Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / Thuốc sâu
Thuốc sâu
Lưu Thủy
Như thường lệ, đến hai giờ chiều mỗi ngày là giờ học giáo lý ở tịnh xá. Sau khi kẻng báo hiệu vang lên, toàn chúng tập hợp ở giảng đường, vị sư thị giả lên cốc cung thỉnh hòa thượng. Hòa thượng xuống, mọi người đều đứng dậy niệm danh hiệu đức Phật Bổn sư ba lần rồi theo thứ tự an tọa. Hôm nay hòa thượng giảng về tinh thần không giết hại của nhà Phật, tức là giới thứ nhất. Hòa thượng giảng:
“… Thưa quý vị, chúng ta không được sát sanh hại mạng. Đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã dạy chúng ta rằng: người giữ một giới là không được giết người; giữ năm giới không được giết đến thú lớn; giữ tám giới thì không được giết đến cầm, thú nhỏ; giữ mười giới không được chặt cây to, phải ăn chay trường; một Tỳ-kheo nghiêm trì 250 giới là không được phá hại đến cỏ nhỏ…
Đó là tinh thần không giết hại nguyên thủy của nhà Phật. Khi Phật giáo hình thành và phát triển ở vùng Nam Á, xã hội không chấp nhận một tu sĩ lao động sản xuất để nuôi sống mình. Do đó, vị tu sĩ chân chính ở Nam Á phải sống đời sống “Nhất bát thiên gia phạn” (Một bát cơm ngàn nhà). Đến khi Phật giáo phát triển qua vùng Đông Á, thì trái lại, xã hội nơi đây không chấp nhận một tu sĩ đi xin ăn mỗi ngày. Cho nên các bậc Tổ sư ở Trung Hoa đã đưa ra đường lối “Dĩ nông vi thiền”, (Lấy nông làm thiền). Từ đây, các Tỳ-kheo ở vùng Đông Á đã lao động sản xuất trong sinh hoạt hàng ngày của mình. Noi gương Tổ Bách Trượng, họ nêu cao tinh thần “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực.”, (Một ngày không làm, một ngày không ăn.). Nhưng một khi đã cầm cuốc làm đất, làm cỏ, thì chúng ta không giữ trọn được giới không giết hại của một Tỳ-kheo đệ tử Phật…”.
Hòa thượng liên hệ từ giáo lý cho đến hiện thật xã hội, từ tinh thần chung cho đến áp dụng thật tế. Tuy các bài giảng của hòa thượng rất đầy đủ về nội dung, nhưng chúng đều toát lên một vẻ sâu sắc, ngắn gọn chứ không mở rộng. Cách giảng này thật đúng là phương pháp sư tử hống chứ không phải là phương pháp hải triều âm. Mà chính hòa thượng cũng đã từng thừa nhận về cách giảng của mình là như thế. Một tiết học 45 phút thường mau chóng trôi qua. Và mỗi ngày chỉ cần học bao nhiêu đó là đủ rồi, theo như hòa thượng bảo.
Có lẽ để bổ xung cho lối giảng ngắn gọn của thầy mình, nên sau khi rời khỏi giảng đường, các sư thường bàn tán rộng thêm. Hôm ấy, lúc xuống đến nhà Tăng, sư Bằng nói trước:
– Để mình kể cho anh em nghe một chuyện. Cái chuyện này do sư Đoàn kể lại cho mình.
Giải y ra và vắt y lên dây xong, ai nấy vừa tìm chỗ ngồi gần quạt máy, vừa chú ý nghe sư Bằng nói. Ngay cả chú Hùng, một người làm công quả lâu năm trong tịnh xá, cũng theo thói quen mỗi khi học giáo lý xong lại xuống nghe các sư bình luận. Sư Bằng kể:
“Hồi đó, trước giải phóng, có một ông kia bị bệnh lao. Gia đình ông này ở Long An. Ông bị bệnh lao nặng, mà gia đình thì nghèo. Một gia đình ba thế hệ chung sống đều do vợ ông ta gánh vác hết. Đã vậy mỗi ngày phải lo cho bệnh tình của chồng, nên cô ta chịu không nổi.”
Thấy sư Bằng ngừng lại hơi lâu, các sư đệ kéo dài giọng giả vờ thúc:
– Rồi sao nữa?
