xấu đen dơ bẩn và bỏ sự chấp chứa tội lỗi, kêu là xả đọa. Thế nên gọi là sám hối thì được xả đọa.
SANH VÀ TỬ là Chơn lý số 7 của Sư trưởng Minh Đăng Quang viết vào đầu năm 1952. Chơn lý SANH VÀ TỬ được viết ở dạng vấn đáp, gồm 30 câu. Nội dung của bài chơn lý này nói về Ta, về Ngã, vốn là một đề tài lớn, rất quan trọng, trong nhà đạo nói chung và trong nhà Phật nói riêng. Trong kho kinh điển của nhà Phật, từ Ấn Độ đến Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… chưa từng thấy bản kinh nào thuyết minh về cái Ta rõ như thế.
Kinh Viên Giác, nói về vấn đề Giác ngộ viên mãn, đức Phật nhấn mạnh vào một chữ Tri: Tri thị không hoa. Tri thị không hoa là Biết hết thảy đều như hoa đốm trong hư không, do mắt bị nhậm mà thấy ra. Hư không trống rỗng, mắt bệnh thấy hư không có hoa bay lăng xăng, rõ là ảo giác. Thế giới, muôn loại, con người, thân và tâm, sanh tử, mọi chuyện cá nhân, gia đình, xã hội… hết thảy đều là ẢO GIÁC.
Trong 30 câu đã đặt ra, tạm giải 16 câu như sau:
Qua bài chơn lý số 57 và các bài khác, 37 pháp chánh giác đã được nêu lên và lược giải. Do 37 pháp chánh giác mà người tu chứng lục thông, giải thoát sanh tử, đắc quả A-la-hán, từ đó đi lên các quả vị Duyên giác, Bồ-tát và Như Lai. Cho đến hiện nay, trong nhà Khất Sĩ vẫn chưa có ai triển khai 37 pháp chánh giác này ngoài Sư trưởng Minh Đăng Quang. Thế thì, chúng ta hãy nghi vấn rằng trong 20 khóa tu quý ngài đã triển khai những pháp hành nào cho quý vị khất sĩ Thanh văn? Thanh tịnh 6 căn, đắc 6 thần thông và giải thoát sanh tử mới là làm xong phận sự của một tỳ-kheo. Điều này cần phải được trân trọng.
Pháp gồm 7 bài kệ truyền Pháp của 7 đức Phật giáo chủ đã ra đời gần đây tại trái đất này: đức Phật Tỳ-bà-thi, đức Phật Thích-khí, đức Phật Tỳ-xá, đức Phật Ca-la-tôn-đại, đức Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, đức Phật Ca-diếp và đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Pháp có nội dung chính là cái Pháp thật mà chư Phật muốn truyền dạy, có nội dung diễn đạt là thân tâm như huyễn, tội phước tánh Không… và đến bài kệ thứ 7 là nhấn mạnh về nội dung chính.