Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / HÃY ĐỂ CHUYỆN ĐÓ XẢY RA
Hãy để chuyện đó xảy ra
Lưu Thủy
Vào một ngày, năm vị Tăng sinh đã đến một con hẻm ở quận VI, vào một ngôi nhà bốn tầng, không rộng lắm, để đáp lại một lời thỉnh nguyện của gia chủ.
Chú Thiện Kiến ra ngoài đầu hẻm đứng đón quý sư, hướng dẫn nơi đậu xe, mời vào nhà và rót nước cho khách. Thiện Chánh đã ngồi sẵn nơi bàn tiếp khách. Cả hai người đàn ông này đều thấp, chắc người, da hơi ngăm đen, tóc đã nhuốm màu muối tiêu và bận quần tây, áo thun rất bình dân.
Thiện Chánh mời quý sư uống nước rồi nói về mục đích thỉnh quý sư đến đây. Chú cho quý sư biết là bà đã yếu, chắc sắp đi, nên trong bổn phận đệ tử, các chú muốn tìm những trợ duyên tâm linh cho bà. Có vẻ họ là một nhóm Phật tử tu tại gia. Sư Quy hỏi:
- Bà cao tuổi không?
- Dạ, bà khoảng trên bốn mươi.
Nghe Thiện Chánh đáp, vài sư à lên ngạc nhiên. Riêng sư Lộc và sư Mạnh đến đây lần thứ hai thì đã biết rồi. Sau khi hỏi tên quý sư, Thiện Chánh kể:
- Trước đây thì Tịnh Chân cũng bình thường. Cách đây vài năm Tịnh Chân bắt đầu nằm mộng gặp một người mặc toàn đồ trắng. Sau đó xem cuốn Bạch Y Thần Chú thấy hình Bồ-tát giống y Ngài. Rồi Bà bắt đầu lập đạo tràng để hóa độ chúng sanh. Thiện Chánh, Thiện Kiến… là đệ tử của Bà.
Thiện Chánh kể đến đó rồi hỏi thăm quý sư định tụng kinh gì. Sư Quy quay sang bốn sư kia bàn:
- Chắc mình nên tụng kinh Phổ Môn.
Quý sư vừa nhất trí với nhau thì Thiện Chánh nói ngay:
- Hồi sáng, lúc Thiện Chánh gọi điện thoại cho sư Mạnh để thỉnh quý sư, Bà đã nói là quý sư sẽ đến đông và sẽ tụng kinh Phổ Môn.
Trong khi Thiện Chánh đang kể một, hai chuyện linh dị của Bà thì có một người đàn ông xuống nói là Bà muốn gặp sư trưởng nhóm. Các sư kia đều hướng mắt về sư Quy. Sư Quy ngước nhìn người đàn ông đó và nói “Muốn gặp sư à?”, rồi đứng dậy, chen chân qua ghế Thiện Chánh ngồi đi lên cầu thang theo người ấy. Sư cảm thấy mình hơi mất tự nhiên. Nên sư cố gắng tự chủ: “Mình là phàm Tăng, chưa phải là một ông Thánh. Nhưng tu tới đâu là chuyện riêng của mình”…
Cầu thang hẹp, quanh co trườn lên ba tầng lầu. Một đoạn đường vừa đủ để nội tâm sư Quy sinh khởi cảm tưởng sắp gặp một người cõi trên và tâm lý ứng phó.
Bà ngồi xếp bằng trên sàn, má hồng, môi thắm, mắt xanh, chân mày tỉa, tóc ngắn như Yến Trang, người cùng Nguyên Vũ dẫn chương trình Hát Với Ngôi Sao trên HTV7. Bà khoác áo dài xanh, có thêu hoa và kim tuyến. Trước mắt sư Quy, ngay giữa gian phòng tịnh tu, là một phụ nữ trung niên trông có duyên.