Sư Bằng cười, kể tiếp:
“Vì mệt mỏi quá, nên dần dần người vợ cũng lơ là với chồng mình. Ông chồng vì để tránh lây nhiễm cho gia đình, nên đã che một cái chòi ở riêng trong vườn. Trước, ông còn có vợ, con ra vô chăm sóc. Dần dần thưa thớt người tới lui quá cho nên ông ta mặc cảm.”
Sư Bằng lại ngưng, có một chú giả bộ nói:
– Để con đi rót nước cho sư huynh, nghe.
Sư Bằng khoát tay, kể tiếp:
“Một bữa kia, ông ta mới tìm một chai thuốc sâu, uống vô một mớ cho quên hết cái sự đời. Ông ta uống xong, quằn quại đau đớn, rồi nằm ngay đơ đó mà gia đình không ai hay.
Đến hai ngày sau thì ông ta tỉnh lại, thấy trong người mệt, mà lại khỏe, biết thèm ăn. Ít lâu sau ông đi tái khám, bác sĩ ngạc nhiên vì không còn thấy con vi trùng lao nào trong người ổng nữa!”
Chú Hùng lên tiếng có vẻ tán đồng:
– Ờ, chuyện này trò cũng có nghe nhiều người kể như vậy…
Sư Bằng cắt ngang:
– Nhưng, anh em biết không, chú Hùng biết không, sau khi sư Đoàn kể cho mình nghe rồi, mình mới hỏi sư một câu.
Chú Hùng nói:
– Sư hỏi gì?
Sư Bằng đáp:
– Mình hỏi: “Sư Đoàn có biết thuốc sâu đó hiệu gì không?”. Sư Đoàn nói: “Ai mà biết.”. Mình hỏi tiếp: “Mà ổng uống một ly bao lớn?”. Sư Đoàn cũng nói: “Tui biết đâu.”. Mình mới kết luận: “Sư kể cho trò nghe, mà sư không nói rõ tên thuốc, lượng thuốc, thì làm sao trò giới thiệu cho mọi người được đây! Vậy thì mình không cứu người khác được rồi!”.
Không những là sư Đoàn, mà bây giờ nghe sư Bằng lý luận kiểu đó, ai nấy đều bật cười. Chú Hùng cười, nói:
– Trò xin phép kể cho quý sư nghe một chuyện có thật. Sau 1975, khi trò hoàn tục rồi đó, có một anh kia tìm đến thăm trò. Lúc còn làm trụ trì mình có giúp anh ta, nên anh ta biết ơn. Nhưng hồi đó anh ta ốm nhách à, vì bị đau bao tử kinh niên. Vậy mà mới có mấy năm, khi gặp lại mình không nhận ra được anh ta. So với trước kia thì anh ta mập, to hơn, diện mạo khác hẳn.
Mọi người chăm chú nghe. Lúc ấy chú Hùng như đang sống lại thời trẻ của mình. Chú kể tiếp:
– Lý do anh ta thay đổi như vậy cũng là do thuốc sâu. À, anh ta tên Minh. Sau giải phóng, nghèo túng khổ sở quá, lại thêm bệnh hoạn rề rề, chán quá nên Minh cũng dùng thuốc sâu tự vẫn. Mà thưa với sư Bằng là trò cũng quên hỏi tên thuốc và lượng thuốc mất rồi. Thôi để sau này có đi Cà Mau gặp Minh thì trò hứa là sẽ hỏi cho sư.
Ai nấy lại bật cười lần nữa. Chú Hùng tiếp tục kể:
– Khi Minh uống thuốc sâu, rồi cũng bất tỉnh. Cũng khoảng hai ngày sau Minh mới tỉnh lại. Nhìn quanh chỗ nằm, Minh thấy đủ thứ dơ dáy do chính mình ói mửa ra. Khắp người Minh đều dính dơ, mền gối bị đạp văng lung tung, chứng tỏ là Minh đã lăn lộn rất nhiều.
Về sau Minh đi tái khám, bệnh đau bao tử biến mất. Từ đó Minh đổi tướng, mập hơn gấp đôi so với trước kia…
Kể đến đây, chú Hùng chậm rãi cảnh giác mọi người:
– Nhưng mà nói thật thì chúng ta đừng nên bắt chước Minh, bởi vì thuốc sâu đã để lại di chứng. Khi trò gặp lại Minh, trò thấy anh ta có vẻ không bình thường. Từ ánh mắt, cho đến cách cười của Minh đều có vẻ hơi ngố, thật tội!
