Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / NHƯ THỊ - TRỰC CHỈ - VÔ MINH
BỐN BÀI ĐÃ ĐĂNG BÊN TRANG
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC
KS. Minh Bình
NHƯ THỊ
Như thị nghĩa là Như vậy. Pháp như thị là Pháp như vậy, đừng xen cảm nhận chủ quan vào, đừng lấy thái độ làm nhận thức.
Ví dụ: Có người bị đau tay nên cất tiếng than: “Đau quá!”, thì đau là pháp như vậy, còn quá là cảm nhận chủ quan. Hay có hai thanh niên lao vào đánh nhau, mọi người can ra, một người đấm tay vào ngực nói: “Tức quá!”, thì sẽ đúng hơn nếu hắn chỉ nói: “Tức!”. Nhưng nói “tức” cụt ngủn vậy không diễn tả được cảm xúc, nên hầu như ai cũng thêm vào “quá”, “lắm”, “ghê”, “đã”, “khiếp”, “kinh”, “dễ sợ”…
Nên có một nhà sư khi nói chuyện vui với các Phật tử, nhân lúc họ vừa mở miệng khen: “Cây đẹp quá!”, nhà sư đáp: “Trung đạo của Phật thì không có quá.”. Không hiểu ý thầy, các vị kia lại khen pho tượng đặt trên bàn: “Tượng Bồ-tát đẹp quá! Sư mới thỉnh ở đâu vậy?”. Nhà sư bảo: “Đã nói là không có quá mà.”. Mọi người liền hỏi sư: “Không quá là sao?”. Sư nói: “Thì chỉ đẹp thôi.”. Ai nấy đều cười. Bấy giờ có một bà cụ từ trong chánh điện bước ra, bà vừa xoa lưng vừa than: “Mỏi quá!”. Lập tức có mấy người cất tiếng: “Mỏi thôi, không có quá!”, rồi cười ồ lên… Từ đó ở tịnh xá ấy không có quá, bởi trung đạo của Phật là vừa vặn như thị, với tất cả mọi chuyện, mọi thứ. Mà nó vốn như vậy, không phải do Phật nào lập ra.
Người ta có thói quen lấy thái độ làm nhận thức, khiến cho mọi chuyện bị rối lên. Họ thích sống trong cảm nhận, nói khác là họ ưa lấy cảm nhận làm sống. Khi một nhà thơ nói:
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn, chẳng biết vì sao tôi buồn!
Thì nhà thơ ấy đã đề cao cảm xúc, lấy cảm xúc làm sống, nói chung là cái buồn đã lấn át trí tuệ Bát-nhã nội tại của người ấy. Nhưng ai cũng thích hai câu thơ trên cả. Nếu là Phật tử, theo lẽ Trung đạo, lẽ Như thị thì chỉ buồn thôi, đừng gán ghép “tôi buồn”. Chính cái tôi kia là cảm nhận chủ quan của hầu hết mọi người, làm cho cái buồn trở nên phức tạp.
Quả thật cái tôi là cảm nhận chủ quan, là một cái gì đó để mà sĩ diện, để mà sống chết, để mà đáng nói. Lấy cái tôi làm chuẩn để chiếu soi thế giới, người ta bị lầm lẫn, đưa đến biết bao xung đột ở mọi nơi, mọi lúc.
Cuộc sống hàng ngày đây, buồn thì buồn, vui thì vui, tốt thì tốt, xấu thì xấu… hãy ghi nhận trung thật, đó là trí Bát-nhã. Bằng như cho rằng: “tôi buồn”, “cô ấy vui”, “ông đó tốt, “hắn xấu”… thì mọi chuyện sẽ rối, do nhìn qua những lăng kính, tức là bị hạn chế, không đúng.
Có một công án trong nhà Thiền Trung Quốc. Xưa quốc sư Huệ Trung giáo hóa ở kinh đô, bấy giờ có một giảng sư đến hỏi đạo. Quốc sư mới hỏi giảng sư:
– Ông chứa đựng sự nghiệp gì?
Đáp:
– Giảng kinh Kim Cương Bát-nhã.
