Đạo Phật Khất Sĩ / Tư tưởng - Văn hóa
Xưa Sư trưởng Minh Đăng Quang đã viết trong bài Chơn lý Tông Giáo: ... Xưa nói người ta thế nào thì nay mấy trăm tịnh xá thờ Sư trưởng Minh Đăng Quang đều y chang như vậy đó, nhất là Pháp viện! Càng cao to bao nhiêu thì càng trái Đạo Khất sĩ bấy nhiêu! Nhìn đi, các tịnh xá đều đua nhau bày biện thờ cúng giống như các chùa Bắc tông… Hấp dẫn!
Ban Biên Tập trang Ánh Nhiên Đăng thành kính tưởng niệm 69 năm đức Sư trưởng Minh Đăng Quang vắng bóng, mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ 1954 - mùng 1 tháng 2 năm Quỹ Mão 2023. Kính chúc quý vị khất sĩ con cháu Minh Đăng Quang được pháp lạc cao quý.
Hai bài Chơn lý 14 và 15 rất đặc sắc, do ngài Sư trưởng Minh Đăng Quang biên tập lại chứ không phải là dịch. Cuối hai bài đó đều có câu này: “Luật Tăng đồ nhà Phật này của phái Đàm Vô Đức Bộ, do đại sư Đàm Đế dịch năm 254 sau dương lịch.”. Theo câu này thì đã khẳng định đây là Luật Tứ phần.
Bước chân vào cõi đời gian nguy, người cư sĩ cần phải mang theo Giới Định Huệ, vì không thể nào với cái tham, cái sân, cái si mà sống đời, nên công, kết quả được cả.
Vô ngã và Chơn không, hai giáo lý đặc sắc của hai khối Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền, chưa phải là Chơn lý trong Giáo pháp Khất sĩ. Qua bài này chúng ta đã tìm xét được điều đó. Và một lần nữa chúng ta đã thấy: Nhà Khất Sĩ đứng riêng một góc trời bởi vì Giáo pháp Khất sĩ rất tuyệt vời!
Trong bộ Chơn Lý của ngài Sư trưởng Minh Đăng Quang đã chỉ rõ con đường từ nhân loại bước đến Niết-bàn. Con đường đó chỉ có năm bước: Sơ định – Nhị định – Tam định – Tứ định – Ngũ định, tính cả điểm xuất phát thì có sáu điểm. Như thế, Giáo pháp Khất sĩ thật cao siêu, thật sáng tỏ, không xa vời đâu đâu ở phương nào, cũng không huyền bí màu mè
Chơn lý số 10 – Công Lý Võ Trụ được viết vào nửa đầu năm 1952, Sư trưởng Minh Đăng Quang đã chỉ ra công lý vũ trụ. Nhà Phật từ xưa đã dạy nhiều về nhân quả báo ứng. Do dạy rõ nhân quả nên nhà Phật truyền đến đâu cũng cảm hóa được mọi người, vốn thường thiển cận chứ không biết trước sau gì. Nhưng khi nhân loại đã tiến bộ nhiều, dân trí đã nâng cao, thì Sư trưởng Minh Đăng Quang chỉ ra chơn lý để dẫn đường mở lối. CHƠN LÝ CỦA NHÂN QUẢ LÀ CÔNG LÝ.
(Viết xong ngày 25/9/2020.)
A. LỜI GIỚI THIỆU (Dài 24 trang A5.)
B. TÌM HIỂU PHẦN DIỄN GIẢI NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CÁC ẤN PHẨM CHƠN LÝ (Dài hơn 10 trang A5.)
C. NỘI DUNG BỘ CHƠN LÝ (Dài gần 4 trang A5.)
D. HỌC CHƠN LÝ (Dài 8 trang A5.)
E. CÁC PHẠM TRÙ TƯ TƯỞNG CỦA BỘ CHƠN LÝ (Dài hơn 4 trang A5.)
F. TIỂU KẾT
Thay vì bảo: “Vô ngã là Niết-bàn.”, Giáo pháp Khất sĩ dạy: “Ý định là Niết-bàn.”. Trong bài Luật Khất Sĩ Sư trưởng Minh Đăng Quang đã viết câu đó. Đến bài Thần Mật ngài lại viết: “Ý định gọi là chơn như, hay là không có ý, nghĩa là không có ý vọng động.”. Chúng ta sẽ phân tích đạo lý Ý định là Niết-bàn chơn như, để góp phần làm sáng tỏ Giáo pháp Khất sĩ.
Tóm lại, nói “Đời là biển khổ” là gượng nói. Chư pháp vô tướng, đời không nhất định là khổ. Khi khuyên người đang say đời thì có thể nói "Đời là biển khổ", ý là cho người tỉnh giấc mê say, thật ra thì không phải như lời nói!