Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / Bài kệ của đại sư THÁI HƯ
Bài kệ KIM CƯƠNG BÁT–NHÃ của đại sư Thái Hư
KS. Minh Bình
Đại sư Thái Hư, 1889–1947, là một cao Tăng của Phật giáo Trung Quốc vào nửa đầu thế kỷ XX. Ngài là một trong các bậc tiền bối đã phát động công cuộc chấn hưng Phật giáo Đại thừa, đem lại một sinh khí mới cho Phật giáo Trung Quốc qua gần trăm năm bị suy thoái. Sinh thời ngài đã giảng dạy nhiều, ngoài việc chú trọng tổ chức Tăng đoàn Phật giáo và thành lập các trường Phật học ở nhiều nơi. Trong cuối quyển Kinh Kim Cang Giảng Lục của đại sư Thái Hư, ngài đã có một bài kệ ngắn gọn đúc kết tư tưởng Kim cang Bát-nhã của nhà Phật như thế này:
“Trụ tâm và hàng tâm
Nhân, pháp đều vô ngã
Ấy gọi là Bát-nhã
Nhân quả của Đại thừa.”
Quyển Kinh Kim Cang Giảng Lục của đại sư Thái Hư đã được hòa thượng Huệ Hưng dịch ra tiếng Việt vào năm 1954. Theo lời hòa thượng Viện chủ Tịnh xá Ngọc Thiền – Đà Lạt nói với các đệ tử hồi lâu, thì hòa thượng Huệ Hưng đã kiến tánh ngay trong lần dự đại hội Phật giáo thế giới thứ nhất tại Colombo. Nhắc ra điều này ở đây là để giới thiệu dịch giả, với huệ nhãn của bậc kiến tánh đã dịch thuật rất rõ ràng, trong sáng.
Tuy vậy, phải thừa nhận là khi dịch kinh sách chữ Hán ra chữ Việt, đa số các dịch giả Việt Nam đều còn dùng nhiều từ Hán, nên chưa rõ nghĩa hết đối với người đọc Việt Nam hiện nay. Trong bài kệ trên của đại sư Thái Hư, câu thứ hai cô đọng quá. Nếu người dịch muốn làm rõ hơn nội dung của câu này thì phải dịch thành loại kệ nhiều chữ hơn, còn giữ đúng năm chữ như nguyên bản thì vẫn cô đọng.
Vì câu đó cô đọng, nên chúng ta giải thích thêm cho sáng tỏ. Đặt vào ngữ cảnh của bài kệ, đang nói về pháp hội Kim cang Bát-nhã của Phật Thích-ca, với nội dung chính là Trụ tâm và Hàng tâm do tôn giả Tu-bồ-đề thưa hỏi Phật, thì Nhân vô ngã và Pháp vô ngã sẽ là:
– Người trụ tâm và hàng tâm không thấy mình đang trụ tâm và hàng tâm. Nếu có ý chí “trụ tâm, hàng tâm” thì thành động tâm rồi, không phải là đang trụ, đang hàng phục tâm nữa.
– Mở rộng hơn, thì pháp trụ tâm và hàng tâm cũng là pháp tương ưng tạm có, không phải là chơn lý. Pháp có ra là do ta tìm hiểu tu sửa. Chính chỗ thành tựu vô thượng cũng không phải là một pháp tương đối nào cả. Cho nên 32 phước tướng của Phật chẳng phải thật, năm mắt cũng chẳng thật, các quả vị Nhập lưu, Nhất lai, Bất lai, Vô sanh, Duyên giác, Bồ-tát cũng chưa thật; các pháp tu Lục độ cũng là tạm có v.v…
Điều đó chính là những lời Phật đã dạy cho tôn giả Tu-bồ-đề trong Kinh Kim Cang, mà điển hình là câu: “Nên không chỗ trụ mà sanh tâm kia.” (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.). Hãy xem vài đoạn diễn giải trong sách Kinh Kim Cang Giảng Lục của đại sư Thái Hư:
“Nếu ngộ được trí Kim cang Bát-nhã thì tâm mình với Phật tuy hai mà không hai; niệm Phật là niệm tâm, tâm niệm Phật ấy là Phật rồi, tuyệt không có thấy người niệm Phật (năng niệm), niệm Phật luôn luôn mà không có niệm chi hết, mình với Phật viên dung làm một, tuyệt không có ai là chúng sanh, ai là Phật.”