Có hai bàn thờ kê ở hai vách liền nhau. Bàn thờ nào cũng có nhiều hình và tượng chư Phật, chư Bồ-tát. Lại có nhiều nhang, đèn, chuông, mõ, chuỗi và kinh Phật. Ngay giữa cái bục thấp để kinh có một quyển kinh dày đang mở, được đè bằng một xâu chuỗi hổ phách giả. Dựng sau quyển kinh đó là các hình hòa thượng Nhất Hạnh, hòa thượng Trí Quảng và thầy Chân Tính. Bà nói:
- Mời sư ngồi.
Sư Quy chần chừ, ngó quanh quất trên dưới. Bà nói tiếp:
- Sư ngại à?
Sư Quy tằng hắng để lấy giọng, rồi đáp:
- À, không.
Sư cuối xuống kéo bồ đoàn ra xa Bà rồi ngồi. Nó vốn đã được đặt ngay trước mặt Bà cách khoảng sáu tấc. Bà nói:
- Hôm nay Tịnh Chân không khỏe, chắc đã đến lúc ra đi, cho nên bảo các đệ tử mời quý sư đến để cầu an.
Sư Quy gật đầu. Bà nói tiếp:
- Sư thông cảm, Tịnh Chân không đứng dậy nổi.
Sư Quy ừ hử. Chú đệ tử vẫn đứng nơi cửa, ngay phía sau lưng sư Quy. Bà hỏi tên sư rồi đề nghị sư xem thử quý sư sẽ ngồi chỗ nào. Sư Quy chỉ chỗ trước bàn thờ chính, rồi nói:
- Ngồi một hàng ở đây.
- Còn Tịnh Chân?
Bà có vẻ không vui, nhưng sư Quy đáp thản nhiên:
- Ngồi ở sau lưng quý sư.
Bà bảo “cũng được” rồi đứng dậy. Có một cô đệ tử lấy những bồ đoàn hình vuông, bọc vải nâu có thêu hình hoa sen, ra đặt thành hàng ngang trước bàn thờ. Cô ta đặt bốn cái. Sư Quy bảo:
- Còn thiếu một, năm sư lận.
Cô Tịnh An đặt thêm một tấm nệm vải mỏng. Bà bảo:
- Ngươi hãy lấy cái của ta cho quý sư. Đưa tấm vải nệm đó cho ta.
Cô Tịnh An làm theo lời Bà. Đây là lần đầu tiên Bà cất tiếng tự xưng, nhưng có gì khác lạ đâu, trong giọng nói và điệu bộ.
Sư Quy ra sân thượng xem hoa bát tiên và nhìn xuống con hẻm, ngó quanh quất. Bốn sư kia đã lên. Sư Quy vào, chỉ vị trí đã sắp bồ đoàn để các anh em ngồi. Bà đã ngồi sẵn, sát vách, hướng về bàn thờ Phật. Các sư mới lên có vẻ hơi ngại, vì gian phòng hơi chật, chín mét vuông với hai bàn thờ Phật và mười một người. Sư Quy đẩy sư Tâm vào trong, rồi chỉ chỗ kế cho sư Lộc. Sư Lộc chần chừ nói:
- Hay để cổ ngồi trên đi.
Sư Quy vừa đẩy vừa gắt:
- Vào đi.
Năm vị sư đồng xá Phật, xá tới ba lần, mỗi lần ba xá, rồi an tọa. Sư Quy chấp tay nói:
- Nam-mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật.
- “Nam-mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật”, Bà lặp lại.
- Hôm nay, ngày… tháng… năm…, có thiện duyên với Tam Bảo, các Phật tử Tịnh Chân, Tịnh Từ, Tịnh An, Thiện Chánh, Thiện Kiến, Thiện Đức tại…
- “Đạo tràng Tịnh Chân”, Bà nhắc sư Quy.
- … Tại đạo tràng Tịnh Chân, đã cung thỉnh chư đại đức Tăng đến tư gia để đọc kinh cầu an. Chúng con nguyện… Xin ơn trên Tam Bảo thùy từ chứng minh. Nam-mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật.
