CHÁNH PHÁP LÀ THUỐC THẦN DIỆU CHỮA DỨT MỌI TÂM BỆNH CỦA CHÚNG SANH!

Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / LỜI PHẬT DẠY

, Thứ Hai 2011-09-24

 

A. MỞ ĐỀ

 

        - Học Phật là một việc rất quan trọng cho người tu hành. Chỉ có những ai phát tâm học Phật và muốn tu tập theo con đường giác ngộ của Phật mới chú tâm nghe pháp học kinh.

 

          - Nhưng chúng ta biết rằng hành nghiệp mà chúng sanh gây tạo thật vô lượng vô biên nên chúng cản ngăn hành giả trên con đường học tập và tu hành.

 

           - Nhưng phần lớn hành nghiệp đó đều do nguyện nhân sâu xa của 4 điều phiền não lớn là tham lam, sân hận, si mê và ái dục. Chính bốn điều này làm chúng sanh tạo tác ác nghiệp để rồi trôi lăn trong luân hồi sanh tử, chịu nhiều đau khổ. Và khi tái sanh làm người, chúng vẫn đeo đẳng mãi không rời chúng sanh.

 

         - Bằng một tuệ giác siêu việt, Đức Phật biết rõ từng hành nghiệp thiện ác của chúng sanh và biết nguyên nhân sâu xa của những hành nghiệp đó, nên trong kinh Pháp Cú, Phật ngôn 251, Ngài dạy rằng:

Natthi ràgasoma aggi

Natthi dosasamo gaho

Natthi mohasamam jàlam

Natthi tanhasamà nadì[1]

                                                Dhammapada 251.

 

 

B. THÂN ĐỀ

 

          I. CÂU CHUYỆN[2]:

 

          Có 5 vị thiện nam nọ đến gặp Phật xin nghe pháp. Khi Phật thuyết pháp thì có một người lăn ra ngủ, một người cào đất chơi, một người run cây, một người chăm chú nhìn lên trời và chỉ có một người chú tâm lắng nghe.

          Đại đức A Nanda đứng hầu quạt cho Phật quan sát cử chỉ của 5 người. Sau thời pháp bèn bạch hỏi Đức Phật:

          - Bạch Thế Tôn! Tại sao Ngài là đấng Toàn Giác mà trong thời pháp này chỉ có một người nghe còn bốn người làm việc riêng?

          Phật đáp:

          - Người ngủ là vì 500 kiếp làm từng thọ sanh kiếp rắn nay mới tái sanh làm người. Liên tục trong nhiều kiếp nó để đầu lên bụng mà say ngủ nên kiếp này hành nghiệp vẫn còn.

          - Người cào đất là vì từng thọ sanh 500 kiếp làm giun sống và ăn đất. Liên tục quen với việc sống trong đất và ăn đất nên khi tái sanh làm người vẫn mang theo thói quen cũ. Nhưng vì không thể ăn đất được nên liên tục lấy tay cào đất.

          - Người run cây vì 500 kiếp làm khỉ. Cuộc sống trên cây suốt ngày chuyền cành trong nhiều kiếp đã huân tập thành thói quen. Nay sinh làm người vẫn mang theo hành nghiệp cũ là run cây.

          - Người nhìn lên bầu trời trời chăm chú là vì 500 kiếp trước làm thấy bói, coi đoán sao hạn. Cho nên, khi tái sinh làm người vẫn mang theo thói quen luôn nhìn lên bầu trời.

          Đại đức A Nanda lại bạch:

          - Bạch Thế Tôn! Giáo pháp của Ngài thậm thâm vi diệu, đi vào lòng người mà tại sao những người đó không nghe được?

          Đức Phật day:

          - Những chúng sanh này vô số kiếp không được nghe pháp và trong những số kiếp đó nghe những tiếng loài vật, quen với việc hơn thua, giành giật, quen tham sân si nên kiếp này gặp Phật vẫn không nghe pháp được. Như cái vá dù nằm trong nồi canh nhưng vẫn không bao giờ nếm được vị ngon của canh. Họ không thể nghe pháp vì bị tham lam, sân hận, si mê và ái dục ngăn che.

          Rồi Đức Phật đọc bài kệ Pháp Cú này.

                             Lửa tham ghê lắm ai ơi

                   Hận sân cũng vậy đốt người đốt ta

                             Lưới nào bằng lưới si ma

                   Sông nào sánh được ái hà dòng sâu.

                                      Minh Đức Triều Tâm Ảnh- Huyền Không Sơn Thượng (dich tho)

 

 

          II. ĐỊNH NGHĨA:

 

1.     Lửa tham.

            Tham Pali là Ràga nghĩa là tâm hút cảnh. Khi đối trước những thứ mà mình yêu thích, thèm muốn, khởi tâm đắm trước ô nhiễm dẫn đến khổ não[3].

          Duyên theo cảnh 5 dục mà sinh ra tham muốn trói buộc tâm mình.

                      Bể ái hà là dây oan nghiệt

                     Danh lợi tình càng xiết càng đau.

 

2.     Chấp sân.

           Sân Pali là Dosa nghĩa là tâm phá cảnh. Khi đối trước cảnh làm trái ý mình mà nổi giận, óan ghét khiến tâm bực bội không yên thì gọi là sân. Nếu tham nổi lên từ cảnh đáng yêu thì sân nổi lên từ cảnh đáng ghét.

           Luận Đại Trí Độ: tai hại do sân gây nên là sâu nặng nhất trong 3 độc, trong 98 phiền não sân là bền chặt nhất. Còn trong các chứng bệnh tâm thì sân khó trị nhất.

