Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / Bình giảng bài "CÁC VỊ LA-HÁN ..."
Bình giảng:
CÁC VỊ LA-HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
Hành Vân
Hôm qua, hôm nay và mai sau luôn lẫn lộn trong tâm thức của chúng ta. Mà trong bài thơ Các Vị La-hán Chùa Tây Phương của Huy Cận có “các vị La-hán” là hôm qua, “chùa Tây Phương” là hôm nay, khi Huy Cận ghé thăm chùa, và niềm tin của Huy Cận về cuộc sống mới là mai sau, một sự hướng về. Như thế, Huy Cận đã sáng tác một bài thơ với những hình tượng như cũ như mới, trộn lẫn hôm qua, hôm nay và mai sau. Bài thơ đó khiến chúng ta tự nhìn lại văn hóa, lịch sử và xã hội hiện tại của chính mình.
Nhà thơ Huy Cận (1919 - 2005)
Bài thơ Các Vị La-hán Chùa Tây Phương ra đời vào năm 1960, trong bối cảnh miền Bắc Việt Nam tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương lớn cho miền Nam đánh Mỹ. Bài thơ khắc họa những pho tượng La-hán ở chùa Tây Phương, qua đó thể hiện những suy tư của tác giả về con người: cha ông Việt Nam thời phong kiến. Từ đó, tác giả nêu lên niềm tin của mình vào một thời đại mới.
Hình tượng La-hán trong bài thơ rất mới lạ. “Khi đọc bài thơ Các Vị La-hán Chùa Tây Phương của Huy Cận, một nhà nghiên cứu văn học cho rằng: nhà thơ vẽ ra những hình vẽ bên ngoài chủ yếu là để thể hiện nội tâm của những vị A-la-hán, mà cũng chính là nội tâm đau đớn, quằn quại, vật vã, đầy đau khổ, của những con người nơi trần thế…”[1]. Chúng ta sẽ xem xét lại quan điểm, nhận định trên của nhà nghiên cứu văn học đó. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ phân tích bài thơ Các Vị La-hán Chùa Tây Phương để làm sáng tỏ những ý tứ của nhà thơ Huy Cận.
Các vị La-hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là xứ Phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương?
Lời thơ mở đầu toàn bài nghe thật êm ái, gợi ngay những nỗi niềm băn khoăn của tác giả. Giọng thơ êm ái vì những âm điệu hài hòa, gieo vận chuẩn: “phương”, “vương”, “thương”, và cũng do thể thơ bảy chữ vốn rất quen thuộc với người Việt Nam. Niềm vấn vương của tác giả được hai câu thơ cuối tô đậm, diễn thành một câu hỏi rõ ràng, để lưu xuất toàn bộ ý thơ. Đến đây, tác giả khắc họa ba pho tượng La-hán, sau đó miêu tả toàn thể nhóm tượng, rồi đưa ra nhận định và kết thúc bài thơ với những ý tưởng về một thời đại mới.
Chùa Tây Phương là một ngôi chùa cổ nổi tiếng ở huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây[2]. Chùa khánh thành năm 1792, trong bối cảnh Việt Nam ở thế kỷ XVIII, đất nước đang bị loạn lạc do hai họ Trịnh, Nguyễn phân tranh, khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, vua Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà… tức là trong thời kỳ mà xã hội Việt Nam rất rối ren. Trong chùa Tây Phương có mười tám pho tượng La-hán nổi tiếng, rất đặc sắc. Người thợ xưa dùng đôi tay tài hoa và tâm hồn thành kính của mình để tạc nên các pho tượng. Còn Huy Cận ngày nay đã khéo léo đưa các pho tượng ấy lên thơ ca, với nghệ thuật “điêu khắc bằng lời”. Nhưng Huy Cận không mang sự thành kính của những người thợ xưa và Huy Cận đã muốn hiện thực hóa những gì thiêng liêng nhất của nền văn hóa Việt Nam, theo ý Huy Cận.
Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.