– Hai chữ đầu kinh là gì?
– Như thị.
Quốc sư gặng hỏi:
– Là gì?
Giảng sư đó không đáp được.
Đúng là trong chữ Hán thì mấy chữ đầu kinh là “Như thị ngã văn…”, nhưng dịch ra tiếng Việt thì sẽ ngược lại: “Tôi nghe như vậy…”, do đó “như thị, như vậy” không còn đứng đầu kinh nữa khi ở Việt Nam! Bây giờ hỏi tương tự: “Như vậy là gì?”, thì tự nhiên đi hỏi vậy sao, có cái gì rồi mới có như vậy chớ.
Như vậy là một đại từ, ám chỉ cho một cái khác. Cái như vậy ở đây là cả bộ kinh Kim Cương đức Phật đã nói mà A-nan nghe được. Nên câu hỏi đó là yêu cầu tóm tắt đại ý kinh Kim Cương chứ có gì mà giảng sư không đáp được. Ông ta bị kẹt ở chính “hai chữ đầu kinh”, đúng là rối, không quá...
Vậy đại ý kinh Kim Cương là gì? Kinh Kim Cương có đại ý là phá tất cả chấp, là độ hết tất cả tâm. Điều đó đã được đại sư Huệ Năng đúc kết: “Phật dạy tất cả pháp để độ tất cả tâm. Ta không tất cả tâm nên không dùng tất cả pháp.”. Do đã độ tất cả tâm nên khi hỏi đại ý kinh Kim Cương là gì, thì đáp án đúng chính là tâm không, mà người trả lời phải thể hiện được.
TRỰC CHỈ
Trực chỉ nghĩa là Chỉ thẳng, không quanh co, không thứ lớp. Đó là cách nói đơn giản nhất trong giao tiếp giữa người với người, và là cách nói mang tính cởi mở, tin tưởng, không giấu diếm thông tin, trong sinh hoạt hàng ngày giữa bạn bè với nhau.
Trong nhà Phật, trực chỉ thường được hiểu là cách dạy đạo chỉ thẳng cốt lõi chứ không phải dạy pháp tu đối trị. Vào đầu thế kỷ VI, khi sư Thần Quang từ bỏ sự nghiệp của một giảng sư tài ba, lên non Thiếu Thất cầu đạo với nhà sư già người Ấn Độ đang nhập định trong một hang động, sư đã đứng trước hang cả đêm, tuyết rơi ngập hai chân. Đến sáng hôm sau, sư ông Bồ-đề-đạt-ma ở trong hang mới quay mặt lại hỏi:
– Ông muốn cái gì?
Vị giảng sư tài ba liền thưa:
– Bạch thầy, tâm con không an, xin dạy cho con pháp an tâm.
Câu hỏi vừa dứt, sư ông Bồ-đề-đạt-ma đáp ngay, có vẻ như vấn đề được hỏi rất đơn giản:
– Ông đưa tâm ra đây, ta an cho!
Thần Quang im lặng tìm tâm, có quá nhiều tâm mà hơn ai hết một giảng sư đã biết chúng chỉ là thọ – tưởng – hành – thức chứ không phải là chủ thể, nên sư bối rối đáp:
– Con không tìm được.
Bấy giờ sư ông Bồ-đề-đạt-ma liền buông một câu rất giá trị:
– Vậy đã an tâm rồi!
Nghe lời gợi ý Thần Quang chợt giác ngộ được tâm, vốn không có gì phiền phức. (Cái bất an kia không phải là tâm!) Câu chuyện này quá nổi tiếng, hầu như ai cũng đã nghe rồi. Vấn đề đặt ra là tại sao khi không tìm kiếm thì lại an tâm rồi? Tức là Bồ-đề-đạt-ma khích lệ Thần Quang thừa nhận cái sẵn có chứ có gì đâu. May sao Thần Quang có thiện căn hơn người, ngay đó liền hiểu được ý thầy!