“Trong kinh nói: “Phát tâm Bồ-đề, tu lục độ vạn hạnh mà không trụ tướng, chính là hành tướng của Kim cang Bát-nhã, cũng chính là diệu pháp chứng được nhân và quả vô thượng.”. Rõ được nghĩa này thì biết được ý nói của Kim cang Bát-nhã Ba-la-mật là thế nào.”
v.v…
Nói về chỗ thành tựu vô thượng không phải là một pháp tương đối nào cả, thì hòa thượng Viện chủ Tịnh xá Ngọc Thiền hay kể lại giai thoại ngài Long Thọ cầu pháp. Bấy giờ khi đến gặp Tổ, nhà trí thức Long Thọ đã hỏi ngay:
– Làm sao thấy Phật?
Tổ đáp:
– Không thấy cái gì hết thì thấy Phật!
– Đã không thấy cái gì hết thì làm sao thấy Phật?
– Đã thấy cái gì rồi thì làm sao thấy Phật!
Bấy giờ Long Thọ chê trách vị sư già đang nói đạo với mình:
– Lý của ông là lý cưa!
Ý là kéo qua kéo lại, nói lòng vòng, Tổ mới đáp:
– Lý của ông là lý cây.
Long Thọ ngạc nhiên:
– Lý cây là sao?
– Cái cây đã bị cái cưa cưa đứt rồi!
Nghe vậy Long Thọ liền bừng tỉnh, quỳ xuống đảnh lễ Tổ xin được xuất gia nhập đạo. Nghe qua giai thoại trên chúng ta thấy, hai vị Tổ trong nhà Phật Ấn Độ nói đạo lý với nhau mà có mấy từ chuyên môn “kim cang”, “bát-nhã”, “vô ngã”… nào đâu. Nhưng khi Long Thọ bừng tỉnh chính là đã thấy Phật, là đã sáng lên trí Kim cang Bát-nhã, vốn nội tại; còn “không thấy cái gì hết” chính là “nhân vô ngã và pháp vô ngã” đó. So ra pháp hội Kim cang của Phật Thích-ca cũng hơi dài dòng, chứ pháp hội của Tổ độ cho Long Thọ chỉ có mấy phút…
“Vô ngã” nghĩa đen là “không ta”. Từ chuyên môn “vô ngã – không ta” hơi khó hiểu và đã gây hiểu lầm là không có linh hồn, trở thành tà kiến, phá đạo Phật ngay từ trong nhà phá ra. Nên dịch thoáng “vô ngã” là “không có ý chí tư riêng (đối với người) và không có pháp nào thật (đối với mọi pháp hữu vi)” thì dễ hiểu hơn. Chỗ thấy nghe mà không có ý chí thấy nghe đó thiền sư Tam Bình cũng có nói:
Chính thấy nghe này chẳng thấy nghe
Không thừa thanh sắc đáng trình người
Trong đây nếu rõ toàn không việc
Thể dụng ngại gì chia chẳng chia.
(Tức thử kiến văn phi kiến văn
Vô dư thanh sắc khả trình quân
Cá trung nhược liễu toàn vô sự
Thể dụng hà phòng phân bất phân.)