Pho tượng đầu tiên được miêu tả với chân dung gầy guộc, trơ xương. Bởi vị La-hán này gầy nên có “vòm mắt sâu”, sao Huy Cận lại đảo ngữ thành “sâu vòm mắt” để liên tưởng thành “Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt”? Còn “Tự bấy ngồi y cho đến nay” là Huy Cận có ý gì, trong khi mọi pho tượng gỗ đều cứ giữ hoài một tư thế, đều ở mãi chỗ nó được đặt vào mà thôi?…
Pho tượng đầu tiên được giới phê bình văn học đánh giá là có thế giới nội tâm đau khổ vì (nhân vật mang hình tượng ấy) chỉ mãi suy tư về nỗi khổ của nhân loại. Sự đánh giá này bị gượng ép, do chủ yếu là dựa vào câu thơ thứ ba. Một người ốm thì đâu có gì lạ. Mà một vị tu hành khổ hạnh đến nỗi ốm gầy teo như thế thì càng cho thấy ý chí cao cả của người ấy, chứ đâu thể đánh giá là người ấy thụ động hay yếm thế. Sang pho tượng thứ hai, Huy Cận khắc họa:
Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.
Có hàng lọat động từ mạnh như: giương, nhíu, nổi sóng, vặn, sôi. Lại có các tính từ chỉ trạng thái: héo, chua chát. Pho tượng này có trạng thái chuyển động mạnh mẽ, trái với pho tượng thứ nhất có vẻ tĩnh. Tượng này cũng mô tả hình dáng một vị tu khổ hạnh. Qua ngòi bút của Huy Cận, pho tượng này sinh động hẳn lên. Huy Cận đã thổi vào tượng một số tính chất, mà đến cuối bài thơ chính ông đã nói như thế này về quần thể tượng: “Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại”. Thế thì, sự mâu thuẫn do tâm hồn nhạy cảm của Huy Cận thật hơi khó hiểu. Ta phải nắm bắt thế nào các ý tưởng của Huy Cận đây? Rõ ràng là Huy Cận muốn nói rằng: ông La-hán này yếm thế, bế tắc trước cuộc sống, vì thế ông ta “Môi cong chua chát, tâm hồn héo” và bàn tay nắm chặt lại, thật mệt mỏi… Các nhà nghiên cứu văn học cũng khẳng định như thế. Lẽ nào mọi người đều cho rằng các Thánh nhân của Phật giáo lại tầm thường đến thế sao? La-hán là một con người, quan niệm này rất đúng. Nhưng cho rằng La-hán là một người như mình thì quả thật vô cùng sai lầm. Mình có thể từ bỏ mọi ràng buộc vật chất và tình cảm… được không? Nhưng các vị La-hán thì làm được đấy! Với tinh thần “xả thân cầu đạo, xả phú cầu bần”, các ngài đâu cần dung dưỡng một thân thể tươi đẹp, thanh lịch, sung sức... Không màng đến ngoại hình, các Thánh nhân ấy chỉ an trú trong đạo đức cao thượng, siêu phàm. Chúng ta không hiểu đúng như sự thật thì chớ, sao chúng ta lại phải uốn nắn sự thật cho vừa với tư tưởng của mình? Không chừng chúng ta lại đang xúc phạm chính “cha ông thời quá khứ” của mình đó! Sau đây là vị La-hán thứ ba:
Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn...
