Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới
Trong bài Trung Giang Ký Sự số 44, khi hỏi hòa thượng Giác Hùng: “Bạch hòa thượng, nếu trở lại như xưa, thì ở tịnh xá đây có thể không giữ tiền không?”, hòa thượng đã đáp liền: “Thì mình cứ theo trung ương thôi, hễ trong đó làm thì mình làm.”. Lời đáp này đã áp dụng kỹ thuật chuyền bóng Bờ-ra-xin, mà sẽ được hầu hết mọi người đồng ý.
VỘI - Thích Tánh Tuệ - cha Quang Hồng - Hành Vân / Lưu Thủy bình thơ
Trung Giang Ký Sự số 25, trưởng lão Giác Tự thị giả nhiều năm của trưởng lão Giác Chánh đã kể rất rõ: Chín ngày cuối đời ngài Giác Chánh nằm yên trong cốc, quay mặt vào vách, không nói gì hết, cũng không ăn và không uống, đến hơn 5 giờ chiều ngày 17 tháng 6 âm lịch năm 2004 ngài đi.
Xem trên cõi mạng ngày nay, thấy có nhiều người (chắc khoảng 1 triệu) băn khoăn về việc thầy Pháp Hòa nói “không biết” về sư Minh Tuệ. Có những người quá khích đã bình luận xúc phạm thầy Pháp Hòa vì lời nói đó. Thiết nghĩ, sao mà người ta dễ dàng phát ngôn vô trách nhiệm, tùy tiện buông lời, không nghĩ đến nhân phẩm gì cả…
Kha kha kha kha… nếu không cười to thì e rằng sẽ khiếm nhã mất…
Đường xưa lối cũ, mạnh ai nấy đi.
Không bàn đến nghĩa chấp Pháp quá vi tế theo ý trên, trong cảnh giới tu chứng của các bậc Thánh, bài viết này bàn đến đạo lý chấp Pháp phổ thông hơn, theo Tư tưởng Khất sĩ, đó là: Cả Nam tông Phật giáo và Bắc tông Phật giáo đều chấp pháp tu và chấp pháp chứng của mình, bảo thủ kiên cố qua mấy ngàn năm, mà trở thành “Phái”. Còn Khất sĩ nối truyền Thích-ca Chánh pháp, đã vượt qua Tông, Phái, Giáo, Thừa ngay từ tư tưởng căn bản rồi.
Xuân này giả tạm, xuân là gượng vui.
Đạo Phật phải có Phật - Pháp - Tăng tam bảo. Nếu thờ một tấm vải, không có Tăng, Pháp bảo chưa có; lại từng có một đảng chính trị và một quân đội mạnh; còn thêm danh xưng "giáo chủ" và chưa quy y Tam Bảo; thì sao gọi là Phật giáo được? Đây là những ghi chú khách quan về Đạo Hòa Hảo, để góp ý xây dựng cho hiện tại và tương lai, xin đừng phiền. Còn quá khứ đã rồi thì khỏi nói… Tạm thời, chỉ nên gọi chính xác là ĐẠO HÒA HẢO.
Các pháp ở đời, nguồn của nó đều là vọng, nên không đầu không đuôi, chẳng làm sao có lý chơn được. Trong đó có Pháp Tổng hợp Bắc ‒ Nam Phật giáo, cũng là một pháp vọng, hơi đâu mà xét. Sự thật này nên được nêu ra đầu tiên để lưu ý chung.