          Sân làm chướng ngại đường tu và làm cho con người đau khổ trong xã hội.

 

3.     Lưới si.

            Si Pali là Moha  nghĩa là tác dụng tinh thần của sự ngu muội vô tri, khổngõ sự lý. Si còn gọi là tà kiến tức là thấy biết sai lầm và chấp chặt những điều sai lầm đó.

 

4.     Sông ái.

            Ái Pali là Tanha nghĩa là tham luyến chấp trước tất cả sự vật. Ái có thể sinh ra vui và cũng có thể sinh ra khổ. Cho nên, càng yêu thương càng sâu thì oán ghét có thể càng lớn. Ái gần với ái biệt ly khổ. Cuộc đời là vô thường, không thể nắm giữa một cái gì cho ta cả nên cái ta yêu thương rồi cũng sẽ mất đi. Như vậy, yêu thương nhiều sẽ đau khổ nhiều.

Ái dục sinh ra lo

      Ái dục sinh ra sợ

      Người không còn ái dục

Không còn lo âu và sợ hãi.

 

          Bốn điều này luôn có mặt trong mỗi chúng sanh. Như vậy, tâm chúng ta cũng như một ly nước. Khi ly nước có chanh gọi là nước chanh. Khi ly nước có cam thì gọi là nước cam. Cũng vậy, khi tâm có tham thì gọi là tâm tham. Khi tâm có sân thì gọi là tâm sân. Khi tâm có si thì gọi là tâm si. Khi tâm có ái thì gọi là tâm ái. Nếu chúng ta vào nghe pháp mang đầy nhưng điều này trong tâm thì không thể nghe kinh học pháp được.

 

 

 

III. PHÁP TU:

 

1.     Bố thí trừ tham lam.

           Tham là tâm hút cảnh cho nên dồn chứa vào mình mọi của cải, tài sản, danh vọng. Nhưng lòng tham của chúng sanh vô đáy nên bị đau khổ. Hiểu tâm tham chúng ta phải buông bỏ đi lòng ích kỷe hẹp hòi. Đừng vì thụ hưởng bản thân là ôm ấp những tài sản đó. Tài sản rồi cũng mất đi mà nghiệp tham lại đeo đuổi và xô đẩy ta vào ác nghiệp để rồi phải chịu luân hồi sinh tử. Hãy mở lòng bố thí, giúp đỡ nhưng ai có hoàn cảnh khốn khổ và tập hạnh bố thí thật rộng lớn để đoạn trừ tâm tham.

 

2.     Nhẫn nhục trừ sân hận.

          Sân là tâm làm cho chúng sanh đau khổ nhất. Đau khổ cho bản thân vì sự bức bách cùng cực và đau khổ cho người khi chúng ta suy nghĩ, nói năng và hành động với tâm sân. Phải thấu hiểu và buông bỏ đi sự giận hờn thù oán bằng hạnh nhẫn nhục.

            Kinh Trung Bộ Đức Phật dạy rằng:

Người tướng mạo xinh đẹp

Do không hận không sân

Người tướng mạo xấu xí

Do mang nhiều phẫn nộ[4].

 

3.     Trí tuệ thắng si mê.

            Học Phật, nghe pháp có trí tuệ. Mỗi khi nghe pháp sẽ tạo duyên để chúng ta thấu hiểu và thuộc một câu kinh, một lời Phật dạy. Từ đó bản thân sẽ có hiểu biết và hành theo lời Phật dạy. Như vậy, dần dần sẽ phát sinh trí tuệ phá trừ vô minh si mê đen tối.

 

4.     Trì giới thắng ái dục.

          Người có lòng ái tuôn chảy như dòng sông. Thụ hưởng đã trở thành bản chất không thể mất của chúng sanh. Do 5 dục cuốn lôi làm con người rất khó kiềm chế bản thân. Phải tu giới. Dùng giới luyện tâm mà chiến thắng ái dục.

 

 

 

C. KẾT ĐỀ

 

         1. Tham sân si là lửa, đang tham sân si là tự mang lửa đốt mình và đốt người khác. Gần lửa rất nóng cũng vậy gần người mang lửa. Phải biết tha thứ cho hạnh nghiệp của mọi người.

                   Máu từ chối không chảy về tim nữa

                   Thì xin người tha thứ lỗi lầm nhau

                   Sống bao lâu mà hận thù oan trái mãi

                   Dù cát bồi sông lở cũng qua mau.

                                      Minh Đức Triều Tâm Ảnh.

 

          2. Trong hội chúng có nhiều người, mỗi người có duyên nghiệp khác nhau, có nguồn gốc tái sanh khác nhau. Cho nên đừng bắt buộc người ta phải giống mình. Hạnh nghiệp khác nhau nên tần số tâm hồn cúng khác nhau, khong bắt sóng được.

 

          3. Nếu gặp trường hợp tương tự câu chuyện trong đọan kinh, chúng ta phải thấu hiểu, chia sẻ chứ đừng sân hận, khó chịu, mắng chửi hay la hét. Thái độ của Đức Phật an nhiên tự tại khi người không nghe pháp, chúng ta cũng học theo hạnh của Ngài.

 

 

 

Wriiter: ayoungmonk.

 


[1]   TT. Bửu Chánh viết văn bản Pali.

[2]    Viên Minh- Chú giải kinh Pháp Cú.

[3]    Quảng Độ dịch, Phật Quang đại từ điển

[4]    Trí Hải diễn thơ.

Các bài liên quan