- “Nam-mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật”, Bà lặp lại.
Tiếng kinh trầm bổng bắt đầu ngân lên. Họ đã dâng hương, lễ Phật, Pháp, Tăng, kỉnh nguyện và khai kinh, rồi tụng bài kinh Phổ Môn nói về hạnh nguyện của đại sĩ Quán Thế Âm. Tịnh Chân và năm người đệ tử của mình yên lặng chấp tay ngồi xung quanh quý sư, hai người ngồi lấn ra ngoài sân thượng, còn một người ngồi ở đầu cầu thang. Kết thúc khóa kinh cầu nguyện, sư Quy nói lời phục nguyện, và Bà cũng lặp lại: “Nam-mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật”…
Năm sư đứng dậy xá chư Phật và chư Bồ-tát. Bà mời họ ngồi chơi. Sư Quy vui vẻ ngồi sát vào bàn thờ và nói lớn:
- Vừa lên đây là sư đã cảm nhận được một sự ấm cúng, bình an, không có gì là huyền bí cả, nói chung là rất hay.
Ý sư muốn nói là “không có gì là khác thường cả”, tức là không có một người cõi trên nào nhập về đây. Sư cố ý nói ra điều đó trước, vừa để tán thán gia chủ, có tính xã giao, vừa ngầm nói rằng sư đã biết rồi, đừng bày hình, tượng, chuông, mõ ra để lừa gạt sư. Và sư khen cái chuông gia trì màu trắng đục:
- Cái chuông này có tiếng trong và ấm quá. Lần đầu tiên sư biết loại chuông này.
Bà tiếp lời sư:
- Nó làm bằng các con chíp điện tử đó, quý sư, quý lắm đó.
Thì ra cái chuông ấy làm bằng chất lấy từ cát trắng ở Cam Ranh. Trong sự im lặng dè dặt của bốn sư kia và trong sự im lặng kỳ lạ của năm người đệ tử, Bà đã khoe về khả năng phát tiếng hú của cái chuông ấy rồi chồm tới trước mặt sư Quy cầm dùi cọ xát nhiều vòng quanh miệng chuông. Tiếng hú bắt đầu cất lên, to dần. Sư Quy cũng cầm dùi thử ở những chuông khác, rồi thử với cái chuông trắng. Sư làm mạnh quá, chuông suýt lăn khỏi rế. Bà vội nhắc coi chừng chuông bể và đắc ý nhận xét:
- Tâm sư còn động.
Mọi người bật cười. Sư Quy đáp to:
- Bản chất của tâm vốn không động hay tịnh. Nhưng với hàng sơ cơ thì đức Phật sẽ dạy cách lánh động trụ tịnh, để khảo sát chân lý. Còn khi đến với phương pháp trực chỉ nhân tâm, ta sẽ không dựa trên cơ sở là động hay tịnh gì cả.
Sư cố tình đem những vấn đề giáo lý ra nói, lớn giọng. Bà gượng gạo tham gia, xưng là “mình”, và khoe khả năng rờ vào tay người khác liền biết được họ dối hay thật. Sư đề nghị Bà đừng xưng là “mình” với chư Tăng, mà nên xưng tên hoặc “trò”. Bà vui vẻ chấp nhận và mời quý sư xuống nhà dùng nước.
Xuống đến phòng khách ở tầng trệt, Tịnh Chân vui vẻ nói đủ thứ chuyện, có Thiện Chánh ngồi kề bên. Thiện Kiến đứng hầu gần đó, ngay sát cửa. Hai cô Tịnh An và Tịnh Từ ngồi nơi chân cầu thang, có vẻ kính cẩn nhìn về phía Bà, đang ngồi kế bên phải sư Quy. Tịnh Chân gác bàn chân trái lên đùi, mời quý sư ăn trái cây ướp đá và uống nước sâm núi. Sư Lộc mau mắn đáp lại những lời nói huyên thuyên của Tịnh Chân, lại an ủi rằng: “Hôm nay khỏe rồi, sẽ không sao đâu”. Sư Mạnh ừ hử đỡ lời, lấp đi sự làm thinh suốt buổi của hai sư kia. Sư Quy cũng làm thinh, thỉnh thoảng lịch sự đáp lại cầm chừng. Tịnh Chân hỏi:
- Sao sư Quy lại đi tu?