Trở lại bài kệ của đại sư Thái Hư, hai câu cuối của bài kệ cũng nên giải thêm. Tại sao nhân của Đại thừa là Bát-nhã mà quả của Đại thừa cũng là Bát-nhã, kỳ lạ vậy? Câu hỏi này rất thú vị, và ta sẽ có lời đáp: Bởi vì đã sẵn tròn đủ, nên chỉ cần một cái thấy mà đất trời đổi thay. Hồi nào chúng ta như kẻ mù, không sao thấy được Niết-bàn Phật quốc, đến khi thấy ra mới biết là do mình đã từng mù, chứ xưa nay vốn không thiếu gì. Vậy do trí huệ Bát-nhã mà giác ngộ và thành tựu, nhưng chỗ ngộ và chứng đó chỉ là chủ quan, chứ thật tế chơn như ở Thánh không thêm mà ở phàm cũng chẳng bớt! Điều này Sư trưởng Minh Đăng Quang gọi là: “Chúng sanh chẳng phải lưng, Phật Thánh chẳng phải đầy, dầu đến bao lâu xem ra cũng vậy.”.
Các vị tiến sĩ Phật học của Việt Nam và thế giới ngày nay đa phần được đào tạo từ các trường đại học của Phật giáo Nam tông tổ chức ở Ấn Độ, Thái, Miến, Tích Lan… nên không tìm hiểu về tư tưởng Đại thừa. Nếu có tìm hiểu, thì theo xu hướng của đông đảo các nhà trí thức, họ chụp cho Đại thừa một cái mũ là “phi Phật thuyết”! Với tư cách tiến sĩ các vị ấy đã được giao những trọng trách, nhưng vì không hiểu về Đại thừa nên gặp những bài viết như thế này đều thường gạt qua, không cho đăng; nếu có đăng thì bị sửa lại hết. Như vậy, Đại thừa đang bị yếu thế chăng? Theo như những điều đã nói ở trên thì yếu hay mạnh đều là chuyện trong lúc mù, chứ nào có tác động gì!
Đến đây, họa theo bài kệ của đại sư Thái Hư, ta cũng làm một bài kệ thuyết minh tư tưởng Kim cang Bát-nhã nữa:
Bậc tu hành muốn trụ tâm, hàng tâm
Người tu và pháp tu chứng chớ lầm
Trí huệ chiếu soi vạn pháp không thật
Chơn như thật tế mới thật là tâm!
----------------------------------------------------------------------------
Các bài liên quan
- Tu đúng, Tu trật
- Tổ sư & Hội đồng
- VỘI
- Cuối đời trưởng lão Giác Chánh
- Ko biết
- hạnh Khất sĩ
- Ngụy Khất sĩ
- CHẤP PHÁP
- XUÂN ĐẠO 24
- Ghi chú về ĐẠO HÒA HẢO
- Từ đâu có pháp Tổng hợp
- Pháp Tổng hợp Bắc ‒ Nam PG
- NGHI TÌNH
- Giác Châu sư đã tặng thơ 7 bài
- Xuân ĐẠO - 23
- kỳ 63 TRUNG GIANG
- Trung Giang Ký Sự kỳ 62
- 61 - Trunggiang
- 60 - TrunggiangKs.
- 59 Trunggiang
- 58 - Trung-giang-ks.
- 57 - Trunggiang KS.
- 56 - Trunggiang
- 55 - Trunggiang
- TRUNG GIANG - 54
- Trung Giang Ký Sự kỳ 53
- 52 - TRUNG GIANG KS.
