CHÁNH PHÁP LÀ THUỐC THẦN DIỆU CHỮA DỨT MỌI TÂM BỆNH CỦA CHÚNG SANH!

Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 21

Tâm Nguyên , Thứ Năm 21-06-2012

 

Trung Giang Ký Sự – kỳ 21

 

Hành Vân

 

 

Nhớ lại khuya ngày 29, sư Minh Khải đã mời huynh đệ đi một chuyến về Bạc Liêu để thăm viếng Đạo tràng Chánh Kiến và chứng minh lễ cúng dường trai Tăng của Phật tử địa phương. Phái đoàn khởi hành lúc 1 giờ kém, gần 7 giờ sáng hôm sau xe đến Bạc Liêu. Về xứ này bỗng nhiên không hẹn mà ai cũng nhắc đến câu nói xưa:

 

Bạc Liêu là xứ quê mùa

Dưới sông cá chốt, trên bờ Tiều Châu.

 

Bạc Liêu là miền đất bồi. Mỗi năm, nguồn phù sa dồi dào của sông Mê-kông đổ ra đây lấp biển rộng thêm gần 100m. Vùng mới lập dĩ nhiên “quê mùa”. Danh xưng Bạc Liêu được phiên âm theo tiếng gọi “Pô-Léo” của người Tiều, có nghĩa là “Xóm nghèo”. Vào cuối thế kỷ XVIII, Tổng binh Mạc Thiên Tứ (còn gọi Mạc Thiên Tích, 1718–1780) cai trị trấn Hà Tiên (gồm mấy tỉnh ở Nam Bộ ngày nay) đã cho những người Tiều Châu mới di cư từ Trung Quốc sang đến lập nghiệp tại vùng này. Trải qua trên 100 năm, vào ngày 18-12-1882, ngài Thống đốc Nam Kỳ Le Myre De Villers đã ký nghị định thành lập địa hạt Bạc Liêu. Từ đó, Bạc Liêu vươn mình lớn dậy…

 

Thời mới khai khẩn, Bạc Liêu có rất nhiều cá chốt. Cá chốt là loại cá da trơn, có râu và ngạnh như cá trê, thân lớn cỡ ngón tay, bụng phình to cỡ ngón chân cái người lớn. Người xưa kể chỉ cần ai vừa ỉa rớt phân xuống mương là lập tức có cả bầy cá chốt nổi lên khua râu tranh ăn. Cá chốt quá nhiều, xuống ruộng đạp phải ngạnh của chúng là nhức nhối, quăng chài dính bầy cá chốt là mất cả tiếng để gỡ ngạnh của chúng ra khỏi lưới… Và như đã nói, đây là vùng do người Tiều Châu đến khai khẩn lập ấp, nên họ đông hơn người Kinh và người Khmer, là 3 sắc tộc chính ở Bạc Liêu.

 

 

XEM HẾT BÀI 21

 

 

Các bài liên quan