Đây là một pho tượng ngồi bó gối. Có vài hạng người ngồi bó gối: người ngồi chơi vô tư như con trẻ, người buồn phiền sợ hãi, người hay thích ngồi kiểu đó… Khi Huy Cận ví một vị Thánh nhân như một chiếc thai non, do dáng ngồi đặc biệt của ông ta, thì cũng chưa phải là Huy Cận chê Thánh nhân ấy tuy cách nói đó có phần không hay. Nhưng, chính chữ “nhưng” trong câu thơ thứ ba làm ta hiểu ngược lại. Mẫu câu có hai vế, vế sau nối với vế trước bằng chữ “nhưng” thì hai vế ấy trái nghĩa nhau. Huy Cận muốn nói về pho tượng thứ ba: ông La-hán này nhỏ bé, nhưng có đôi tài rộng dài và cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn. Làm sao Huy Cận biết được điều đó? Trong thập bát La-hán của nhà Phật không có vị nào có sở hành này. Nếu như một vị Thánh thích chia xẻ mọi điều với nhân loại thì đâu riêng gì chuyện buồn. Mà “nghe đủ chuyện buồn” là ám chỉ một ý không tốt, bởi từ “đủ”. Ví dụ khi nói: “mi ăn đủ thứ” là chê đó thôi…
Như thế, qua ba khổ thơ, nhà thơ đã khắc họa ba pho tượng La-hán điển hình mà nhà thơ đã thấy ở chùa Tây Phương. Về văn chương, thơ phú, lối nói… thì Huy Cận diễn tả nhuần nhuyễn, đọc lên nghe hay. Nhưng về nội dung hiện thực thì Huy Cận đã dùng một cặp kính có tên là “chủ nghĩa hiện thực” để nhìn nhận về một quần thể Thánh tượng tôn giáo theo kiểu của mình. Thánh La-hán là những bậc tu hành đắc đạo trong nhà Phật, ngay thời nay cũng có. Họ không phải là thần tiên nào ở trên trời rớt xuống. Mười tám đức La-hán này là những bậc Thánh đã thừa lệnh Phật trụ thế hộ Pháp, không vội nhập Niết-bàn, vậy họ yếm thế chỗ nào? Và văn hóa Phật giáo đã là văn hóa Việt Nam trong quá khứ, ngay hiện tại cũng đâu thể phân chia. Phủ nhận văn hóa Phật giáo là phủ nhận văn hóa Việt Nam, là khinh thường bao đời cha ông của mình vậy.
Quần thể Thánh tượng chư tôn đức A-la-hán thừa lệnh Phật trụ thế hộ Pháp
Sang khổ thơ thứ sáu và thứ bảy, Huy Cận tả chung về quần thể tượng:“Mỗi người một vẻ, mặt con người”. Câu này hơi khó hiểu. Ý Huy Cận phải chăng là: “Mỗi tượng một vẻ, mặt con người”?
Sự khắc họa đậm nét của Huy Cận về quần thể tượng với những từ ngữ nhấn mạnh như: “cuồn cuộn đau thương”, “trăm vật vã”, “không khóc cũng đổ mồ hôi”, “mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau”… đều cho ta cảm nhận là nhà thơ đang bộc lộ những nhận thức chủ quan của mình. Có phải ngài đang chủ động “để tâm hồn treo ngược trên cành cây” không? Huy Cận có ý tốt khi muốn ca ngợi thời đại mới dân chủ, tự do, không tăm tối… nhưng nhà thơ đã không khéo lắm. Cuộc sống rất đa dạng, không có gì là toàn ác, cũng không có gì là toàn thiện, và tư cách Thánh nhân không phải là một trò đùa để cho ta bàn luận linh tinh…
Câu thơ “Quay theo tám hướng hỏi trời sâu” có ý vị kém, tuy hơi lạ tai. Trong bài Tràng Giang, Huy Cận cũng đã từng nói đến trời sâu: “Nắng xuống trời lên sâu chót vót”… Quả thật là nhà thơ đang bị treo ngược rồi.
Đối với “Một câu hỏi lớn. Không lời đáp” của Huy Cận, mọi người đều cho là câu: “Trời ơi, sao khổ thế?”. Trong lịch sử Phật giáo, Thái tử Sĩ-đạt-ta đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên, câu hỏi muôn thuở của nhân sinh, nên ngài mới thành Phật và khai sáng ra đạo Phật. Hàng đệ tử của đức Phật cũng đều biết lời đáp. Còn Huy Cận thì, tự nhà thơ đã nói rõ rồi…
Còn câu thơ “Cho đến bây giờ mặt vẫn chau” là đã nói đến thời điểm nào, khi cuối bài thơ Huy Cận lại nói rằng “Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại”? Thật sự chúng ta khó mà hiểu được ý tứ của Huy Cận, nếu như không được gợi ý đầy đủ.
