NAM-MÔ MƯỜI PHƯƠNG BA ĐỜI THƯỜNG TRỤ TAM BẢO!

Bản tin phật giáo / Phật giáo thế giới

45% nhà sư Thái Lan bị béo phì là một dấu hiệu không tốt cho Phật giáo nước này. Nói rằng tại Phật tử thì chỉ đúng một phần thôi...
Sáng ngày 8/5, Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc 2014 đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Bái Đính (chùa Bái Đính). Chủ đề của Đại lễ Vesak LHQ năm nay do Việt Nam đề xuất, mang tên "Phật giáo góp phần thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc".
Suốt hơn 2 tuần qua, rất nhiều trang tin trên khắp thế giới đã đưa tin về sự ra đi của “Người tiên phong phát triển dòng thiền Vipassana tại Ấn Độ”: Satya Narayan Goenka. Ông đã nhẹ nhàng ra đi vào tối Chủ nhật 29/9/2013, hưởng thọ 89 tuổi.
Ngày 25/9/2013, Lễ hội Văn hóa Phật giáo châu Á lần 2 được khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Quốc tế Sri Lanka (SLIBA), Pallekele, thành phố Kandy, Sri Lanka.
Sáng nay, 21/5/2013, phiên khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc (LHQ) lần thứ 10 – 2013, với chủ đề: “Giáo dục và trách nhiệm công dân toàn cầu từ quan điểm Phật giáo” đã chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị LHQ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bangkok, Thái Lan.
Cây Bồ-đề lịch sử, xá-lợi răng Phật và chùa Phật Nha là những di sản văn hóa vật chất rất đáng tự hào của người Sri Lanka. Mà khi nhìn về Sri Lanka, chúng ta không khỏi nhìn lại mình, trong những cái gọi là 2000 năm Phật giáo Việt Nam… Nếu thân tứ đại của Phật để lại những xá-lợi và những vật liên hệ như vậy, thì pháp thân và hóa thân của ngài để lại cho chúng ta những gì? Pháp thân của đức Phật đã để lại cho chúng ta năm phần giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Còn hóa thân của ngài đã cho chúng ta vô số những bài học làm người, những nhân cách siêu thoát mà ngài đã thể hiện trong 80 năm.
Như chúng ta đã biết, lịch sử là quá khứ. Quá khứ đó có thể là một bản anh hùng ca mà cũng có thể là một vở bi kịch. Tuy nhiên, ai có thẩm quyền để đánh giá lịch sử? Bởi vì cuộc sống quá tương đối, tương đối đến nỗi những gì hôm nay là đúng thì ngày mai nó lại có thể là sai!... Chính vì sự thật này mà khi đến với môn lịch sử, người ta có thể thẩm định lại mọi điều qua những sự kiện lịch sử đã biết. Có lẽ vì vậy mà khi tìm hiểu về một nhân vật lịch sử của Nhật Bản là Thái tử Thánh Đức, người viết càng cảm thấy thú vị hơn. Và đây chính là động cơ để luận văn này ra đời.
Văn hóa Tây Tạng đã thật sự là văn hóa Phật giáo Mật tông. Mà trong kho tàng văn hóa đó, Đại tạng kinh Tây Tạng đã có những diện mạo và đặc điểm gì, thì chưa phải ai cũng biết được. Trong bài viết này, ta sẽ tìm hiểu về Đại tạng kinh của Phật giáo Tây Tạng...
Vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch, hoàng đế Asoka cho xây một ngôi Tinh xá Nalanda bên cạnh hai bảo tháp thờ xá-lợi của hai tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế kỷ thứ II sau Tây lịch, hai anh em Udbhata và Samkarapati đứng ra sửa sang ngôi Tinh xá, cho xây thêm tám dãy Tịnh xá và từ đó Nalanda biến thành một Tu viện lớn Nalanda...