- Trung Giang kỳ 51
- TÂN XUÂN TỰ CẢM
- Khi ta không có gì
- MỘNG
- cúng Trai TĂNG
- Trung Giang KS. 50
- NHƯ THỊ - TRỰC CHỈ - VÔ MINH
- VÔ NGÃ CHƯA PHẢI LÀ THIỀN
- bóng ĐÁ
- cẢm niỆm
- Xuân Đạo 22
- đồng tiền Khôn
- lòng TỪ BI
- Bệnh
- Trung Quốc không có triết gia
- XUÂN đạo 21
- mAi
- Bây giờ
- Trung Giang kỳ 49
- TRUNG GIANG - 48
- LÝ CON BÒ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 47
- TGKS số 46
- 45 Trung Giang
- Xuân đạo 20
- Ta là cát bụi
- Trung Giang 44
- XUÂN ĐẠO 19
- Kỳ 43 – Trung Giang Ký Sự
- Trái tim của Mẹ
- Trung Giang – kỳ 42
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 41
- THIỀN KHÁCH nhắn tin
- Nước mắt chảy xuôi
- Xuất GIA
- TRUNG GIANG 40
- Trung Giang Ký Sự kỳ 39
- KS. 35 - Trung Giang
- Ký sự 36 Trung Giang
- Trung Giang 37
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 38
- Trung Giang KS.34
- Ký sự kỳ 33 Trung Giang
- Trung Giang kỳ 32
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 30
- Chỉ can là Hiếu
- Thuốc sâu
- NON NƯỚC LINH THIÊNG
- Ngày xưa tìm đến chốn Cửa Không
- Ánh Nắng Tinh Khôi
- phẬt niỆm
- Chúng sanh VÔ NGÃ
- Âm dương đồng nhất lý
- Bà Hạnh Lộc
- DƯỚI MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
- Cảm niệm Bồ-đề Đạo tràng 2014
- THọ DụNG CHâN THậT
- thẦn thÔng
- Giấc mơ qua
- Tùy bút VU-LAN 2014
- Sự khắc nghiệt của tư tưởng tự do
- cái Nghiệp
- Gió trăng một sớm
- Vũ Trụ Đang Quay Nhanh
- TỊNH XÁ LƯU ĐỘNG
- Chùm thơ của sư MS. gởi tặng khách tri âm
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 29
- Bánh xe lăn nhanh hơn
- Ly trần
- NGƯỜI TỰ CHỦ
- Kỷ niệm một bài thơ
- VIỄN CẢNH
- Thích Hòa Bình pháp ngữ
- Nguyện Cầu
- Một bài thơ của HT. Thiền Tâm
- Nguồn thiêng Khất Sĩ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 31
- Trung Giang 28
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 27
- Ký sự 26 Trung Giang
- Vè Kiết Hạ 2012
- TRUNG GIANG 25
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 24
- Ký sự 22 Trung Giang
- kỳ 23 TRUNG GIANG
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 21
- Chánh niệm
- Tình Yêu đại thể
- Trung Giang – kỳ 20
- 19 Trung Giang
- Trung Giang ký sự 18
- Chùm thơ của Lãn Nhân
- Đốc-tơ ONG
- MỘT CÂY SẬY CÓ TƯ TƯỞNG
- Kỳ 17 - TRUNG GIANG KÝ SỰ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 16
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 15
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 14
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 13
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 12
- TRUNG GIANG KÝ SỰ 11
- Trung Giang kỳ 10
- Ký sự TRUNG GIANG - 09
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – KỲ 08
- Giáp Ngọ - Nhâm Thìn 58 năm
- TRUNG GIANG Ký Sự - kỳ 07
- Ký sự TRUNG GIANG - kỳ 06
- Trung Giang Ký Sự - kỳ 05
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - Kỳ 04
- Thơ Chúc Xuân Nhâm Thìn
- Sắc Ti-gôn
- Gỡ rối tơ lòng
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 3
- HÃY ĐỂ CHUYỆN ĐÓ XẢY RA
- NGỌC THIỀN CA
- Lý do hình thành Bát Kỉnh Pháp
- Kẻ trộm
- Vạn Hạnh Truyền Đăng Ca
- CẠO TÓC
- Nhớ thương về...
- LỜI PHẬT DẠY
- Về Nguồn (thơ TQH)
- Xuân Thiền - TRẦN QUÊ HƯƠNG
- Nhớ TRÂU
- Tặng Phẩm Dâng Đời
- Cảm niệm trước CÂY BỒ-ĐỀ LỊCH SỬ
- Bình giảng bài "CÁC VỊ LA-HÁN ..."
- CÁC VỊ LA-HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
- Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi!
- NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐIỆP VÀ LAN
- Lên Núi Thiền Định
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 2
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 1