Điều đó nói nôm na là “Dừng chân thì bóng chẳng theo!”. Thần Quang đi cầu pháp chăng? Đúng là nhà sư ấy vẫn mãi đi tìm kiếm, khi đã lên tới non Thiếu Thất cầu đạo. Còn sư ông Bồ-đề-đạt-ma truyền pháp chăng? Không, nếu kể rằng ngài Bồ-đề-đạt-ma nói: “Ta đã an tâm cho ông rồi.” thì không đúng. Cả hai thầy trò đều xả ly vạn pháp, sống trực tiếp, tự tin tâm mình là Phật, chứ họ không phải là hạng gánh phân hốt rác như Kinh Pháp Hoa đã mô tả.
Trong Kinh Pháp Hoa, đức Phật Thích-ca đã ví những ai không tin tự tâm là hạng gánh phân hốt rác. Đó là hạng người hầu, không phải là ông chủ, trong khi những người tin tự tâm là những người làm chủ cuộc sống của mình, cuộc sống trong muôn đời ngàn kiếp. Người làm chủ là người không nô lệ cho pháp nào, dù là pháp đời, pháp đạo, pháp Tiểu thừa hay pháp Đại thừa, pháp Tịnh nghiệp hay pháp Thiền tâm gì cả…
Vậy Trực chỉ trong nhà Phật thường được hiểu cụ thể hơn là Trực chỉ chân tâm, là Chỉ thẳng tâm thật. Cái hay suy nghĩ và hay ham muốn mà mọi người thường bảo là tâm vốn được nhà Phật xem là vọng tâm, là tâm giả. Đặc điểm giả của nó là chợt thế này chợt thế nọ, là bất ổn khi vui khi khổ lẫn lộn, là không có căn bản. Do những đặc điểm vô thường – khổ não – vô ngã của tâm ấy nên được ghi nhận là đồ giả. Mà hơn hết, chính vì có cái chân thật nên đã khẳng định kia là đồ giả.
Cái tâm thật ở Thánh không thêm, ở phàm chẳng bớt. Nhận ra tâm thật là công quả chính, là từ địa vị người phàm bước tiến xa trên con đường của chư Phật. Sự thành tựu đó từ xưa đã được đức Thích-ca khen ngợi:
Dù là vua cõi đất
Dù là chúa cõi trời
Cũng không sao bì được
Quả vị Tu-đà-hoàn!
Kẻ mê lấy pháp làm tâm, người trí đơn giản là sống với cái tâm có sẵn từ thuở nào. Mà trong các pháp, thân thể – body là cái ghê gớm nhất, là ma ảnh che mờ người ta suốt bao nhiêu đời kiếp. Và tư tưởng cũng là biết bao pháp ám ảnh người ta không thôi…
Gạt qua một bên hết, trở về là căn bản! Dừng chân thì bóng chẳng theo, quay đầu là bờ, phản quang tự kỷ bổn phận sự, đứng lại, hồi quang phản chiếu, quên đời quên đạo, buông xuống v.v… đều cùng một nghĩa. Nó chẳng nhất định là một pháp nào. Có vượt qua được pháp đối trị thì mới đến với tâm, nên các ngài tùy nghi chỉ tâm cho kẻ học, để khi biết tâm thật rồi thì kẻ học sẽ biết vận dụng pháp thích hợp mà tu sửa cho tốt đẹp. Phật pháp nói chung là vậy, trong khi biết bao nhiêu nhà Phật tử xưa nay cứ lo bàn cãi nhau về pháp này pháp nọ, thật trái ngược với đạo!
Xưa có một nhà sư rất tin tự tâm, theo lời Phật đã dạy. Niềm tin của sư được mạnh mẽ là do một lần sư hỏi thầy:
– Bạch thầy, Phật là gì?
Thầy đáp:
– Thần lửa tìm lửa!
Nhà sư ấy mừng rỡ cho rằng tâm mình chính là Phật lại đi hỏi Phật là gì, khác nào thần lửa tìm lửa! Và sư mãi sống vui vẻ hân hoan với niềm tin trong sáng ấy, còn vị thầy của sư không nói gì, ông biết chưa đến lúc. Mấy năm sau sư đến một đạo tràng khác, vị thầy ở đó đọc được tâm niệm của sư, biết sư chưa thật ngộ nên ngài tìm cách khai thị cho sư. Một lần ngài hỏi sư:
– Phật là gì?
