Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / Lý do hình thành Bát Kỉnh Pháp
Lý do hình thành Bát Kỉnh Pháp
Tâm Hương
I. DẪN NHẬP
Vị trí người phụ nữ trong xã hội Ấn Độ thời kỳ tiền Phật giáo không được quan tâm. Họ bị gạt ra khỏi cuộc sống của xã hội và bị dồn vào khuôn khổ chật hẹp của đời sống gia đình. Họ phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công của xã hội và nhất là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu trong tâm trí, đã làm cho người phụ nữ không ngóc đầu lên được. Đến thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, Đức Phật phát huy một cuộc cách mạng trong tư tưởng bằng cách công khai và can đảm tuyên bố rằng người nữ có thể đạt đến mức tiến bộ tuyệt đỉnh, thành tựu trí tuệ thâm sâu dẫn tới Niết-bàn. Tuyên ngôn này đã gây một biến động lớn lao trong giới tôn giáo đương thời vì dám thay đổi niềm tin của quần chúng đã ăn sâu vững chắc trong dân gian. Đặc quyền của phụ nữ được quan tâm cũng là lúc Bát Kỉnh Pháp được hình thành cho Ni giới. Đề tài “Lý do hình thành Bát Kỉnh Pháp” khẳng định trí tuệ của nữ giới không thua gì nam giới. Đề tài này sẽ được viết theo phương pháp khảo cứu sử học để trình bày bốn nội dung chính như sau:
· Khái quát cuộc Đức Phật
· Nguyên nhân ra đời của Bát Kỉnh Pháp
· Bát Kỉnh Pháp theo lý duyên khởi
· Mục đích Phật chế Bát Kỉnh Pháp.
II. NỘI DUNG
1. Khái quát cuộc đời Đức Phật
Về niên đại đản sinh của Đức Phật ngày nay vẫn còn chưa thống nhất, theo tài liệu sử học Nàrada Mahà Thera, Ngài đản sanh vào ngày trăng tròn tháng năm[1], năm 623[2] trước Dương lịch, trong vườn Lumbini[3] (Lâm Tỳ Ni) tại Kapilavatthu[4] (Ca Tỳ La Vệ) bên ranh giới Ấn Độ của xứ Nepal ngày nay. Ngài tên là Sĩ Đạt Đa, họ Cù Đàm, thuộc giai cấp Sát Đế Lợi, dòng dõi vua chúa. Ngài là con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da. Ngài sinh ra được bảy ngày thì mẫu hậu băng hà và Ngài được di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề nuôi dưỡng. Vợ của Ngài là công chúa Da Du Đà La, con của Ngài là La Hầu La. Ngài thấu rõ nỗi thống khổ của sinh, lão, bịnh, tử, ngài chứng kiến những lầm than cơ cực của dân chúng trước những bất công của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ nên Ngài đã quyết định xuất gia tầm đạo. Cuối cùng, Ngài đã thấu đạt được Chân lý, rõ được chân tướng của vạn pháp. Ngài đã giác ngộ và thành Phật[5], hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Sau 49 năm hoằng pháp độ sanh, Ngài nhập Niết-bàn vào ngày trăng tròn tháng Vesak[6] năm 543 trước Dương lịch, lúc Ngài 80 tuổi.
2. Nguyên nhân hình thành của Bát Kỉnh Pháp
Khi đức Phật trở về kinh thành Ca Tỳ La Vệ để giảng hòa một cuộc tranh chấp dữ dội giữa hai dân tộc Sakyan và Koliyan, đang giành quyền sử dụng nước của dòng sông Rohini, bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề nhiều lần đến xin xuất gia nhưng đều bị Đức Phật từ chối. Nhưng bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề cùng 500 thể nữ của dòng tộc Thích Ca quyết chí xuất gia. Họ đã xuống tóc, đắp y vàng, mang bát, đi chân không từ Ca Tỳ La Vệ đến Tỳ Xá Ly và đứng trước cổng Tịnh xá Kỳ Hoàn để cầu xin đức Phật chấp nhận cho được xuất gia. Trước khi vào gặp Đức Phật, quý bà gặp Ðại đức Anan. Sau nhiều lần Đại đức A Nan cầu thỉnh Phật và dùng lý thuyết phục để cho quý bà được xuất gia, Đức Phật dạy rằng: “Này Ananda, nếu Mahàpajàpatì Gotamì chấp nhận tám kính pháp, thời Gotamì có thể được thọ cụ túc giới”.[7] Tám trọng Pháp (Bát Kỉnh Pháp) đó là:
1. Mặc dầu Tỳ kheo Ni xuất gia đã được trăm hạ chăng nữa, cũng phải kính trọng và đảnh lễ thầy Tỳ kheo mới xuất gia trong ngày ấy.