Chú Hùng kể rồi, lại có những tiếng cười, tiếng nói khác nối tiếp nhau vang lên. Trông họ có vẻ hồn nhiên quá, trẻ trung quá. Cái cảnh huynh đệ bàn tán này đây, vậy chứ sau này đi xa rồi thì mỗi người sẽ nhớ lắm đó. Trong số họ, chỉ có chú Hùng là “cựu chiến binh” nên hơi cao tuổi. Tuy chú hiện đang là cư sĩ, nhưng ai cũng thương mến chú như đối với một sư thúc tốt bụng vậy.
Tinh thần không sát hại của nhà Phật là tuyệt đối. Dù cho đó là người, vật, côn trùng, hay là cây cỏ, đệ tử Phật đều không được cố giết hại. Ngày xưa, thời đức Phật, có Tỳ-kheo bị giặc cướp dùng bụi cỏ tươi trói mà không dám vùng ra, chỉ vì sợ làm chết cỏ! Ta đừng lấy làm buồn cười về chuyện này. Bởi vì cái tinh thần này vốn có đạo lý của nó. Ai sống với đức từ bi thì người đó an trú vào Phật tâm. Ai không còn một ý niệm hủy diệt sự sống, dù là sự sống ở mức độ nào, thì người ấy đang xứng đáng là một người con Phật chân chính. Nếu không thể giữ giới thứ nhất một cách tuyệt đối, vì những hoàn cảnh khách quan nào đó, thì người ta lại có thể áp dụng giới thứ nhất ở một góc độ tương đối. Đây là tinh nghĩa của giới không giết hại qua hai chữ “giá” và “khai”…
Bàn tán đôi chút về sự giết hại, chết chóc rồi ai nấy đều giải tán. Sở dĩ mọi người nhắc đến vấn đề thuốc sâu là do khẩu hiệu dĩ nông vi thiền. Hàng ngày trồng rau cải, trồng cà phê… các sư chưa nghĩ kỹ về vấn đề này như hôm nay. Bây giờ nghe hòa thượng khai thị, mọi người mới ý thức về tinh thần bao la và sự ứng dụng uyển chuyển của giới thứ nhất. Quả thật trong xã hội loài người xưa nay, các tu sĩ Phật giáo chỉ cần không giết người và cầm, thú, lại thường ăn chay, là đã có đạo đức lắm rồi. Còn sự tuyệt đối không giết hại lại là một lãnh vực khác, cao cấp hơn, trong nhà đạo. Dĩ nhiên là nó cao siêu hơn những quan niệm và những giá trị đạo đức phổ thông…
Sau khi học giáo lý khoảng 45 phút, mọi người đã ngồi một lát tranh thủ bình luận linh tinh khi giải lao. Không ai dám tụ tập lâu hơn nữa vì sợ hòa thượng xuống rầy. Đến khi mọi người đã đi hết, sư Bằng mới nhớ ra là mình quên nói một chuyện. Nghe nói hiện nay bên Ấn Độ, nông dân dùng Coca cola xịt cho lúa để trị sâu, rầy. Thế thì giữa thuốc sâu và nước giải khát đôi khi cũng có thể đổi vị trí cho nhau. Cuộc sống thật tương đối lắm thay!
------------------------------------------------------------
Các bài liên quan
- VỘI
- Cuối đời trưởng lão Giác Chánh
- Ko biết
- hạnh Khất sĩ
- Ngụy Khất sĩ
- CHẤP PHÁP
- XUÂN ĐẠO 24
- Ghi chú về ĐẠO HÒA HẢO
- Từ đâu có pháp Tổng hợp
- Pháp Tổng hợp Bắc ‒ Nam PG
- NGHI TÌNH
- Giác Châu sư đã tặng thơ 7 bài
- Xuân ĐẠO - 23
- kỳ 63 TRUNG GIANG
- Trung Giang Ký Sự kỳ 62
- 61 - Trunggiang
- 60 - TrunggiangKs.
- 59 Trunggiang
- 58 - Trung-giang-ks.
- 57 - Trunggiang KS.
- 56 - Trunggiang
- 55 - Trunggiang
- TRUNG GIANG - 54
- Trung Giang Ký Sự kỳ 53
- 52 - TRUNG GIANG KS.