Sư đáp ngay:
– Thần lửa tìm lửa.
Thầy nghiêm nghị nói:
– Không phải!
Sư băn khoăn quá, không biết sai ở chỗ nào. Hôm sau sư đến đảnh lễ thầy thưa hỏi:
– Bạch thầy, vậy chớ Phật là gì?
Ngài ôn tồn đáp:
– Thần lửa tìm lửa!
Lời nói vừa dứt tâm sư chợt sáng, không gian tan vỡ, thời gian ngừng trôi, thế giới Ta-bà kham khổ hiển nhiên là cõi Tịnh độ trang nghiêm của đức Thích-ca! Nhà sư thật thà ấy đã giác ngộ, không phải chỉ là hiểu trên lý thuyết như lúc trước.
Vô minh
“Vô minh”, cứ theo chữ mà dịch là “Không sáng”. Cái gì không sáng? Cái tâm. Tâm ai không sáng? Tâm của hầu hết mọi người, của hầu hết chư thiên, của tất cả những ai đang sống với tâm vọng mà chưa nhận ra được tâm thật.
Quả thật người ta tâm rất tối, đơn cử là họ khó mà nhìn được trong bóng tối. Như đại sư Hư Vân, cao Tăng Trung Quốc thế kỷ XX, một lần trời đã tối mà ông còn muốn xuống núi. Mọi người ra sức cản, bảo đường núi nguy hiểm, thầy đã cao tuổi rồi, để sáng đi chứ vội gì… Nhưng ngài Hư Vân quở chư Tăng: “Mấy ông thấy tối chứ ta đâu có thấy tối!”, nói rồi liền đi băng băng xuống núi, ai cũng sợ!
Hay thiền sư Đức Sơn Tuyên Giám, thuở mới đến Long Đàm học đạo sư rất tha thiết hầu thầy. Một bữa ngài Sùng Tín bảo:
– Tối rồi, ông đi nghỉ đi.
Tuyên Giám vâng lời chắp tay cung kính xá thầy rồi bước ra. Vừa ra khỏi cửa sư liền bước vào. Thầy hỏi:
– Sao lại trở vào?
Tuyên Giám thưa:
– Bên ngoài tối quá!
Ngài Sùng Tín mới mồi một ngọn đèn cầy đưa cho đệ tử. Lúc Tuyên Giám vừa cầm đèn ngài liền thổi tắt. Ngay lúc đó tâm Tuyên Giám bừng sáng, không còn thấy tối nữa!
Người ta tâm tối cho nên mặt họ cũng tối. Chư Phật tâm sáng nên nhìn mặt như có hào quang, hay như có một cái đèn hình từ bên trong hắt sáng gương mặt các ngài, tương tự ở cái màn hình ti-vi. Nhờ có đèn hắt sáng ra màn hình mà hình ảnh trên ti-vi trông rất đẹp, rất hấp dẫn. Nguyên lý của nó là vậy: tâm soi sáng vật chất, cái bên trong chiếu sáng cái che bên ngoài. Bên trong là tâm, bên ngoài là thân thịt xương máu mủ…
Nhưng sao không nói thẳng là “tối” lại nói “không sáng” làm chi? Sao nhà Phật không nói khẳng định mà lại nói phủ định, một giáo lý rất quan trọng? Ta có thể hiểu, cách nói “vô minh” để an ủi, để khuyến khích, chứ không nỡ chôn vùi mấy đứa con cháu tối dạ. Chư Phật xưa cũng là người, nên nhân loại là con cháu của các ngài chứ chẳng phải ai xa lạ. Các ngài không nỡ để con cháu cứ sống tối tăm mãi.