2. Tỳ kheo Ni không thể nhập hạ nơi nào mà không có thầy Tỳ kheo.
3. Tỳ kheo Ni phải luôn luôn thực hành theo hai điều là: Phải hành lễ Phát lồ, phải đến nơi chư Tỳ kheo cư ngụ để nghe lời giáo huấn của Tỳ kheo.
4. Mặc dầu Tỳ kheo Ni đã làm lễ nhập hạ xong, đến ngày ra hạ cũng phải đến nơi cư ngụ của chư Tỳ kheo Tăng hành lễ ra hạ một lần nữa.
5. Nếu Tỳ kheo Ni đã phạm Tăng tàn và làm lễ phạt cấm phòng mỗi ngày và đã xưng tội bên Tỳ kheo Ni xong cũng phải đến xưng tội với chư Tỳ kheo Tăng.
6. Nếu có giới tử muốn xuất gia, Tỳ kheo Ni đã cho xuất gia, nhưng phải đưa đến cho xuất gia lại nơi chỗ có kiết giới của chư Tỳ kheo Tăng.
7. Tỳ kheo Ni không có quyền thóa mạ chư Tỳ kheo.
8. Tỳ kheo Ni không bao giờ có quyền giáo huấn vị Tỳ kheo.
Nội dung tám pháp mà đức Phật dạy Tỳ kheo Ni là phải cung kính tôn trọng Tỳ kheo Tăng. Sự đồng ý chấp nhận tám pháp mà Đức Thế Tôn đưa ra để nữ giới được xuất gia sống đời sống phạm hạnh thiêng liêng trong pháp và luật của đức Thế Tôn, đây chính là lý do hình thành Bát Kỉnh Pháp. Và trong ‘Hành Trì Giới Luật’ có đoạn “Do thọ tám kỉnh Pháp: chỉ trường hợp Ma Ha Ba Xà Ba Đề, di mẫu của Đức Phật, chấp nhận tám pháp tôn trọng đối với Tăng mà được xuất gia đắc giới làm Tỳ kheo Ni”[8].
3. Bát Kỉnh Pháp theo lý duyên khởi
Đức Phật là người thấy rõ tính chất của vũ trụ đều do lý duyên khởi. Lý thuyết duyên khởi là một nhận thức bao quát, là công thức của vũ trụ “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh”. Nhưng đạo Phật ra đời không phải để giải thích vũ trụ mà tập trung nói về sự Khổ và con đường thoát Khổ. Trước khi đi vào vấn đề lý duyên khởi của sự ra đời của Bát Kỉnh Pháp, chúng ta cần phải hiểu nhân duyên và duyên khởi. Vấn đề này, Đức Phật dạy:
Thế nào là pháp nhân duyên? Là cái này có nên cái kia có, như duyên vô minh nên có hành, duyên hành nên có thức, cho đến, tụ tập thuần một khối khổ lớn như vậy.[9]
Thế nào là pháp duyên sanh? Là vô minh, hành,... dù Phật có xuất hiện hay chưa xuất hiện ở thế gian thì pháp này vẫn thường trụ, pháp trụ, pháp giới. Pháp này Như Lai đã tự giác tri, thành Đẳng chánh giác, vì người diễn nói, chỉ dạy, hiển bày rằng: Duyên vô minh có hành, cho đến, duyên sanh nên có già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.[10]
Thêm vào đó, Đức Phật dạy: “Dĩ thử sinh cố, bỉ sinh; Dĩ thử diệt cố, bỉ diệt; Dĩ thử hữu cố, bỉ hữu; Dĩ thử vô cố, bỉ cố”[11] (Nếu cái này tồn tại thì cái kia hình thành,Cái này phát sinh thì cái kia phát sinh, Cái này không tồn tại thì cái kia không hình thành, Cái này diệt thì cái kia diệt). Trong vũ trụ mọi hiện tượng tâm lí và vật lí tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng móc xích. Chính sự tương quan chủ khách này và tương quan nhân quả của lý duyên khởi là mấu chốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật giáo. Đức Thế Tôn dạy “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” chứ không hề dạy “Nhất thiết nam giới giai hữu Phật tánh”. Từ những điều lý luận trên, chúng ta có thể khẳng định lý do hình thành của Bát Kỉnh Pháp đã tồn tại trong chu trình của lý duyên khởi mà nguời sử dụng nó một cách hiệu quả nhất chính là Đức Phật. Tóm lại, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong lý duyên khởi nghĩa là đã có trời thì có đất, có nước thì phải có lửa, có nam giới thì có nữ giới, có yêu nên mới có ghét, có chiến tranh nên mới có hoà bình, có Tăng chúng nên có Ni chúng, và có tu nên có thành.