Sư Quy đáp:
- Từ nhỏ sư đã thích đi tu theo Phật rồi. Nhưng hồi đó sư ghét đi chùa lắm, sư cảm thấy nó quá ồn náo.
Mọi người đều cười và nói rằng không phải chùa chiền, tịnh xá nào cũng vậy, đó chỉ là ấn tượng riêng của sư Quy về một vài chỗ nào đó thôi. Tịnh Chân hỏi tiếp:
- Thế sư Quy tuổi gì?
- Tuổi con sư tử.
Sư Quy quay sang Tịnh Chân đáp. Sư Mạnh mau miệng đỡ lời:
- Tức là con Phật đó.
Sư Quy thản nhiên nói tiếp:
- Con Phật, ăn rồi đi thuyết pháp.
…
Trước khi quý sư ra về, đạo tràng Tịnh Chân đã cúng dường cho quý sư nhiều tiền, lại cúng thêm năm thùng mì Thái. Nhưng sau khi giã từ, lúc xe đã lăn bánh, sư Quy quay ra băng ghế sau gắt với sư Lộc:
- Sao không để Bả chết cho rồi, còn mời sống tiếp làm gì!...
Trong ảo tưởng ngây thơ, họ đã tạo ra Bà; thế thì hãy để Bà đi, hãy tạo ra một cái chết nào đó cho nhân vật ấy. Rồi xem như chỉ là một trò đùa, cũng do những nhân duyên từ đời trước tác hợp nên. Không cần phải truy cứu trách nhiệm gì cả, nhưng hãy dừng trò đùa lại ở đây…
----------------------------------------------------------
Các bài liên quan
- Tổ sư & Hội đồng
- VỘI
- Cuối đời trưởng lão Giác Chánh
- Ko biết
- hạnh Khất sĩ
- Ngụy Khất sĩ
- CHẤP PHÁP
- XUÂN ĐẠO 24
- Ghi chú về ĐẠO HÒA HẢO
- Từ đâu có pháp Tổng hợp
- Pháp Tổng hợp Bắc ‒ Nam PG
- NGHI TÌNH
- Giác Châu sư đã tặng thơ 7 bài
- Xuân ĐẠO - 23
- kỳ 63 TRUNG GIANG
- Trung Giang Ký Sự kỳ 62
- 61 - Trunggiang
- 60 - TrunggiangKs.
- 59 Trunggiang
- 58 - Trung-giang-ks.
- 57 - Trunggiang KS.
- 56 - Trunggiang
- 55 - Trunggiang
- TRUNG GIANG - 54
- Trung Giang Ký Sự kỳ 53
- 52 - TRUNG GIANG KS.