Khổ thơ thứ tám thể hiện ý chuyển tiếp khéo léo của Huy Cận bằng một câu hỏi:
Có thật trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quằn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng nhân?
Như rắn lột da để lớn lên, như người phải chịu đau khi cắt khối u để được lành mạnh… mà như vậy thì đó là lẽ thường, đâu cần hỏi “có thật”. Chư La-hán đều đã cởi áo trầm luân xong rồi, nên các ngài không cần “tìm” nữa. Các bậc ấy đều đã giải thoát sanh tử, đều đã qua khỏi những lẽ phàm tình, qua khỏi những con sông vui thích của giác quan và đã đến được cảnh giới không thay đổi. Tuy chưa bằng chư Phật và chư đại Bồ-tát về công đức, nhưng các bậc A-la-hán cũng đã là hàng Đạo sư của nhân loại rồi.
Liên tiếp các khổ thơ sau, Huy Cận đưa ra nhận định rằng: quần thể tượng La-hán ở chùa Tây Phương chính là cha ông người Việt Nam ở thế kỷ XVIII, thời kỳ xã hội Việt Nam rối ren, mọi người đều phải chịu nhiều đau khổ. Do đó, “Các vị La-hán chùa Tây Phương” (câu thơ được lập lại hai lần ở đầu bài và ở khổ mười bốn, đồng thời cũng là tên bài thơ), chính là “Cha ông yêu mến thời xưa cũ” của Huy Cận. Huy Cận hoàn toàn không cần biết La-hán là Thánh, là Phật gì cả. Đối với Huy Cận, La-hán đơn giản chỉ là tên của những pho tượng mà thôi. Mà ta không rõ là theo Huy Cận thì thông thường hạng người nào sẽ được nhân loại tạc tượng để tưởng nhớ, để sùng bái?
Thế thì, tại sao mọi người khi đọc bài thơ này cứ một mực cho rằng La-hán là thế nọ thế kia. Vậy là mọi người sai chứ Huy Cận không sai. Huy Cận không sai, Huy Cận chỉ đem những hình ảnh thiêng liêng của văn hóa Phật giáo nói chung, của văn hóa Việt Nam nói riêng ra để làm ẩn dụ cho vài ý tưởng của mình thôi. Huy Cận đã làm cho bao nhiêu người hiểu lầm, đưa đến nhận định: “Nhà thơ vẽ ra những hình vẽ bên ngoài chủ yếu là để thể hiện nội tâm của những vị A-la-hán…” (đầy đau khổ?...)
Tóm lại, bài thơ Các Vị La-hán Chùa Tây Phương của Huy Cận sáng tác theo thể thơ mới và có phong thái của thơ thất ngôn trường thiên. Bài thơ này rất lưu loát, uyển chuyển về âm điệu, ngôn từ. Nhưng tứ thơ lại không sâu sắc và bị mâu thuẫn giữa thực tế (các Thánh La-hán, quần thể Thánh tượng tôn giáo) với quan điểm, nhận thức của tác giả (cha ông Việt Nam thế kỷ XVIII). Tác giả đã mượn những hình ảnh rất thiêng liêng để diễn tả những ý tưởng nhỏ. Mọi người đều ngạc nhiên khi thấy hình tượng các La-hán được một nhà thơ mới đưa lên thơ ca Việt Nam thế kỷ XX. Và rồi mọi người đều ngộ nhận… Thế mới hay, khi dùng những hình tượng lớn để ẩn dụ cho những cái không tương xứng thì sẽ bị lủng củng như thế nào.