4. Mục đích Phật chế Bát Kỉnh Pháp
Đức Phật luôn giảng giải rằng: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước luật nhân quả và chân lý giải thoát; Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong máu cùng đỏ và cho dù là nam hay nữ, giàu sang hay nghèo hèn, địa vị cao hay thấp… tất cả đều có khả năng tu tập và giải thoát giác ngộ trong giáo pháp của Như Lai.”[12] Thế nhưng Đức Thế Tôn không chấp thuận nữ giới xuất gia một cách vội vã ngay lúc đầu, đủ chứng minh rằng Ngài là một bậc Toàn Giác và Ngài vốn biết trước mọi việc, nhất là biết trước một tai hại về lâu về dài cho Phật giáo trong tương lai. Do đó, Bát Kỉnh Pháp được Ngài chế định cho bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề nói riêng và chư vị Tỳ kheo Ni nói chung không ngoài mục đích:
- Ngăn ngừa sự chấp ngã của Ni giới:
Trong xã hội đương thời Nữ giới có đủ căn cơ, trình độ, địa vị nhưng họ lại không được xã hội thừa nhận một quyền tự do nào. Khi được đức Thế Tôn đồng ý cho phép nữ giới xuất gia kèm theo điều kiện là Bát Kỉnh Pháp, vai trò của nữ giới lần đầu tiên trong lịch sử được chú ý và quan tâm. Nếu đặt câu hỏi tại sao khi nam giới xuất gia đức Thế Tôn không hề đưa ra một pháp chế nào nhưng tại sao nữ giới lại kèm theo tám pháp? Đức Thế Tôn là người rất bình đẳng đối với tất cả chúng sanh, Ngài buộc nữ giới chấp nhận tám điều kiện đó mới được trở thành Tỳ kheo Ni cũng là một điều công bằng. Đức Thế Tôn biết trước khi đồng ý cho họ gia nhập vào Tăng đoàn sẽ không có vị thượng thủ A La Hán nào dám góp ý với lệnh bà Ma Ha Ba Xà Ba, người lãnh đạo Ni giới. Còn đám công nương, mệnh phụ kia cứ nghĩ mình là cành vàng lá ngọc nên xem những vị Tỳ kheo thuộc những giai cấp thấp trong xã hội không ra gì. Bản chất người phụ nữ thường ích kỷ, nhỏ nhen, nói nhiều, thích trang điểm, sống hời hợt bên ngoài, cố chấp hay sĩ diện hảo rất khó từ bỏ. Cho nên có thể nói, Bát Kỉnh Pháp là cánh cửa mở để nữ giới bước vào giáo đoàn, là bờ đê để ngăn chặn những tệ nạn có thể phát sinh về sau.
- Bảo vệ Ni giới:
Thời đức Phật, người phụ nữ luôn bị xã hội coi rẻ và sống hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới. Vì đời sống xuất gia không nhà không cửa, phải chịu đựng sương gió nắng mưa, phải trì bình khất thực cơ cực, Ni giới rất cần sự quan tâm và giúp đỡ của hội chúng Tỳ kheo. Vì Ni giới ở riêng một nơi để tu tập, Ni giới rất cần hội chúng Tỳ kheo bảo vệ trước những kẻ có tà tâm, xấu ác. Vì xã hội đương thời vẫn chưa đồng nhất chấp nhận vai trò lãnh đạo của nữ giới, Chư Tỳ kheo là người cố vấn cho những sinh hoạt về mặt giao tế thuộc xã hội và tâm linh. Ngoài ra, Bát Kỉnh Pháp còn được xem như những giải pháp ngăn ngừa sự luyến ái giữa hai phái Tỳ kheo Ni và Tỳ kheo một cách dứt khoát và cần được thi hành tuyệt đối nghiêm chỉnh.