- Trung Giang kỳ 51
- TÂN XUÂN TỰ CẢM
- Khi ta không có gì
- MỘNG
- cúng Trai TĂNG
- Trung Giang KS. 50
- NHƯ THỊ - TRỰC CHỈ - VÔ MINH
- VÔ NGÃ CHƯA PHẢI LÀ THIỀN
- bóng ĐÁ
- cẢm niỆm
- Xuân Đạo 22
- đồng tiền Khôn
- lòng TỪ BI
- Bệnh
- Trung Quốc không có triết gia
- XUÂN đạo 21
- mAi
- Bài kệ của đại sư THÁI HƯ
- Bây giờ
- Trung Giang kỳ 49
- TRUNG GIANG - 48
- LÝ CON BÒ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 47
- TGKS số 46
- 45 Trung Giang
- Xuân đạo 20
- Ta là cát bụi
- Trung Giang 44
- XUÂN ĐẠO 19
- Kỳ 43 – Trung Giang Ký Sự
- Trái tim của Mẹ
- Trung Giang – kỳ 42
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 41
- THIỀN KHÁCH nhắn tin
- Nước mắt chảy xuôi
- Xuất GIA
- TRUNG GIANG 40
- Trung Giang Ký Sự kỳ 39
- KS. 35 - Trung Giang
- Ký sự 36 Trung Giang
- Trung Giang 37
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 38
- Trung Giang KS.34
- Ký sự kỳ 33 Trung Giang
- Trung Giang kỳ 32
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 30
- Chỉ can là Hiếu
- Thuốc sâu
- NON NƯỚC LINH THIÊNG
- Ngày xưa tìm đến chốn Cửa Không
- Ánh Nắng Tinh Khôi
- phẬt niỆm
- Chúng sanh VÔ NGÃ
- Âm dương đồng nhất lý
- Bà Hạnh Lộc
- DƯỚI MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
- Cảm niệm Bồ-đề Đạo tràng 2014
- THọ DụNG CHâN THậT
- thẦn thÔng
- Giấc mơ qua
- Tùy bút VU-LAN 2014
- Sự khắc nghiệt của tư tưởng tự do
- cái Nghiệp
- Gió trăng một sớm
- Vũ Trụ Đang Quay Nhanh
- TỊNH XÁ LƯU ĐỘNG
- Chùm thơ của sư MS. gởi tặng khách tri âm
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 29
- Bánh xe lăn nhanh hơn
- Ly trần
- NGƯỜI TỰ CHỦ
- Kỷ niệm một bài thơ
- VIỄN CẢNH
- Thích Hòa Bình pháp ngữ
- Nguyện Cầu
- Một bài thơ của HT. Thiền Tâm
- Nguồn thiêng Khất Sĩ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 31
- Trung Giang 28
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 27
- Ký sự 26 Trung Giang
- Vè Kiết Hạ 2012
- TRUNG GIANG 25
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 24
- Ký sự 22 Trung Giang
- kỳ 23 TRUNG GIANG
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 21
- Chánh niệm
- Tình Yêu đại thể
- Trung Giang – kỳ 20
- 19 Trung Giang
- Trung Giang ký sự 18
- Chùm thơ của Lãn Nhân
- Đốc-tơ ONG
- MỘT CÂY SẬY CÓ TƯ TƯỞNG
- Kỳ 17 - TRUNG GIANG KÝ SỰ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 16
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 15
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 14
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 13
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 12
- TRUNG GIANG KÝ SỰ 11
- Trung Giang kỳ 10
- Ký sự TRUNG GIANG - 09
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – KỲ 08
- Giáp Ngọ - Nhâm Thìn 58 năm
- TRUNG GIANG Ký Sự - kỳ 07
- Ký sự TRUNG GIANG - kỳ 06
- Trung Giang Ký Sự - kỳ 05
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - Kỳ 04
- Thơ Chúc Xuân Nhâm Thìn
- Sắc Ti-gôn
- Gỡ rối tơ lòng
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 3
- NGỌC THIỀN CA
- Lý do hình thành Bát Kỉnh Pháp
- Kẻ trộm
- Vạn Hạnh Truyền Đăng Ca
- CẠO TÓC
- Nhớ thương về...
- LỜI PHẬT DẠY
- Về Nguồn (thơ TQH)
- Xuân Thiền - TRẦN QUÊ HƯƠNG
- Nhớ TRÂU
- Tặng Phẩm Dâng Đời
- Cảm niệm trước CÂY BỒ-ĐỀ LỊCH SỬ
- Bình giảng bài "CÁC VỊ LA-HÁN ..."
- CÁC VỊ LA-HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
- Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi!
- NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐIỆP VÀ LAN
- Lên Núi Thiền Định
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 2
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 1