- Trung Giang kỳ 51
- TÂN XUÂN TỰ CẢM
- Khi ta không có gì
- MỘNG
- cúng Trai TĂNG
- Trung Giang KS. 50
- NHƯ THỊ - TRỰC CHỈ - VÔ MINH
- VÔ NGÃ CHƯA PHẢI LÀ THIỀN
- bóng ĐÁ
- cẢm niỆm
- Xuân Đạo 22
- đồng tiền Khôn
- lòng TỪ BI
- Bệnh
- Trung Quốc không có triết gia
- XUÂN đạo 21
- mAi
- Bài kệ của đại sư THÁI HƯ
- Bây giờ
- Trung Giang kỳ 49
- TRUNG GIANG - 48
- LÝ CON BÒ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 47
- TGKS số 46
- 45 Trung Giang
- Xuân đạo 20
- Ta là cát bụi
- Trung Giang 44
- XUÂN ĐẠO 19
- Kỳ 43 – Trung Giang Ký Sự
- Trái tim của Mẹ
- Trung Giang – kỳ 42
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 41
- THIỀN KHÁCH nhắn tin
- Nước mắt chảy xuôi
- Xuất GIA
- TRUNG GIANG 40
- Trung Giang Ký Sự kỳ 39
- KS. 35 - Trung Giang
- Ký sự 36 Trung Giang
- Trung Giang 37
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 38
- Trung Giang KS.34
- Ký sự kỳ 33 Trung Giang
- Trung Giang kỳ 32
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 30
- Chỉ can là Hiếu
- NON NƯỚC LINH THIÊNG
- Ngày xưa tìm đến chốn Cửa Không
- Ánh Nắng Tinh Khôi
- phẬt niỆm
- Chúng sanh VÔ NGÃ
- Âm dương đồng nhất lý
- Bà Hạnh Lộc
- DƯỚI MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
- Cảm niệm Bồ-đề Đạo tràng 2014
- THọ DụNG CHâN THậT
- thẦn thÔng
- Giấc mơ qua
- Tùy bút VU-LAN 2014
- Sự khắc nghiệt của tư tưởng tự do
- cái Nghiệp
- Gió trăng một sớm
- Vũ Trụ Đang Quay Nhanh
- TỊNH XÁ LƯU ĐỘNG
- Chùm thơ của sư MS. gởi tặng khách tri âm
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 29
- Bánh xe lăn nhanh hơn
- Ly trần
- NGƯỜI TỰ CHỦ
- Kỷ niệm một bài thơ
- VIỄN CẢNH
- Thích Hòa Bình pháp ngữ
- Nguyện Cầu
- Một bài thơ của HT. Thiền Tâm
- Nguồn thiêng Khất Sĩ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 31
- Trung Giang 28
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 27
- Ký sự 26 Trung Giang
- Vè Kiết Hạ 2012
- TRUNG GIANG 25
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 24
- Ký sự 22 Trung Giang
- kỳ 23 TRUNG GIANG
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 21
- Chánh niệm
- Tình Yêu đại thể
- Trung Giang – kỳ 20
- 19 Trung Giang
- Trung Giang ký sự 18
- Chùm thơ của Lãn Nhân
- Đốc-tơ ONG
- MỘT CÂY SẬY CÓ TƯ TƯỞNG
- Kỳ 17 - TRUNG GIANG KÝ SỰ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 16
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 15
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 14
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 13
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 12
- TRUNG GIANG KÝ SỰ 11
- Trung Giang kỳ 10
- Ký sự TRUNG GIANG - 09
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – KỲ 08
- Giáp Ngọ - Nhâm Thìn 58 năm
- TRUNG GIANG Ký Sự - kỳ 07
- Ký sự TRUNG GIANG - kỳ 06
- Trung Giang Ký Sự - kỳ 05
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - Kỳ 04
- Thơ Chúc Xuân Nhâm Thìn
- Sắc Ti-gôn
- Gỡ rối tơ lòng
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 3
- HÃY ĐỂ CHUYỆN ĐÓ XẢY RA
- NGỌC THIỀN CA
- Lý do hình thành Bát Kỉnh Pháp
- Kẻ trộm
- Vạn Hạnh Truyền Đăng Ca
- CẠO TÓC
- Nhớ thương về...
- LỜI PHẬT DẠY
- Về Nguồn (thơ TQH)
- Xuân Thiền - TRẦN QUÊ HƯƠNG
- Nhớ TRÂU
- Tặng Phẩm Dâng Đời
- Cảm niệm trước CÂY BỒ-ĐỀ LỊCH SỬ
- Bình giảng bài "CÁC VỊ LA-HÁN ..."
- CÁC VỊ LA-HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
- Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi!
- NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐIỆP VÀ LAN
- Lên Núi Thiền Định
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 2
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 1