Mặc dù biết trước nữ giới xuất gia nhập vào Tăng đoàn, Chánh pháp sẽ giảm đi một nửa, Đức Phật vẫn cho phép hàng nữ giới xuất gia. Đối với Ngài, người giác ngộ giải thoát là quan trọng, lợi ích chúng sanh là tối thượng. Ngài là một bậc minh triết đầy trí tuệ, một bậc vĩ nhân duy nhất của loài người. Ngài không có những điểm sơ hở để những người trong xã hội đặt vấn đề được, kể cả vấn đề nhân quyền của nữ giới. Đức Thế Tôn là người đầu tiên và duy nhất cho phụ nữ quyền nhân bản thực sự. Ngài đã mở rộng cánh cửa thiên giới và cánh cửa niết bàn để cho nữ giới bước vào thật là đại phúc cho họ cũng như cho phụ nữ trong xã hội.
Từ một vị trí của nữ giới trong bối cảnh xã hội tại Ấn Độ thời đó rất thấp thỏi, và đời sống chư Ni chưa được nâng cao, nhờ Bát Kính Pháp mà chư Ni được sự giúp đỡ của chư Tăng về trú xứ, như khi xây dựng, hoặc tổ chức an cư, tự tứ, giáo giới, hướng dẫn tu học hoặc các lễ lạc khác. Nhờ vào Bát Kỉnh Pháp mà Ni giới đã có rất nhiều vị Tỳ kheo Ni chứng quả A-la-hán, trở thành bậc Thánh Ni xuất chúng và thành tựu trí tuệ vô lậu như các bậc Thánh Tỳ kheo, xứng đáng là phước điền cho chúng sanh nương tựa. Một đặc điểm cũng khá lý thú trong cách chọn từ của các dịch giả Phật giáo Trung Hoa: người nữ được xuất gia và trở thành Tỳ kheo Ni (Bhikkhunī) chứ không phải là Tỳ kheo nữ. Theo Luật Thiện Kiến dạy: “Ni là nữ, nếu gọi là ‘nữ’ sợ người thế gian xem thường không khởi lòng tin kính. Nay gọi “Ni”, cốt để người đời kính tin, tôn trọng lại còn biểu hiện sự xa lìa trần tục, tâm tu trì giới đức thường tu hạnh thanh tịnh nên gọi là “Ni”.[13]
III. KẾT LUẬN
Sự xuất hiện của Tỳ-kheo Ni trong Tăng đoàn của Đức Phật khẳng định hai chân lý. Thứ nhất, đó là tính bình đẳng trong giáo lý của Đức Phật, không có phân biệt giới tính trong nước mắt cùng mặn, trong máu cùng đỏ và cho dù là nam hay nữ tất cả đều có khả năng tu tập và giải thoát giác ngộ trong giáo pháp của Như Lai. Thứ hai, đó là quan điểm của Đức Phật về thế giới quan - cái này có thì cái kia có, cái này không thì cài kia không, cái này sinh thì cái kia sinh, cài này diệt thì cái kia diệt.
Bát Kỉnh Pháp là yếu tố quyết định sự hình thành giới thể thanh tịnh của chư Tỳ kheo Ni khi lãnh thọ giới pháp để trở thành một hành giả đi trên lộ trình giải thoát, giác ngộ giúp họ tinh tấn nỗ lực tu tập và thành tựu. Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo Ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo cũng như các trường phái tư tưởng được biết trước và ngay thời Đức Phật. Đây là một sự canh tân mới lạ phi thường vì nó chấp nhận cho hàng phụ nữ đặc quyền tiếp thụ một bản chất cao quý, một sức mạnh kiên cố vững chắc trong nền đạo lý, một khả năng thấm nhuần trí tuệ thâm sâu ngang hàng với nam giới. Và hơn 25 thế kỷ đã trôi qua, mặc dù nhiều hệ thống tôn giáo khác đã phát triển cực thịnh, nhưng vẫn chưa thấy có thêm một tôn giáo nào thành lập một giáo hội cho hàng nữ tu sĩ. Cho nên có thể nói rằng hàng phụ nữ vẫn chịu một món nợ trường cửu đối với Đức Phật vì Ngài đã nâng cao họ từ địa vị thấp kém và nhục nhã nhất trong xã hội lên hàng danh dự.
