Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / CHẤP PHÁP
CHẤP PHÁP
KS. Minh Bình
Chấp Pháp, thường được nghe nói đến trong giáo lý Đại thừa của nhà Phật, ở các chùa Phật giáo Bắc tông Việt Nam. Nhưng chữ “Pháp” quá rộng nghĩa, nên ta cần phải xét cụ thể để hiểu được chấp Pháp theo ý người nói nghĩa là gì.
Đại khái, từ xưa các nhà Đại thừa Bồ-tát đã chê các vị Tiểu thừa Thinh văn còn chấp pháp tu và còn chấp pháp chứng, nên chưa vượt khỏi chỗ hữu hạn của tu và chứng. Từ “chê” ở đây đừng hiểu theo ý tiêu cực, vì sự hạn hẹp của ngôn ngữ, bởi sư huynh nói với sư đệ thì “chê” không có gì là phiền hà cả. (Ví dụ trong bài Vô Ngã Chưa Phải Là Thiền thấy có viết một câu thế này: "Với bốn chữ "các pháp ngoài tâm", thì ra chỗ ngộ của Pháp sư Thánh Nghiêm chỉ mới ở bậc Thinh văn, còn Pháp chấp.", thì có gì đâu mà gọi là chê, khen. Nhận thức khác với thái độ.)
Vốn sự tu và sự chứng, dĩ nhiên là nó hữu hạn, đều chưa ra khỏi Hư không giới. Khi ra khỏi rồi thì “Ly văn tự tướng, ly ngôn thuyết tướng, ly tâm duyên tướng.”. Nhưng đây là chuyện của các bậc đại Thánh nói với nhau, người phàm nghe thì nghe vậy chứ không cách nào hiểu được cả. Kẻ phàm tục không thể bắt chước các bậc Bồ-tát Thánh mà phê bình các bậc Thinh văn đệ tử của Phật. Bởi ngay quả Thinh văn đầu tiên là bậc Tu-đà-hoàn, bậc Kiến tánh, đã được đức Phật Thích-ca khen thế này:
Dù là vua cõi đất
Dù là chúa cõi trời
Cũng không sao bì được
Quả vị Tu-đà-hoàn.
Không bàn đến nghĩa chấp Pháp quá vi tế theo ý trên, trong cảnh giới tu chứng của các bậc Thánh, bài viết này bàn đến đạo lý chấp Pháp phổ thông hơn, theo Tư tưởng Khất sĩ, đó là: Cả Nam tông Phật giáo và Bắc tông Phật giáo đều chấp pháp tu và chấp pháp chứng của mình, bảo thủ kiên cố qua mấy ngàn năm, mà trở thành “Phái”. Còn Khất sĩ nối truyền Thích-ca Chánh pháp, đã vượt qua Tông, Phái, Giáo, Thừa ngay từ tư tưởng căn bản rồi.
Có thể chứng minh được sự bảo thủ của Nam tông và Bắc tông chăng? - Việc này rất dễ, trong nhiều sách báo họ đã chỉ trích nhau, bên thì nói Kinh Đại thừa là do ngoại đạo thuyết (lời nói rất ác - phỉ báng Pháp), bên thì nói các chùa kia tu hạnh Tiểu thừa, tự độ nhỏ nhen (lời nói rất hiểm - phỉ báng Tăng)… Vốn là nhà Phật, sao lại có hiểm và ác ngay trong nội bộ? Đặc biệt, cả hai phái đều ra sức tuyên truyền rằng: Phật giáo thế giới chỉ có hai phái Nam tông và Bắc tông. Bao nhiêu trường Phật học và sách báo đều nói như vậy hết, thành ra ngoài Nam tông và Bắc tông thì không còn gì là Phật giáo nữa!
Điều đó rất vô lý. Chơn lý đã chỉ ra rằng: Chính Nam tông với Bắc tông cũng chưa phải là đạo Phật như thời đức Thích-ca! Đạo Phật là tên gọi tạm cho đạo chung của vũ trụ, có nhiều bậc trong đó theo trình độ tu hành, chớ sao lại thành phái này phái kia chống nhau? Tu theo đạo Phật này, ai tu được bao nhiêu cũng tốt, và sẽ tiếp tục tu tới nữa, chớ sao lại dùng chính đạo Phật để làm chỗ bảo thủ, chấp mắc, trở lại đấu tranh hơn thua như người đời, hô hào kêu gọi, bày ra lắm chuyện, đến nỗi bị kẻ trí ở đời chê là “xàm Tăng”, “ma Tăng”?
