NỐI TRUYỀN THÍCH-CA CHÁNH PHÁP, ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ VIỆT NAM.

Đạo Phật Khất Sĩ / Lịch sử - Tổ chức

Hiện nay Phật giáo Việt Nam có ba trường phái, gồm Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông và Phật giáo Khất Sĩ. Câu hỏi chính được đặt ra cho bài viết này là: Hệ phái Khất Sĩ (với hơn 450 tịnh xá trải khắp 34 tỉnh thành ở Việt Nam) có còn là Đạo Phật Khất Sĩ của ngài Sư trưởng Minh Đăng Quang không? Chủ đề này đã có mấy bài phân tích đăng trên trang Ánh Nhiên Đăng rồi, nhưng cũng cần viết thêm một bài ngắn gọn dạng ghi chú để mọi người dễ theo dõi.
BBT. Ánh Nhiên Đăng thành kính tưởng niệm 70 năm Sư trưởng Minh Đăng Quang vắng bóng! Mùng 1 tháng 2 âl năm 1954 – Mùng 1 tháng 2 âl năm 2024.
Khi ngài Minh Đăng Quang tạm vắng mặt, dòng Đạo Khất Sĩ của ngài phát triển mạnh khắp hai miền Nam Việt và Trung Việt, nhưng DẦN DẦN ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT DÒNG ĐẠO KHÁC theo kiến giải của các đệ tử. Việc này rất tế nhị, rất khó nhận ra, mà nếu nhận ra thì ắt mọi người đã không để nó trở thành như thế. Thế là, trong hơn 60 năm dài tiếp theo, dòng Đạo Khất Sĩ Nối truyền Thích-ca Chánh pháp của ngài Minh Đăng Quang đã trở thành một dòng ĐẠO KHẤT SĨ TỔNG HỢP BẮC ‒ NAM PHẬT GIÁO! Đây là sự thật lịch sử.
Bây giờ, sau khi bài Nối truyền Thích-ca Chánh pháp được viết và đăng lên mạng đã 5 năm mà chưa thấy những phản hồi tích cực, ta sẽ so sánh hai đạo. Đạo Nối truyền Thích-ca Chánh pháp và Đạo Tổng hợp Bắc – Nam Phật giáo có những điểm nào giống nhau và khác nhau, cần nên tìm hiểu.
Lịch sử Phật giáo thế giới giai đoạn khởi nguyên đã ghi nhận về A-la-hán Đại Thiên, một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong giới Phật giáo Ấn Độ hơn 2400 năm trước, kiểu như ông Donald Trump của nước Mỹ ngày nay. Không xác định được nhà sư Đại Thiên – Mahadeva là người thật, xuất thân ở đâu, vì những thông tin trái chiều của hai bên là các phái Đại chúng – Mahasaṅgha và các phái Thượng tọa – Theravada ở Ấn Độ,
Về Giáo hội Tăng-già Khất sĩ, đó là chí nguyện lập đạo độ đời của đức Tổ sư Minh Đăng Quang, có từ năm 1947. Trong bộ Chơn Lý của Tổ sư Minh Đăng Quang viết từ năm 1952 đã có tên gọi này. Kế thừa chí nguyện của Tổ sư Minh Đăng Quang, chư Tăng, Ni đệ tử ngài hành đạo phát triển mạnh mẽ. Khi đã lớn mạnh, đến năm 1960 bắt đầu có danh xưng Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam...
Bài này được viết để xem xét lại những đường lối đã qua và xác lập định dạng cho một hệ thống, do vậy nó sẽ nêu lên một vấn đề lớn: PHẢI CHĂNG ĐÃ CÓ 2 ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ, MỘT ĐẠO NỐI TRUYỀN THÍCH-CA CHÁNH PHÁP CỦA NGÀI MINH ĐĂNG QUANG, VÀ MỘT ĐẠO TỔNG HỢP NAM TRUYỀN VỚI BẮC TRUYỀN CỦA CÁC VỊ KHÁC ?
Tóm lại: Công việc trụ trì một cơ sở tôn giáo là công việc quản trị tôn giáo, là việc phát sinh vào thời sau chứ ở thời Chánh pháp không có. Trên quan điểm của thế gian thì quản trị có những cách thức của nó, nếu được đào tạo thì người ta có thể làm tốt việc quản trị. Còn trên quan điểm của nhà đạo thì trụ trì là biến tướng của tôn giáo, do thế gian pháp áp chế mà thành. Dù trụ trì có được làm tốt cách mấy thì vẫn xếp hạng vào việc của cư sĩ hộ pháp, việc của chư thiên. Chính Sư trưởng Minh Đăng Quang cũng không bảo chư Tăng, Ni khất sĩ dấn bước vào nẻo này, thì sao ngày nay các nhà khất sĩ lại giảng về “Đạo của Trụ trì”? Thật khó hiểu…
Nguyên tác của Khất sĩ Minh Đăng Quang. Gồm 24 trang vở học trò, viết tay bằng bút bi mực đỏ. Để kỷ niệm bút tích của đức Tổ sư, BBT. Ánh Nhiên Đăng đăng lên file gốc cho mọi người đều có thể xem rõ và in ra nếu cần.
Phạm vi của bài viết này chỉ chú trọng đến các đoàn thể Khất sĩ ở Việt Nam, ngoài hệ thống Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam của đức Tổ sư Minh Đăng Quang. Để thuận tiện tìm hiểu, theo dòng thời gian chúng ta sẽ lần lượt khảo cứu đoàn thể của Đại sư Huệ Nhựt, rồi đến các đoàn thể Khất sĩ Sơn Lâm, Khất sĩ Mẫu Trầu , Khất sĩ thuộc giáo hội của ông Đoàn Trung Còn, Khất sĩ Ca-diếp…
Trang 123