Văn học vốn là tấm gương phản ánh mọi sự kiện của thời đại, mà nhà văn là những vị thư ký trung thực ghi chép lại các sự kiện ấy. Huy Cận sáng tác bài thơ này vào thời đại mới của Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Trong thời kỳ đó mọi người đều hăng hái chiến đấu, phục vụ cho tổ quốc. Nếu như Huy Cận muốn dùng những hình ảnh xưa cũ để nói về những cái mới thì Huy Cận nên tìm hiểu rõ ràng. Văn hóa Việt Nam với bề dày 4000 năm sẽ có rất nhiều điều để chúng ta khai thác…
Thơ là tiếng nói của tâm hồn, nhưng đâu thể suy diễn, cảm nhận linh tinh được. Ví như một hôm nào đó ta đến nhà bạn chơi, chợt ta chỉ tay lên hình cụ ông, cụ bà trên bàn thờ nhà bạn mà ví von này nọ… thì chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ? Phải chi Huy Cận chỉ khắc họa hình ảnh các pho tượng La-hán chùa Tây Phương thôi, đừng cài những ý riêng của mình vào, thì bài thơ còn có giá trị. Rồi từ nhận thức về các phẩm chất Thánh nhân được khắc họa trung thực qua lời thơ, chắc chắn đọc giả sẽ có được những sức mạnh tâm linh nào đó để đóng góp cho thời đại mới…
(Tp. HCM, 11/2004)
[1] Đây là một đề làm văn lớp 12 bổ túc tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên quận Phú Nhuận, Tp.HCM, năm 2004. Nguyên văn đề bài đó là trích đoạn trên và thêm câu hỏi sau: “Anh, chị có cùng suy nghĩ đó không? Hãy phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến của mình.”.
[2] Nay thuộc huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
--------------------------------------------------
Chùa La-hán - xóm Cầu Đen - Tp. Sóc Trăng, một danh lam cổ tích ở xứ này.
Cá La-hán có đầu gù, thân có nhiều màu.
Quả La-hán vị ngọt, tính mát, lợi phế và tỳ...
Giày La-hán, Áo La-hán, những vật dụng thường trong giới Phật giáo Việt Nam
Biểu diễn La-hán quyền, môn quyền thuật do Tổ sư Đạt-ma sáng chế...
-----------------------------------------------------------------------------
Các bài liên quan
- VỘI
- Cuối đời trưởng lão Giác Chánh
- Ko biết
- hạnh Khất sĩ
- Ngụy Khất sĩ
- CHẤP PHÁP
- XUÂN ĐẠO 24
- Ghi chú về ĐẠO HÒA HẢO
- Từ đâu có pháp Tổng hợp
- Pháp Tổng hợp Bắc ‒ Nam PG
- NGHI TÌNH
- Giác Châu sư đã tặng thơ 7 bài
- Xuân ĐẠO - 23
- kỳ 63 TRUNG GIANG
- Trung Giang Ký Sự kỳ 62
- 61 - Trunggiang
- 60 - TrunggiangKs.
- 59 Trunggiang
- 58 - Trung-giang-ks.
- 57 - Trunggiang KS.
- 56 - Trunggiang
- 55 - Trunggiang
- TRUNG GIANG - 54
- Trung Giang Ký Sự kỳ 53
- 52 - TRUNG GIANG KS.
