Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / MỘNG
Mộng
KS. Minh Bình
Cho dù mộng dữ hay lành
Đến khi tỉnh giấc cũng thành không thôi
Nụ cười bừng nở trên môi
Thỏng tay đi giữa nổi trôi cuộc đời!
Đó là lý tưởng giải thoát của các giảng sư Phật giáo (Bắc tông) ngày nay, trước hiện thật cuộc sống phức tạp. Quả thật đó chỉ là lý tưởng, bởi cách nói giả thiết, mà khi có thật nghiệm tất sẽ không nói “cho dù – đến khi – cũng thành”. Và bài kệ sau đây cũng tương tự, bởi câu “Ghi lời mộng”:
Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng.
Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng.
Người đã ngộ thì lời nói ra làm sao còn là mộng được? Nên thay cho lý tưởng, bậc chứng nghiệm Bát-nhã sẽ nói khác hơn về mộng đời:
Ta coi cái sống như chiêm bao
Trong giấc chiêm bao thiệt huyên náo
Thức rồi muôn việc thảy đều hư
Đồng như cái biết trong khi ngủ!
Người trí biết nó là chiêm bao
Kẻ mê tin theo cho là thật.
Tỉnh mê hai thứ tuồng khác nhau
Một ngộ, ngoài ra có chi ngộ!
Giàu sang, hèn mạt, cả đôi bên
Đi lại đều không riêng khác ngộ.
Sư trưởng Minh Đăng Quang đã nói bài kệ đó, năm 1946, ở làng Phú Mỹ. Còn nhân loại, dù bị nhà Phật mô tả là đang sống trong mộng cảnh, lại đã xây dựng nên nhiều nền văn minh đặc sắc, và đến nay là một thế giới toàn cầu hóa đa dạng, làm sao có thể phủ nhận hết đây!
Nhưng không cần phủ nhận cuộc sống hiện thật, gọi là chẳng lấy chẳng bỏ (bất thủ bất xả), mà phải giác ngộ để biết kia là mộng, này là tỉnh mộng. Chính giác ngộ mới biết cái gì là mộng, là tỉnh. Cho nên lời nói “không riêng khác ngộ” khác hẳn những lời nói của thuyết mộng.
Bây giờ hỏi: Cái gì là mộng? Lời đáp là: Cái gì cũng là mộng, với kẻ mê. Thế thì hỏi tiếp: Cái gì là tỉnh? Thì lời đáp sẽ là: Cái gì cũng là tỉnh, với người ngộ. Mộng ư? Chúng ta đang mở mắt chiêm bao ư? Cần một ví dụ cho giáo lý Mộng này được dễ hiểu.
Xưa có con sư tử non bị lạc vào một bầy cừu, được đàn cừu che chở bằng đám lông êm ái và cho bú, nó quên mất đàn của mình nên ở luôn với bầy cừu. Dần dần nó tập ăn cỏ và kêu như một con cừu. Thế là con sư tử ấy sống như cừu, nó đang mộng! Một ngày kia, có con sư tử khác gặp nó, đã bị kinh ngạc vì đồng loại kỳ lạ của mình. Sau khi tìm hiểu nguyên do, sư tử tỉnh mới rủ sư tử mộng đi uống nước. Đến bờ hồ, cả hai cùng liếm nước uống. Nhìn thấy bóng mình in trên mặt nước, so với kẻ đứng kế bên không khác gì, con sư tử mộng chợt bừng tỉnh! Nó đã giác ngộ được bản chất.
Cũng vậy, người ta vốn là Phật, nhưng họ mãi sống như một kẻ phàm tục, không ngừng tham sân si đủ chuyện, hết khóc lại cười như những kẻ khùng suốt bao ngày rộng tháng dài! Sự thật đó đã được hòa thượng Tuyên Hóa cảnh giác: “Biết dùng thì có Giới Định Huệ, không biết dùng thì có tham sân si!”. Kìa là thế giới mặt bằng không khác nhau, mà cảnh giới của Phật và của người lại khác nhau xa như trời với đất, chỉ bởi biết dùng chơn tâm hay không mà thôi!