Sự thật, không sáng là tạm thời, còn sáng mới là bản chất. Cho nên sách Chứng Đạo Ca của thiền sư Huyền Giác có câu: Tánh thật của vô minh là Phật tánh! (Vô minh thật tánh tức Phật tánh.) Đã là tạm thời thì nói nhẹ “không sáng” thay vì nói nặng “tối” lại là đúng, đúng mức độ và đúng tình trạng, cũng là đúng lý và đúng tình.
Tuy vậy, cũng có khi các ngài nói thẳng, để các đệ tử ý thức được tình trạng, kẻo ỷ vào sự khôn lanh của mình mà làm sai lời thầy dạy. Như Sư trưởng Minh Đăng Quang, có một lần ngài đã bảo chư Tăng đệ tử: “Các ông ai cũng mặt tối hù, nên tôi phải viết sách Chơn Lý để lại làm – dấu – xương – cho – đời – sau.”. Lời nói này cho thấy lúc đó ngài Minh Đăng Quang chưa có người kế thừa, và nhắc nhở người đời sau cần phải làm gì, khi muốn tìm hiểu mối đạo Khất Sĩ của ngài.
Còn đức Thích-ca xưa kia khi dạy đạo cho dân chúng cũng hay nói đến việc từ bóng tối tiến ra ánh sáng, mà kinh văn Pāli đã trùng tuyên. Ngài chỉ ra những chỗ tối tăm khổ sở, và chỉ ra chỗ quang minh của Phật pháp, cho dân chúng biết con đường đi. Trong kiếp luân hồi tối tăm khổ sở, Phật pháp là minh đăng sáng soi tâm hồn chúng sanh. Cảnh giới của Phật pháp là quang minh rực rỡ, là Siêu Nhật Nguyệt Quang, một trong 12 danh hiệu “Quang” của đức A-di-đà.
Đừng theo văn chương thế gian ngày nay mà khen ngợi cảnh lung linh. Lung linh là ánh sáng chớp tắt lặp lòe, như ở các vũ trường, nó chính là cảnh giới của sáu nẻo luân hồi đấy! Sách Tử Thư của Tây Tạng đã mô tả rõ mấy thứ lung linh này, rất nguy hiểm khi đi tái sanh!
Tóm lại, vật chất là tối, tinh thần là sáng, mà hễ nhiễm trần sẽ bị trần che tối, còn không nhiễm trần sẽ được trong sáng tự nhiên. Người trong sáng là người có tâm hồn ở bậc cao, đã ly trần. Những người ấy sẽ chiếu sáng cả thế gian, như vầng trăng ra khỏi đám mây che! Và phong tục thắp đèn sáng mãi nơi bàn thờ Phật phải có ý nghĩa như vầy: Thắp đèn để nhắc nhở mỗi người Phật tử thường giữ tâm sáng như đèn! Qua việc thành kính cúng dường đèn lên đức Phật, chính họ đang khuynh hướng ra khỏi vô minh, rất có ý nghĩa trong kiếp luân hồi bất tận của họ! (Còn nếu thắp đèn không có ý nghĩa đó thì chỉ là mê tín mà thôi.)
Kế sống khôn ngoan nhất
Thường nghe: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe.”. Chúng ta thường nghe câu nói ấy khi đến với nhà Phật. Mà câu nói này vốn là do đức Phật Thích-ca nói, từ ngàn xưa chứ không phải sau này chư Tăng tự nói ra.
Thân người khó được, bởi vì trong sự luân hồi tái sinh bất tận, chúng sanh khó mà được làm người. Từ cái cây bụi cỏ đến con sâu con bọ mà tiến hóa thành loài chim loài thú đã phải mất rất nhiều kiếp trôi lăn, và rồi từ loài thú tiến lên làm người càng phải có nhiều phước đức nhân duyên hơn nữa.
Thân người khó được mà nay chúng ta đã được làm người, thật quý hóa quá! Với ý thức này chúng ta trân trọng những thành tựu của mình, và khéo xử dụng thân người xứng đáng nhất, hiệu quả nhất. Cũng như kẻ đi buôn bán, từ số vốn có được người ấy cố gắng làm sao cho sinh lời lớn; cũng vậy, đã được thân người, là đã có những điều kiện tối ưu hơn biết bao loài thú, chúng ta phải dùng thân ấy tu học đạo!
