CHÁNH PHÁP LÀ THUỐC THẦN DIỆU CHỮA DỨT MỌI TÂM BỆNH CỦA CHÚNG SANH!

Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / Trung Giang KS.34

Tâm Nguyên , Thứ 7 21-11-2015

 

Trung Giang Ký Sự – kỳ 34

 

Hành Vân

 

 

 

Lan-nhã Kỳ Viên

Xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

 

 

Lan-nhã Kỳ Viên, ấy là nơi tôi muốn đến trong lần đi vào hướng Thoại Sơn này. Nghe danh từ Thoại Sơn, lúc đầu tôi nghĩ nó có nghĩa là Núi tốt lành, tốt lành theo nghĩa là một linh địa. Không hiểu ngày xưa ai đã biết sự tốt lành của nó mà đặt ra tên gọi như thế? Mà người đặt tên cho núi đó cũng phải có uy tín trong cộng đồng thì mọi người mới chấp nhận và phổ biến cho một danh từ... Nhưng thật ra Thoại Sơn là tên do vua Gia Long đặt cho núi Sập, có nghĩa là Núi ông Thoại, về sau trở thành tên của địa phương này, còn núi lấy lại tên cũ. Ngoài Thoại Sơn còn có Thoại Hà, hai danh từ Núi ông Thoại và Sông ông Thoại này được vua Gia Long đặt vào năm 1818 để ghi khắc công lao lãnh đạo dân đào kênh nối liền Long Xuyên và Rạch Giá của quan trấn thủ xứ Vĩnh Thanh bấy giờ là ông Nguyễn Văn Thoại. Sau đó, dân địa phương còn phổ biến tên người hữu công với quê hương trong nhiều hình thức: chùa Thoại Sơn, làng Thoại Sơn, cầu Thoại Giang…

 

Còn Lan-nhã nói đủ là A-lan-nhã, một từ phiên âm Hán – Phạn. A-lan-nhã nghĩa là Không ồn náo, Không phiền nhiễu, chỉ chỗ ở tu hành của các nhà sư Phật giáo. A-lan-nhã như vậy đã tương đương với từ Tịnh xá, nên A-lan-nhã Kỳ Viên tức là Tịnh xá Kỳ Viên.

 

 

 

XEM HẾT BÀI 34

 

 

Các bài liên quan