- Trung Giang kỳ 51
- TÂN XUÂN TỰ CẢM
- Khi ta không có gì
- MỘNG
- cúng Trai TĂNG
- Trung Giang KS. 50
- NHƯ THỊ - TRỰC CHỈ - VÔ MINH
- VÔ NGÃ CHƯA PHẢI LÀ THIỀN
- bóng ĐÁ
- cẢm niỆm
- Xuân Đạo 22
- đồng tiền Khôn
- lòng TỪ BI
- Bệnh
- Trung Quốc không có triết gia
- XUÂN đạo 21
- mAi
- Bài kệ của đại sư THÁI HƯ
- Bây giờ
- Trung Giang kỳ 49
- TRUNG GIANG - 48
- LÝ CON BÒ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 47
- TGKS số 46
- 45 Trung Giang
- Xuân đạo 20
- Ta là cát bụi
- Trung Giang 44
- XUÂN ĐẠO 19
- Kỳ 43 – Trung Giang Ký Sự
- Trái tim của Mẹ
- Trung Giang – kỳ 42
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 41
- THIỀN KHÁCH nhắn tin
- Nước mắt chảy xuôi
- Xuất GIA
- TRUNG GIANG 40
- Trung Giang Ký Sự kỳ 39
- KS. 35 - Trung Giang
- Ký sự 36 Trung Giang
- Trung Giang 37
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 38
- Trung Giang KS.34
- Ký sự kỳ 33 Trung Giang
- Trung Giang kỳ 32
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 30
- Chỉ can là Hiếu
- Thuốc sâu
- NON NƯỚC LINH THIÊNG
- Ngày xưa tìm đến chốn Cửa Không
- Ánh Nắng Tinh Khôi
- phẬt niỆm
- Chúng sanh VÔ NGÃ
- Âm dương đồng nhất lý
- Bà Hạnh Lộc
- DƯỚI MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
- Cảm niệm Bồ-đề Đạo tràng 2014
- THọ DụNG CHâN THậT
- thẦn thÔng
- Giấc mơ qua
- Tùy bút VU-LAN 2014
- Sự khắc nghiệt của tư tưởng tự do
- cái Nghiệp
- Gió trăng một sớm
- Vũ Trụ Đang Quay Nhanh
- TỊNH XÁ LƯU ĐỘNG
- Chùm thơ của sư MS. gởi tặng khách tri âm
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 29
- Bánh xe lăn nhanh hơn
- Ly trần
- NGƯỜI TỰ CHỦ
- Kỷ niệm một bài thơ
- VIỄN CẢNH
- Thích Hòa Bình pháp ngữ
- Nguyện Cầu
- Một bài thơ của HT. Thiền Tâm
- Nguồn thiêng Khất Sĩ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 31
- Trung Giang 28
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 27
- Ký sự 26 Trung Giang
- Vè Kiết Hạ 2012
- TRUNG GIANG 25
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 24
- Ký sự 22 Trung Giang
- kỳ 23 TRUNG GIANG
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 21
- Chánh niệm
- Tình Yêu đại thể
- Trung Giang – kỳ 20
- 19 Trung Giang
- Trung Giang ký sự 18
- Chùm thơ của Lãn Nhân
- Đốc-tơ ONG
- MỘT CÂY SẬY CÓ TƯ TƯỞNG
- Kỳ 17 - TRUNG GIANG KÝ SỰ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 16
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 15
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 14
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 13
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 12
- TRUNG GIANG KÝ SỰ 11
- Trung Giang kỳ 10
- Ký sự TRUNG GIANG - 09
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – KỲ 08
- Giáp Ngọ - Nhâm Thìn 58 năm
- TRUNG GIANG Ký Sự - kỳ 07
- Ký sự TRUNG GIANG - kỳ 06
- Trung Giang Ký Sự - kỳ 05
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - Kỳ 04
- Thơ Chúc Xuân Nhâm Thìn
- Sắc Ti-gôn
- Gỡ rối tơ lòng
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 3
- HÃY ĐỂ CHUYỆN ĐÓ XẢY RA
- NGỌC THIỀN CA
- Lý do hình thành Bát Kỉnh Pháp
- Kẻ trộm
- Vạn Hạnh Truyền Đăng Ca
- CẠO TÓC
- Nhớ thương về...
- LỜI PHẬT DẠY
- Về Nguồn (thơ TQH)
- Xuân Thiền - TRẦN QUÊ HƯƠNG
- Nhớ TRÂU
- Tặng Phẩm Dâng Đời
- Cảm niệm trước CÂY BỒ-ĐỀ LỊCH SỬ
- CÁC VỊ LA-HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
- Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi!
- NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐIỆP VÀ LAN
- Lên Núi Thiền Định
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 2
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 1