Nếu như quan ngài Nguyễn Công Trứ khi bất đắc chí đã buông lời:
“Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo!”
Thì người Phật tử sẽ không bao giờ có ý đi lui trong kiếp luân hồi. Hơn ai hết, hàng Phật tử có ý thức sâu sắc về sự tái sinh luân hồi của mỗi chúng sanh, đã kéo dài qua vô số kiếp sống, lại phải tiếp tục qua vô số kiếp sống nữa, đến khi nào giác ngộ thì mới được giải thoát khỏi luân hồi khổ nhọc! Mà trong dòng sống miên viễn ấy, được làm người đã là một thành tựu cao. Nên tại địa vị người phải tiến lên, phải tính kế cho muôn ngàn kiếp sống tương lai. Kế sống hay nhất chính là tu học đạo, đã được Sư trưởng Minh Đăng Quang nói gọn trong hai câu: “Một kiếp tu hành ngàn đời rảnh khổ. Một thời ngộ đạo ngàn thuở yên vui!”.
Kế sống khôn ngoan nhất trong kiếp người theo quan điểm của nhà Phật là như thế! Từ bỏ tất cả mộng đẹp ở đời, người trí phát tâm tu học đạo, để giải quyết hết mọi rắc rối, cho muôn ngàn kiếp sống sau này được thong thả an ổn! Sự tu học đạo có hai hình thức: tại gia và xuất gia. Dù trong hình thức nào thì muốn tu phải học chứ không thể và càng không nên tu mò. Đồng thời, muốn học phải nghe lời dạy bảo của bậc minh sư chứ không thể và nhất là không nên học tạp. Tu mò học tạp rất nguy hiểm, thà rằng không tu học gì hết còn hơn, vì cái sai lầm của tu mò học tạp sẽ gây hại đến nhiều đời lắm!
Khi bắt đầu tu học Phật, chúng ta được cảnh giác rằng: Phật pháp khó nghe. Vậy Phật pháp khó nghe chỗ nào? Như người Việt Nam, theo văn hóa Nho giáo mấy ngàn năm, thì chỉ lo học làm người, với những nếp sống trung hiếu lễ nghĩa, những cách thức quan hôn tang tế... Số người này chiếm phần lớn, nay đã lai Nho giáo với các cách sống của phương Tây, của thế giới hiện đại. Một số ít người khác chịu ảnh hưởng của Lão giáo thì học làm trời, lo tu Tiên đạo. Ngày nay ở Việt Nam vẫn có nhiều phái tu Tiên, hoặc ăn không khí, hoặc luyện Thánh thai, hoặc luyện thuốc trường sinh, hoặc nhập bá luyện pháp kim Tiên... Còn một số người Việt Nam quy y đạo Phật thì thờ Phật và ăn ở theo lời Phật dạy. Sự quy y Phật, thờ Phật và ăn ở theo lời Phật dạy nói chung vẫn là lo học làm người. Chỉ có một số rất ít người Việt Nam phát tâm xuất gia theo Phật, học làm Phật. Qua số rất ít người xuất gia học làm Phật đã chứng tỏ là Phật pháp khó nghe, điểm thứ nhất.
Điểm thứ hai: Trong số rất ít người xuất gia tu học Phật đó có được mấy vị chuyên tu học? Tức là, sau khi xuất gia rồi, nếu người xuất gia chỉ lo cúng kiếng, lễ hội, từ thiện, các việc xã hội, tổ chức các khóa tu cho cư sĩ, nhất là lo xây cất cơ sở và lo giữ chùa v.v… thì các vị ấy chưa có chuyên tu học. Các hạnh thiện trong xã hội sẽ đưa đến phước báo hữu lậu ở cõi người, cõi trời, chưa phải là pháp Niết-bàn của Phật! Nếu Phật pháp dễ nghe thì đã thuyết phục được tất cả mọi người mới phải, ít ra là hết số người xuất gia theo Phật.