[1] Trùng với tháng Vesakha (Pali), hay Vaisàkha (Sanskrit). Tiếng Sinhale là Vesak; Phạm Kim Khánh (dịch), Đức Phật và Phật Pháp, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2006, tr. 21.
[2] Không giống như kỷ nguyên Thiên Chúa, Phật lịch khởi đầu ngày Đức Phật Nhập Đại Niết Bàn (viên tịch), vào năm 543 trước Dương lịch, chớ không phải ngày Bồ tát đản sanh; Sđd.
[3] Một thạch trụ do Vua Asoka (A Dục) dựng lên nơi đây vẫn còn; Trần Trúc Lâm, Những Hộ pháp vương của Phật Giáo trong lịch sử Ấn Độ, Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh, 2007, trang 75; Sđd.
[4] Địa điểm của Kapilavatthu được ghi nhận ra là Bhuila (Bhulya) trong quận Basti cách Bengal 3 cây số và nằm vào hướng Tây Bắc nhà ga xe lửa Babuan; Sđd.
[5] Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính một người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. (Thích Hạnh Bình, Những vấn đề cốt lõi trong kinh Tăng Chi, phần Đức Phật – bản điện tử)
[6] Phạm Kim Khánh (dịch), Đức Phật và Phật Pháp, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2006, tr. 257.
[7] Thích Hạnh Bình, Những Vấn Đề Cốt Lõi trong Kinh Tăng Chi, 144. Câu chuyện A Nanxin Phật cho người nữ xuất gia với điều kiện Tỷ kheo ni phải tuân hành bát kính pháp; http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-phat-codam/pcodam-09.htm
[8] Tâm Hạnh, Pháp thức và ý nghĩa Hành Trì Giới Luật, Nxb. Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh, 2007, tr. 393 - 394.
[9] Thích Hạnh Bình, Những vấn đề cốt lõi trong kinh Tạp A Hàm, số 296, Sự khác biệt giữa pháp nhân duyên và duyên sinh, bản điện tử.
[10] Sđd
[11] Thích Không Trú, Tài liệu giảng dạy Trường Trung Cấp Phật Học Lâm Đồng, 2005
[12] http://www.thuvienhoasen.org/batkinhphapdanhchotykheo.htm
[13] Thích Nữ Diệu Sơn (dịch), Luật Tứ Phần Tỳ Kheo Ni Giới Bổn Hội Nghĩa, tập I, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2003, tr. 19
-------------------------------------------------------------
Các bài liên quan
- Ngụy Khất sĩ
- CHẤP PHÁP
- XUÂN ĐẠO 24
- Ghi chú về ĐẠO HÒA HẢO
- Từ đâu có pháp Tổng hợp
- Pháp Tổng hợp Bắc ‒ Nam PG
- NGHI TÌNH
- Giác Châu sư đã tặng thơ 7 bài
- Xuân ĐẠO - 23
- kỳ 63 TRUNG GIANG
- Trung Giang Ký Sự kỳ 62
- 61 - Trunggiang
- 60 - TrunggiangKs.
- 59 Trunggiang
- 58 - Trung-giang-ks.
- 57 - Trunggiang KS.
- 56 - Trunggiang
- 55 - Trunggiang
- TRUNG GIANG - 54
- Trung Giang Ký Sự kỳ 53
- 52 - TRUNG GIANG KS.
