CHÁNH PHÁP LÀ THUỐC THẦN DIỆU CHỮA DỨT MỌI TÂM BỆNH CỦA CHÚNG SANH!

Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / Trung Quốc không có triết gia

Tâm Nguyên , Thứ Tư 24-02-2021

 

Trung Quốc không có triết gia

 

Hành Vân

 

 

 

“Trung Quốc không có triết gia, chỉ có các nhà mưu lược.”, đó là nhận định của một triết gia nổi tiếng nào đó ở châu Âu, đã được mọi người trích dẫn để nhận định về tầm vóc của Trung Quốc. Nhận định này có đúng không, ta sẽ xem xét.

 

 

Vậy “triết gia” là gì? Triết gia là nhà tư tưởng. Còn “nhà mưu lược”? Nhà mưu lược là người quản trị, người điều hành lãnh đạo. Nhưng một đất nước đã hình thành và phát triển qua hơn 4000 năm sao lại không có nhà tư tưởng nào? Nhận định đó vô lý, chắc chắn phải có những nhà tư tưởng ở Trung Quốc trong mấy ngàn năm qua.

 

 

Nền văn minh Trung Quốc ít nhất đã có hai người lỗi lạc, có ảnh hưởng rộng sâu đến nước này và cả khu vực Đông Á suốt mấy ngàn năm, đó là Lý Nhĩ và Khổng Khâu. Lý Nhĩ hiệu là Lão Tử – Ngài Già, và Khổng Khâu hiệu là Khổng Tử – Ngài Khổng. Tầm vóc tư tưởng của Lão Tử và Khổng Tử ai lại không biết là như thế nào, đâu cần bàn luận gì nữa.

 

 

Nhưng hiện nay nhận định “Trung Quốc không có triết gia, chỉ có các nhà mưu lược.” lại rất đúng. Tức là khi đề cao “vô thần” thì mọi tinh hoa đạo đức sẽ bị phủ nhận, nghĩa là chính mình không thừa nhận thành ra mình không có. Bởi “thần” nghĩa hẹp là thần thánh, là các bậc siêu nhân; nhưng đồng thời nghĩa rộng của “thần” là tinh thần, cụ thể chính là con người đúng nghĩa. Ai cũng biết xác thân chưa phải là người, mà linh hồn sống trong xác thân đó mới đúng là người. Cái thần trong xác thân vật chất hữu cơ chẳng phải rất đáng quý trọng sao? Phủ nhận thần là phủ nhận con người, là chà đạp nhân phẩm, là hạ thấp cuộc sống của chính mình vậy!

 

 

Còn người Âu Mỹ đã dùng nhận định trên để đưa ra lời kêu gọi “Không nên sợ Trung Quốc”. Chính vì họ đã sợ Trung Quốc nên mới có lời kêu gọi không nên sợ, hiển nhiên. Nhưng nước ai nấy ở, mắc gì nước nào phải sợ nước nào? Chỉ vì tham lam, cứ lo đấu đá tranh giành cho nên mới lo, mới sợ linh tinh, hiển nhiên.

 

 

Vậy đã xác định được nhận định này chỉ có ý nghĩa chính trị, và ai phổ biến nhận định này cũng chỉ vì chính trị. Mà đã là trong phạm vi chính trị thì ý nghĩa “triết gia” sẽ được hiểu như thế nào đây? Thôi thì ai nói người nấy hiểu, biết giải thích sao cho vừa!

 

 

---------------------------------------------------------------------------


 

 

Các bài liên quan