Điểm thứ ba: Nói thẳng vào chuyên môn, Phật pháp khó nghe thì cụ thể là pháp gì khó nghe? Trong Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy không ăn hành hẹ tỏi nén kiệu, bây giờ ai cũng ăn. Khi mọi người đang ăn năm món cay nồng đó, nhất là trong các “nhà hàng chay” có ở khắp Việt Nam, mình đến nói: “Đức Phật dạy không ăn ngũ vị tân.”, mọi người sẽ đáp: “Ông nói khó nghe quá!”. Hoặc trong Kinh Di Giáo, đức Phật dạy không xem thiên văn địa lý bói toán… mà nay rất nhiều nơi làm mấy việc đó. Khi mọi người đang làm thầy thiên hạ, mình đến nói: “Xưa đức Phật dạy không xem bói.”, ắt người ta sẽ đáp: “Cô nói khó nghe quá!” v.v… Mới có hai ví dụ đã thấy quả thật Phật pháp khó nghe.
Điểm thứ tư: Tinh vi hơn, xin bàn đến giáo lý Năm uẩn vô ngã của đức Phật dạy. Xưa đức Phật Thích-ca đã nhiều lần dạy các tỳ-kheo: Này các thầy, sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là ta!... Theo giáo lý căn bản đó, ngày nay nhiều học giả đã diễn giải thành một học thuyết mới: Phật giáo là tôn giáo độc nhất trong lịch sử tôn giáo nhân loại phủ nhận hiện hữu của một linh hồn!* Ô hay, nếu không có linh hồn thì làm gì có tôn giáo nào nữa? Không ngờ Thích-ca còn vô thần hơn ai hết, theo học thuyết đó! Qua học thuyết mới này, đến phiên chính chúng ta thấy khó nghe quá!
Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn. Nhưng chúng ta đã được thân người, và phải cố gắng lắng nghe học hỏi Phật pháp. Nếu đời nay không tu thì luân hồi sanh tử vẫn còn đó, với cái may cái rủi, cái họa cái phước, nào khổ nào vui lẫn lộn, chợt khóc chợt cười như những kẻ khùng vớ vẩn, trong những hình hài không lường trước được đấy! Xin hãy tự trọng.
(*https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/hieu-dung-ve-vo-nga-anatta-trong-phat-giao.html)
------------------------------------------------------------------------------------
Các bài liên quan
- Tu đúng, Tu trật
- Tổ sư & Hội đồng
- VỘI
- Cuối đời trưởng lão Giác Chánh
- Ko biết
- hạnh Khất sĩ
- Ngụy Khất sĩ
- CHẤP PHÁP
- XUÂN ĐẠO 24
- Ghi chú về ĐẠO HÒA HẢO
- Từ đâu có pháp Tổng hợp
- Pháp Tổng hợp Bắc ‒ Nam PG
- NGHI TÌNH
- Giác Châu sư đã tặng thơ 7 bài
- Xuân ĐẠO - 23
- kỳ 63 TRUNG GIANG
- Trung Giang Ký Sự kỳ 62
- 61 - Trunggiang
- 60 - TrunggiangKs.
- 59 Trunggiang
- 58 - Trung-giang-ks.
- 57 - Trunggiang KS.
- 56 - Trunggiang
- 55 - Trunggiang
- TRUNG GIANG - 54
- Trung Giang Ký Sự kỳ 53
- 52 - TRUNG GIANG KS.