Nam tông và Bắc tông đã vốn là chấp Pháp, thì tổng hợp của hai cái chấp cũng chỉ được một cái chấp tương tự chớ gì? Người ta nói Phật giáo chỉ có hai phái thì mình nên ghi nhận rằng: Quả thật, trong chỗ chấp Pháp của tâm phàm, thì Phật giáo có hai phái đấy! Đã không ghi nhận như thế, theo Tư tưởng Khất sĩ, lại lo chen vào để có phần (sai lầm), bằng cách nói mình là tổng hợp của hai phái kia! Thành ra, trong chỗ chấp Pháp của tâm phàm, nay Phật giáo Việt Nam có ba phái đấy! Minh Đăng Quang bon chen như thế ư? Không cần chen lấn gì hết thì Khất Sĩ vẫn đứng riêng một góc trời kia mà!
Trên là luận về Tông và Phái, đến đây bàn về Giáo. Ví dụ cụ thể: Lấy ngay giáo lý Tứ diệu đế Khổ – Tập – Diệt – Đạo mà luận. Giáo lý này quá phổ biến, Nam tông lấy Tứ diệu đế làm giáo lý căn bản đã đành, mà ngay Bắc tông cũng dạy giáo lý này. Rồi vì là Đại thừa mà, nên khi dạy giáo lý này thì Bắc tông đã phán một câu: “Tứ diệu đế là giáo lý cho bậc Thinh văn Tiểu thừa.”. Ngay hai vị đại hòa thượng ở Việt Nam, thuần về Đại thừa là ngài Từ Thông và thuần về Thiền tông Tối thượng thừa là ngài Thanh Từ, cũng đã giảng dạy và cho in sách về Tứ diệu đế như vậy.
Nhưng khi triển khai Chơn lý để thuyết minh Giáo pháp Khất sĩ, thì ngài Minh Đăng Quang lại dạy Bốn đề mục Khổ – Tập – Diệt – Đạo thay cho Tứ diệu đế! (Xem bài Chơn lý 57 – Pháp Chánh Giác.) Điểm này quá đặc sắc và tinh tế, có ai chú ý đến đâu, suốt hơn 70 năm qua. Ngẫm kỹ, nếu đúng thật là Đại thừa, là Tối thượng thừa, không chấp Pháp nghe, thì sao mình cứ đinh ninh Tứ diệu đế là giáo lý cho bậc Thinh văn Tiểu thừa? Sao mình không thể triển khai nó ở bậc Đại thừa, bậc Tối thượng thừa theo sở kiến của mình? Bát-nhã Tâm Kinh đã dạy "Thị cố không trung, vô Khổ - Tập - Diệt - Đạo" là sao? Vậy ai đang chấp Pháp đây, hùa theo hàng Thinh văn?
Từ “đế” trở thành “đề”, chỉ một cái dấu âm (không phải dấu câu) mà thành một sự cách mạng giáo lý! Mấy ngàn năm qua chưa có ai dám làm điều đó. Nhưng hãy bình tĩnh xét xem nó có đúng không?
Đế là Sự thật, Diệu đế là Sự thật nhiệm mầu. Đề là Đề mục, Đề bài học, để quán tưởng, xem xét, cho được sáng tỏ. Đã là “Ly văn tự tướng, ly ngôn thuyết tướng, ly tâm duyên tướng”, đã đứng trên tầm Hư không giới (mà cả vũ trụ nằm trong bầu hư không, muôn loại chúng sanh đều là đồng bào), đã thường niệm "Nam-mô tận hư không biến pháp giới" v.v... thì ở đâu ra mấy sự thật Khổ – Tập – Diệt – Đạo vậy? Cho nên bốn cái đó chỉ còn là bốn đề mục tu quán tưởng mới khả dĩ! Cần phải tu vì mình chưa thật chứng, chỉ mới được hiểu theo giáo lý Phật dạy. (Hễ còn thân căn thì còn Khổ đề Sanh - Già - Bệnh - Chết. Các ngài Minh Châu, Giác Nhiên, Nhất Hạnh, Thanh Từ cuối đời đều ngồi xe lăn nhiều năm...)