Sự ngộ, được ngài thiền sư Linh Hựu ở non Quy mô tả là: Như mê chợt tỉnh, như quên chợt nhớ. Kẻ mê y pháp tu hành suốt đời sẽ được nghiệp thiện, chiêu cảm được quả thiện, có nhiều phước lành hơn người, mà vẫn ở trong mộng luân hồi. Người trí có khác hơn, trước lo tham thiền cho ngộ đã, để khi tỉnh thì y pháp tu hành được tích cực hơn. Nên nhà Thiền mới có câu: Kiến tánh khởi tu, là thấy tánh để tu cho tích cực. Và trong sự y pháp tu hành của kẻ mê khác hẳn với người ngộ: Một bên gồng mình tu, còn bên kia tu nhẹ nhàng như chơi!
Ngày xưa đức Thích-ca đã kết thúc thời giảng Kinh Kim Cương bằng bài kệ:
Tất cả pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt, bóng
Như sương, cũng như chớp
Nên quán xét như vậy!
(Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ, diệc như điển
Ưng tác như thị quán!)
Pháp hữu vi là gì? Theo chữ mà dịch thì “Pháp hữu vi” là “Pháp có làm”, nghĩa là có tạo, có lập, có sanh, có thành… nói chung là mọi cái có. Và như mộng, như huyễn, như bào, như ảnh, như lộ, như điển là sáu cách quán Bát-nhã của Kinh Kim Cương đã dạy, tuy sáu cách mà như một cách thôi.
Tóm lại, Mộng hay Như mộng là một giáo lý Bát-nhã, thuộc loại giáo lý cao cấp của nhà Phật. Giáo lý Như mộng đã thổi một làn gió mát vào nền triết học của nhân loại, mở ra niềm hy vọng lớn, nâng tư cách con người lên tầm vĩ đại. Mà bảo một người đang mộng tu pháp quán như mộng sẽ thật khó, chi bằng làm cho họ tỉnh ra, khi ấy tự nhiên mọi việc sáng tỏ! (Việc này nếu dễ thì thiên hạ đã tỉnh hết, không còn Nga đánh Ukraina gì nữa…)
-------------------------------------------------------
Các bài liên quan
- VỘI
- Cuối đời trưởng lão Giác Chánh
- Ko biết
- hạnh Khất sĩ
- Ngụy Khất sĩ
- CHẤP PHÁP
- XUÂN ĐẠO 24
- Ghi chú về ĐẠO HÒA HẢO
- Từ đâu có pháp Tổng hợp
- Pháp Tổng hợp Bắc ‒ Nam PG
- NGHI TÌNH
- Giác Châu sư đã tặng thơ 7 bài
- Xuân ĐẠO - 23
- kỳ 63 TRUNG GIANG
- Trung Giang Ký Sự kỳ 62
- 61 - Trunggiang
- 60 - TrunggiangKs.
- 59 Trunggiang
- 58 - Trung-giang-ks.
- 57 - Trunggiang KS.
- 56 - Trunggiang
- 55 - Trunggiang
- TRUNG GIANG - 54
- Trung Giang Ký Sự kỳ 53
- 52 - TRUNG GIANG KS.