- Trung Giang kỳ 51
- TÂN XUÂN TỰ CẢM
- Khi ta không có gì
- MỘNG
- cúng Trai TĂNG
- Trung Giang KS. 50
- VÔ NGÃ CHƯA PHẢI LÀ THIỀN
- bóng ĐÁ
- cẢm niỆm
- Xuân Đạo 22
- đồng tiền Khôn
- lòng TỪ BI
- Bệnh
- Trung Quốc không có triết gia
- XUÂN đạo 21
- mAi
- Bài kệ của đại sư THÁI HƯ
- Bây giờ
- Trung Giang kỳ 49
- TRUNG GIANG - 48
- LÝ CON BÒ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 47
- TGKS số 46
- 45 Trung Giang
- Xuân đạo 20
- Ta là cát bụi
- Trung Giang 44
- XUÂN ĐẠO 19
- Kỳ 43 – Trung Giang Ký Sự
- Trái tim của Mẹ
- Trung Giang – kỳ 42
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 41
- THIỀN KHÁCH nhắn tin
- Nước mắt chảy xuôi
- Xuất GIA
- TRUNG GIANG 40
- Trung Giang Ký Sự kỳ 39
- KS. 35 - Trung Giang
- Ký sự 36 Trung Giang
- Trung Giang 37
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 38
- Trung Giang KS.34
- Ký sự kỳ 33 Trung Giang
- Trung Giang kỳ 32
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 30
- Chỉ can là Hiếu
- Thuốc sâu
- NON NƯỚC LINH THIÊNG
- Ngày xưa tìm đến chốn Cửa Không
- Ánh Nắng Tinh Khôi
- phẬt niỆm
- Chúng sanh VÔ NGÃ
- Âm dương đồng nhất lý
- Bà Hạnh Lộc
- DƯỚI MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
- Cảm niệm Bồ-đề Đạo tràng 2014
- THọ DụNG CHâN THậT
- thẦn thÔng
- Giấc mơ qua
- Tùy bút VU-LAN 2014
- Sự khắc nghiệt của tư tưởng tự do
- cái Nghiệp
- Gió trăng một sớm
- Vũ Trụ Đang Quay Nhanh
- TỊNH XÁ LƯU ĐỘNG
- Chùm thơ của sư MS. gởi tặng khách tri âm
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 29
- Bánh xe lăn nhanh hơn
- Ly trần
- NGƯỜI TỰ CHỦ
- Kỷ niệm một bài thơ
- VIỄN CẢNH
- Thích Hòa Bình pháp ngữ
- Nguyện Cầu
- Một bài thơ của HT. Thiền Tâm
- Nguồn thiêng Khất Sĩ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 31
- Trung Giang 28
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 27
- Ký sự 26 Trung Giang
- Vè Kiết Hạ 2012
- TRUNG GIANG 25
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 24
- Ký sự 22 Trung Giang
- kỳ 23 TRUNG GIANG
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 21
- Chánh niệm
- Tình Yêu đại thể
- Trung Giang – kỳ 20
- 19 Trung Giang
- Trung Giang ký sự 18
- Chùm thơ của Lãn Nhân
- Đốc-tơ ONG
- MỘT CÂY SẬY CÓ TƯ TƯỞNG
- Kỳ 17 - TRUNG GIANG KÝ SỰ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 16
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 15
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 14
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 13
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 12
- TRUNG GIANG KÝ SỰ 11
- Trung Giang kỳ 10
- Ký sự TRUNG GIANG - 09
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – KỲ 08
- Giáp Ngọ - Nhâm Thìn 58 năm
- TRUNG GIANG Ký Sự - kỳ 07
- Ký sự TRUNG GIANG - kỳ 06
- Trung Giang Ký Sự - kỳ 05
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - Kỳ 04
- Thơ Chúc Xuân Nhâm Thìn
- Sắc Ti-gôn
- Gỡ rối tơ lòng
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 3
- HÃY ĐỂ CHUYỆN ĐÓ XẢY RA
- NGỌC THIỀN CA
- Lý do hình thành Bát Kỉnh Pháp
- Kẻ trộm
- Vạn Hạnh Truyền Đăng Ca
- CẠO TÓC
- Nhớ thương về...
- LỜI PHẬT DẠY
- Về Nguồn (thơ TQH)
- Xuân Thiền - TRẦN QUÊ HƯƠNG
- Nhớ TRÂU
- Tặng Phẩm Dâng Đời
- Cảm niệm trước CÂY BỒ-ĐỀ LỊCH SỬ
- Bình giảng bài "CÁC VỊ LA-HÁN ..."
- CÁC VỊ LA-HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
- Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi!
- NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐIỆP VÀ LAN
- Lên Núi Thiền Định
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 2
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 1