Ngoài Bốn đề mục Khổ - Tập - Diệt - Đạo, còn có Ba phép minh sát Vô thường - Khổ não - Vô ngã (không gọi là Ba Pháp ấn), Năm uẩn - Sáu căn - Mười hai nhân duyên - Tám chánh đạo triển khai ở tầm Võ trụ quan, Ngũ định (từ Tứ định nhập Niết-bàn như Phật Thích-ca), 37 pháp trợ đạo (liền lạc từ pháp 1, mà tới pháp 29 là đắc quả A-la-hán rồi), 37 câu chú nguyện mẫu, Diệt lòng ham muốn, 13 câu Niết-bàn, 7 kệ Pháp của 7 đức Phật, Học Chơn lý (bài Chơn lý 23, ba chỗ "đến" cuối bài chính là hết chấp Pháp vậy), Đoàn du Tăng (bắt buộc phải hành Tứ y pháp), Giáo hội Tăng-già (bình đẳng vô trị, không lập hội đồng), Giới Phật tử (thay cho Giới Bồ-tát), Giới bổn Tăng, Giới bổn Ni, bỏ chúng Thức-xoa, cho cư sĩ thuần thành thọ 8 giới trọn đời (tức là không có Bát quan trai), Y vá và Bát đất, Tịnh xá (đơn sơ, không đua chen với đời), Ăn chay, Thờ phượng, Bảy pháp giải hòa, Bảy đạo quả (mà quả thứ tư A-la-hán là như đứa con mới sanh của Phật) v.v... đều là những giáo lý đặc sắc do ngài Minh Đăng Quang triển khai từ Chơn lý, khác hai hệ thống giáo lý Thinh văn và Bồ-tát kia.
Như thế, Giáo pháp Khất sĩ quá đặc sắc, nhưng con cháu Minh Đăng Quang suốt mấy chục năm qua đều chỉ lo tìm học cái gì đó chứ không học giáo pháp này. Nhất là họ đua nhau học cho nhiều văn bản chữ nghĩa (hư văn), trong khi ngài Minh Đăng Quang dạy phải học trong chỗ thật hành (thật học). Thật kỳ quái!
Nói đến Thừa, thì các hàng khất sĩ Thinh văn, khất sĩ Duyên giác và khất sĩ Bồ-tát đều là đệ tử Phật, đang trên đường tu hành để công viên quả mãn thành Phật. Thừa là trình độ, chớ chẳng phải là phái gì. Cả ba thừa đều đồng uống nước Chánh pháp, đều đồng theo chân Phật, đều đồng một nguồn Giới pháp. Bồ-tát mà hơn Thinh văn, Duyên giác phải là Bồ-tát Thánh. Bồ-tát mới phát tâm, hoặc đang tập tu, chưa đắc lục thông, chưa tịnh sáu căn, là Bồ-tát phàm, không hơn Thinh văn, Duyên giác được. Đây chính là Thừa trong Tư tưởng Khất sĩ, mà làm cho đồng một nguồn Giới pháp là cái khéo của ngài Minh Đăng Quang vậy.
Nhà Khất Sĩ nối truyền Thích-ca Chánh pháp, đã vượt qua Tông, Phái, Giáo, Thừa ngay từ tư tưởng căn bản rồi. Cho nên ai nói “Khất sĩ là tổng hợp của Nam tông và Bắc tông Phật giáo” đều là hiểu sai Khất sĩ, sai ngay căn bản; và còn là phỉ báng ngài Minh Đăng Quang nữa.
Nhưng đáng hận thay, hầu hết hàng khất sĩ xuất thân từ cửa đạo của ngài Minh Đăng Quang lại đều nói “Khất sĩ là tổng hợp của Nam tông và Bắc tông Phật giáo”! Thật cay đắng khi bị chính người nhà phản bội! Minh Đăng Quang có mấy ngàn đệ tử đệ tôn rồi cũng như không! Sự nghiệp của Minh Đăng Quang đúng là “Chẳng lỗ chẳng lời mà rách quần áo”, uổng công dã tràng…
Bài này thuần là bàn về tư tưởng, triết lý, không nói đến cá nhân hay tổ chức nào cả, tức là không phạm vào 331 vậy! Cái gọi là “Nam tông”, “Bắc tông” ở trên đều là chung chung. Xin các bậc trí vui lòng góp ý về chỗ đúng, sai của bài viết, cho triết lý Đạo được sáng tỏ.
------------------------------------------------------------------
Các bài liên quan
- VỘI
- Cuối đời trưởng lão Giác Chánh
- Ko biết
- hạnh Khất sĩ
- Ngụy Khất sĩ
- XUÂN ĐẠO 24
- Ghi chú về ĐẠO HÒA HẢO
- Từ đâu có pháp Tổng hợp
- Pháp Tổng hợp Bắc ‒ Nam PG
- NGHI TÌNH
- Giác Châu sư đã tặng thơ 7 bài
- Xuân ĐẠO - 23
- kỳ 63 TRUNG GIANG
- Trung Giang Ký Sự kỳ 62
- 61 - Trunggiang
- 60 - TrunggiangKs.
- 59 Trunggiang
- 58 - Trung-giang-ks.
- 57 - Trunggiang KS.
- 56 - Trunggiang
- 55 - Trunggiang
- TRUNG GIANG - 54
- Trung Giang Ký Sự kỳ 53
- 52 - TRUNG GIANG KS.