- Trung Giang kỳ 51
- TÂN XUÂN TỰ CẢM
- Khi ta không có gì
- cúng Trai TĂNG
- Trung Giang KS. 50
- NHƯ THỊ - TRỰC CHỈ - VÔ MINH
- VÔ NGÃ CHƯA PHẢI LÀ THIỀN
- bóng ĐÁ
- cẢm niỆm
- Xuân Đạo 22
- đồng tiền Khôn
- lòng TỪ BI
- Bệnh
- Trung Quốc không có triết gia
- XUÂN đạo 21
- mAi
- Bài kệ của đại sư THÁI HƯ
- Bây giờ
- Trung Giang kỳ 49
- TRUNG GIANG - 48
- LÝ CON BÒ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 47
- TGKS số 46
- 45 Trung Giang
- Xuân đạo 20
- Ta là cát bụi
- Trung Giang 44
- XUÂN ĐẠO 19
- Kỳ 43 – Trung Giang Ký Sự
- Trái tim của Mẹ
- Trung Giang – kỳ 42
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 41
- THIỀN KHÁCH nhắn tin
- Nước mắt chảy xuôi
- Xuất GIA
- TRUNG GIANG 40
- Trung Giang Ký Sự kỳ 39
- KS. 35 - Trung Giang
- Ký sự 36 Trung Giang
- Trung Giang 37
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 38
- Trung Giang KS.34
- Ký sự kỳ 33 Trung Giang
- Trung Giang kỳ 32
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 30
- Chỉ can là Hiếu
- Thuốc sâu
- NON NƯỚC LINH THIÊNG
- Ngày xưa tìm đến chốn Cửa Không
- Ánh Nắng Tinh Khôi
- phẬt niỆm
- Chúng sanh VÔ NGÃ
- Âm dương đồng nhất lý
- Bà Hạnh Lộc
- DƯỚI MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
- Cảm niệm Bồ-đề Đạo tràng 2014
- THọ DụNG CHâN THậT
- thẦn thÔng
- Giấc mơ qua
- Tùy bút VU-LAN 2014
- Sự khắc nghiệt của tư tưởng tự do
- cái Nghiệp
- Gió trăng một sớm
- Vũ Trụ Đang Quay Nhanh
- TỊNH XÁ LƯU ĐỘNG
- Chùm thơ của sư MS. gởi tặng khách tri âm
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 29
- Bánh xe lăn nhanh hơn
- Ly trần
- NGƯỜI TỰ CHỦ
- Kỷ niệm một bài thơ
- VIỄN CẢNH
- Thích Hòa Bình pháp ngữ
- Nguyện Cầu
- Một bài thơ của HT. Thiền Tâm
- Nguồn thiêng Khất Sĩ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 31
- Trung Giang 28
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 27
- Ký sự 26 Trung Giang
- Vè Kiết Hạ 2012
- TRUNG GIANG 25
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 24
- Ký sự 22 Trung Giang
- kỳ 23 TRUNG GIANG
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 21
- Chánh niệm
- Tình Yêu đại thể
- Trung Giang – kỳ 20
- 19 Trung Giang
- Trung Giang ký sự 18
- Chùm thơ của Lãn Nhân
- Đốc-tơ ONG
- MỘT CÂY SẬY CÓ TƯ TƯỞNG
- Kỳ 17 - TRUNG GIANG KÝ SỰ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 16
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 15
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 14
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 13
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 12
- TRUNG GIANG KÝ SỰ 11
- Trung Giang kỳ 10
- Ký sự TRUNG GIANG - 09
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – KỲ 08
- Giáp Ngọ - Nhâm Thìn 58 năm
- TRUNG GIANG Ký Sự - kỳ 07
- Ký sự TRUNG GIANG - kỳ 06
- Trung Giang Ký Sự - kỳ 05
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - Kỳ 04
- Thơ Chúc Xuân Nhâm Thìn
- Sắc Ti-gôn
- Gỡ rối tơ lòng
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 3
- HÃY ĐỂ CHUYỆN ĐÓ XẢY RA
- NGỌC THIỀN CA
- Lý do hình thành Bát Kỉnh Pháp
- Kẻ trộm
- Vạn Hạnh Truyền Đăng Ca
- CẠO TÓC
- Nhớ thương về...
- LỜI PHẬT DẠY
- Về Nguồn (thơ TQH)
- Xuân Thiền - TRẦN QUÊ HƯƠNG
- Nhớ TRÂU
- Tặng Phẩm Dâng Đời
- Cảm niệm trước CÂY BỒ-ĐỀ LỊCH SỬ
- Bình giảng bài "CÁC VỊ LA-HÁN ..."
- CÁC VỊ LA-HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
- Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi!
- NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐIỆP VÀ LAN
- Lên Núi Thiền Định
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 2
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 1