- Trung Giang kỳ 51
- TÂN XUÂN TỰ CẢM
- Khi ta không có gì
- MỘNG
- cúng Trai TĂNG
- Trung Giang KS. 50
- NHƯ THỊ - TRỰC CHỈ - VÔ MINH
- VÔ NGÃ CHƯA PHẢI LÀ THIỀN
- bóng ĐÁ
- cẢm niỆm
- Xuân Đạo 22
- đồng tiền Khôn
- lòng TỪ BI
- Bệnh
- Trung Quốc không có triết gia
- XUÂN đạo 21
- mAi
- Bài kệ của đại sư THÁI HƯ
- Bây giờ
- Trung Giang kỳ 49
- TRUNG GIANG - 48
- LÝ CON BÒ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 47
- TGKS số 46
- 45 Trung Giang
- Xuân đạo 20
- Ta là cát bụi
- Trung Giang 44
- XUÂN ĐẠO 19
- Kỳ 43 – Trung Giang Ký Sự
- Trái tim của Mẹ
- Trung Giang – kỳ 42
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 41
- THIỀN KHÁCH nhắn tin
- Nước mắt chảy xuôi
- Xuất GIA
- TRUNG GIANG 40
- Trung Giang Ký Sự kỳ 39
- KS. 35 - Trung Giang
- Ký sự 36 Trung Giang
- Trung Giang 37
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 38
- Trung Giang KS.34
- Ký sự kỳ 33 Trung Giang
- Trung Giang kỳ 32
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 30
- Chỉ can là Hiếu
- Thuốc sâu
- NON NƯỚC LINH THIÊNG
- Ngày xưa tìm đến chốn Cửa Không
- Ánh Nắng Tinh Khôi
- phẬt niỆm
- Chúng sanh VÔ NGÃ
- Âm dương đồng nhất lý
- Bà Hạnh Lộc
- DƯỚI MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
- Cảm niệm Bồ-đề Đạo tràng 2014
- THọ DụNG CHâN THậT
- thẦn thÔng
- Giấc mơ qua
- Tùy bút VU-LAN 2014
- Sự khắc nghiệt của tư tưởng tự do
- cái Nghiệp
- Gió trăng một sớm
- Vũ Trụ Đang Quay Nhanh
- TỊNH XÁ LƯU ĐỘNG
- Chùm thơ của sư MS. gởi tặng khách tri âm
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 29
- Bánh xe lăn nhanh hơn
- Ly trần
- NGƯỜI TỰ CHỦ
- Kỷ niệm một bài thơ
- VIỄN CẢNH
- Thích Hòa Bình pháp ngữ
- Nguyện Cầu
- Một bài thơ của HT. Thiền Tâm
- Nguồn thiêng Khất Sĩ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 31
- Trung Giang 28
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 27
- Ký sự 26 Trung Giang
- Vè Kiết Hạ 2012
- TRUNG GIANG 25
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 24
- Ký sự 22 Trung Giang
- kỳ 23 TRUNG GIANG
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 21
- Chánh niệm
- Tình Yêu đại thể
- Trung Giang – kỳ 20
- 19 Trung Giang
- Trung Giang ký sự 18
- Chùm thơ của Lãn Nhân
- Đốc-tơ ONG
- MỘT CÂY SẬY CÓ TƯ TƯỞNG
- Kỳ 17 - TRUNG GIANG KÝ SỰ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 16
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 15
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 14
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 13
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 12
- TRUNG GIANG KÝ SỰ 11
- Trung Giang kỳ 10
- Ký sự TRUNG GIANG - 09
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – KỲ 08
- Giáp Ngọ - Nhâm Thìn 58 năm
- TRUNG GIANG Ký Sự - kỳ 07
- Ký sự TRUNG GIANG - kỳ 06
- Trung Giang Ký Sự - kỳ 05
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - Kỳ 04
- Thơ Chúc Xuân Nhâm Thìn
- Sắc Ti-gôn
- Gỡ rối tơ lòng
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 3
- HÃY ĐỂ CHUYỆN ĐÓ XẢY RA
- NGỌC THIỀN CA
- Kẻ trộm
- Vạn Hạnh Truyền Đăng Ca
- CẠO TÓC
- Nhớ thương về...
- LỜI PHẬT DẠY
- Về Nguồn (thơ TQH)
- Xuân Thiền - TRẦN QUÊ HƯƠNG
- Nhớ TRÂU
- Tặng Phẩm Dâng Đời
- Cảm niệm trước CÂY BỒ-ĐỀ LỊCH SỬ
- Bình giảng bài "CÁC VỊ LA-HÁN ..."
- CÁC VỊ LA-HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
- Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi!
- NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐIỆP VÀ LAN
- Lên Núi Thiền Định
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 2
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 1