- Trung Giang kỳ 51
- TÂN XUÂN TỰ CẢM
- Khi ta không có gì
- MỘNG
- cúng Trai TĂNG
- Trung Giang KS. 50
- NHƯ THỊ - TRỰC CHỈ - VÔ MINH
- VÔ NGÃ CHƯA PHẢI LÀ THIỀN
- bóng ĐÁ
- cẢm niỆm
- Xuân Đạo 22
- đồng tiền Khôn
- lòng TỪ BI
- Bệnh
- Trung Quốc không có triết gia
- XUÂN đạo 21
- mAi
- Bài kệ của đại sư THÁI HƯ
- Bây giờ
- Trung Giang kỳ 49
- TRUNG GIANG - 48
- LÝ CON BÒ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 47
- TGKS số 46
- 45 Trung Giang
- Xuân đạo 20
- Ta là cát bụi
- Trung Giang 44
- XUÂN ĐẠO 19
- Kỳ 43 – Trung Giang Ký Sự
- Trái tim của Mẹ
- Trung Giang – kỳ 42
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 41
- THIỀN KHÁCH nhắn tin
- Nước mắt chảy xuôi
- Xuất GIA
- TRUNG GIANG 40
- Trung Giang Ký Sự kỳ 39
- KS. 35 - Trung Giang
- Ký sự 36 Trung Giang
- Trung Giang 37
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 38
- Trung Giang KS.34
- Ký sự kỳ 33 Trung Giang
- Trung Giang kỳ 32
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 30
- Chỉ can là Hiếu
- Thuốc sâu
- NON NƯỚC LINH THIÊNG
- Ngày xưa tìm đến chốn Cửa Không
- Ánh Nắng Tinh Khôi
- phẬt niỆm
- Chúng sanh VÔ NGÃ
- Âm dương đồng nhất lý
- Bà Hạnh Lộc
- DƯỚI MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
- Cảm niệm Bồ-đề Đạo tràng 2014
- THọ DụNG CHâN THậT
- thẦn thÔng
- Giấc mơ qua
- Tùy bút VU-LAN 2014
- Sự khắc nghiệt của tư tưởng tự do
- cái Nghiệp
- Gió trăng một sớm
- Vũ Trụ Đang Quay Nhanh
- TỊNH XÁ LƯU ĐỘNG
- Chùm thơ của sư MS. gởi tặng khách tri âm
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 29
- Bánh xe lăn nhanh hơn
- Ly trần
- NGƯỜI TỰ CHỦ
- Kỷ niệm một bài thơ
- VIỄN CẢNH
- Thích Hòa Bình pháp ngữ
- Nguyện Cầu
- Một bài thơ của HT. Thiền Tâm
- Nguồn thiêng Khất Sĩ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 31
- Trung Giang 28
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 27
- Ký sự 26 Trung Giang
- Vè Kiết Hạ 2012
- TRUNG GIANG 25
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 24
- Ký sự 22 Trung Giang
- kỳ 23 TRUNG GIANG
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 21
- Chánh niệm
- Tình Yêu đại thể
- Trung Giang – kỳ 20
- 19 Trung Giang
- Trung Giang ký sự 18
- Chùm thơ của Lãn Nhân
- Đốc-tơ ONG
- MỘT CÂY SẬY CÓ TƯ TƯỞNG
- Kỳ 17 - TRUNG GIANG KÝ SỰ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 16
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 15
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 14
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 13
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 12
- TRUNG GIANG KÝ SỰ 11
- Trung Giang kỳ 10
- Ký sự TRUNG GIANG - 09
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – KỲ 08
- Giáp Ngọ - Nhâm Thìn 58 năm
- TRUNG GIANG Ký Sự - kỳ 07
- Ký sự TRUNG GIANG - kỳ 06
- Trung Giang Ký Sự - kỳ 05
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - Kỳ 04
- Thơ Chúc Xuân Nhâm Thìn
- Sắc Ti-gôn
- Gỡ rối tơ lòng
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 3
- HÃY ĐỂ CHUYỆN ĐÓ XẢY RA
- NGỌC THIỀN CA
- Lý do hình thành Bát Kỉnh Pháp
- Kẻ trộm
- Vạn Hạnh Truyền Đăng Ca
- CẠO TÓC
- Nhớ thương về...
- LỜI PHẬT DẠY
- Về Nguồn (thơ TQH)
- Xuân Thiền - TRẦN QUÊ HƯƠNG
- Nhớ TRÂU
- Tặng Phẩm Dâng Đời
- Cảm niệm trước CÂY BỒ-ĐỀ LỊCH SỬ
- Bình giảng bài "CÁC VỊ LA-HÁN ..."
- CÁC VỊ LA-HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
- Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi!
- NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐIỆP VÀ LAN
- Lên Núi Thiền Định
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 2
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 1