Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / phẬt niỆm
Phật niệm
Lưu Thủy
(Kỷ niệm mùa Vesak 2552 tại Việt Nam)
Vừa soạn xong một tinh nhắn, thầy Liễu Sinh đã gởi liền cho nhiều huynh đệ học chung lớp. “Biết tin gì chưa, thầy G.Đ về lâu rồi.”. Cái tin nhắn đơn giản này vừa gởi đi đã lập tức nhận được nhiều phản hồi. Người thì hỏi: “Sh nói gì?”, người thì tò mò: “Sao biết?”, cũng có một vài người phone lại ngay cho Liễu Sinh…
Đây không phải là lần đầu tiên các học viên khóa VI phàn nàn về điểm số. Bởi vì khóa VI là khóa thử nghiệm chế độ học tín chỉ trong cơ cấu giáo dục Phật giáo Việt Nam hệ đại học, nên còn có nhiều việc bị thiếu sót. Do vậy mà vào học kỳ II, chính thầy Phó trưởng Ban thường trực của Học viện đã nói trong một lần lên lớp là các Tăng, Ni sinh nên thông cảm và hợp tác với Học viện, khóa này xem như là khóa thử nghiệm…
Có lẽ là mọi người đã “ngậm ngùi hoan hỷ” như lời sư Bảo Chân thường nói. Vì đàn em tương lai mà mình hy sinh, mình làm “vật thí nghiệm” cho Học viện… Nói đùa vậy chứ mọi việc cũng không đến nỗi kinh khủng. Nhưng qua đầu học kỳ VI này, tin tức về điểm số của môn chuyên ngành đầu tiên đã làm cho 42 học viên trong khoa của Liễu Sinh bức xúc. Mọi việc bắt đầu từ thầy G.Đ…
Út Chùa, một Ni sinh trẻ tuổi nhất khoa cũng gởi lại cho Liễu Sinh một tin nhắn. Thầy chưa kịp trả lời thì cô đã gọi lại. “A-di-đà Phật”, thầy Sinh đưa máy lên nói. Bên kia có tiếng trả lời:
– Sư huynh, con là Út Chùa của sư huynh, nè.
Liễu Sinh mỉm cười đáp:
– Biết rồi. Có gì không?
Út Chùa hỏi hồn nhiên:
– Sư huynh, khi nãy sư huynh nhắn vậy là sao?
Liễu Sinh giải thích:
– À, về môn học mà bọn mình bị điểm vớt cả lớp đó.
Út Chùa nói:
– Sư huynh ơi, thầy Trưởng khoa đã chịu nhượng bộ bọn mình rồi mà.
Liễu Sinh đáp:
– Sư cô nghĩ xem, cả lớp bị điểm thấp. Nhưng đâu phải do bọn mình không biết làm tiểu luận. Dù sao thì mình cũng đã qua giai đoạn đại cương rồi. Chỉ do thầy dạy cứ một, hai bảo bọn mình phải viết theo ý thầy, quá năm trang thầy không chấm, dẫn nhập với kết luận cũng không cần đầy đủ, chỉ viết như một bài thu hoạch thôi.
Bên kia vẫn im lặng. Lát sau Út Chùa nói hơi nhỏ:
– Sư huynh, mấy chuyện đó con cũng biết rồi. Cả lớp cũng đã giải thích cho thầy Trưởng khoa rồi.
Liễu Sinh nói:
– Do thầy G.Đ bỏ đi Mỹ, không chấm bài cho bọn mình…
Út Chùa tiếp:
– Cho nên bây giờ biết thầy đã về là sư huynh liền thông báo phải không?
Thầy Sinh bật cười vì lời nhận xét hồn nhiên của cô bạn học. Tiếng cười nhỏ đó cũng được bên kia nối theo. Tâm trạng phấn khích của Liễu Sinh bất chợt bị phá tan. Lát sau Út Chùa lên tiếng trước:
– Nhưng sư huynh ơi, con nghĩ là mình có mất mát gì đâu.
Liễu Sinh suy nghĩ một chút rồi đáp:
– Sư cô thấy đấy, ai cũng nói là thà học dở thì bị điểm thấp. Còn khi không lại mang tiếng được điểm vớt…
– Nhưng mình đi cãi với người lớn thì đâu có hay.
Liễu Sinh hơi ngạc nhiên vì lời nói vừa rồi của Út Chùa. Có lẽ cô ta không tán đồng sự đấu tranh thì phải. Thầy cảm thấy hơi cụt hứng nhưng rồi cũng nói vớt:
– Thì, để mai lên lớp rồi mình lấy ý kiến chung.
Út Chùa nói:
– Do sư huynh quyết định thôi. Chị lớp trưởng không chịu nghe ai đâu.
Liễu Sinh đính chính:
– Vậy do cổ quyết định chứ?
Út Chùa nói có vẻ khoái chí:
– Chị Trang chỉ chịu nghe lời sư huynh thôi.
Liễu Sinh mỉm cười hỏi lại:
– Vậy sao? Sao lâu nay tui không biết?
Út Chùa cười ngất, nói:
– Sư huynh đừng nói chuyện này nữa.
Liễu Sinh hỏi:
– Bây giờ sư cô muốn nói chuyện gì?
Út Chùa ngưng cười, nói nghiêm trang:
– Sư huynh, con nghĩ là mình đã được nhận từ quý thầy rất nhiều. Quý thầy đi dạy mà có đồng lương nào đâu. Những kiến thức nào quý thầy đã cho mình, được bao nhiêu thì mình nhận bấy nhiêu. Và mình mãi mãi biết ơn quý thầy, phải không sư huynh?
Những lời nói trong trẻo và nhẹ nhàng của vị sư cô trẻ tuổi nhất lớp rót vào tai Liễu Sinh không sót tiếng nào. Thầy Sinh bỗng nhiên cảm thấy nghẹn lời, không biết làm sao đáp lại. Út Chùa lên tiếng:
– A-lô,
“Ừ”, Liễu Sinh đáp nhỏ.
– Sư huynh giận con rồi à?
Thầy Sinh đáp thật thà:
– Không, có ai giận được Út Chùa bao giờ!
Cả hai cùng bật cười. Liễu Sinh có thể hình dung được khuôn mặt tươi như hoa dã quỳ của người bạn học nhỏ tuổi. Út Chùa vừa ngưng cười vừa hít hà nói:
– Thầy đâu có muốn cho mình điểm thấp. Còn thượng tọa Trưởng khoa cũng đã hứa là chấm lại cho mình rồi. Mình không nên tưới tẩm những hạt giống phiền não nữa, sư huynh thấy đúng không?
“Ô hay, cái cô này, được nước là lấn tới!”. Nhưng Liễu Sinh cũng phải chấp nhận. Thầy nói qua loa:
– Thôi thì tùy sư cô đi, mai lên lớp gặp lại bàn tiếp, nghe.
Út Chùa kêu lên:
– Sư huynh, sư huynh đừng giận con, nghe. Con nói thật lòng những suy nghĩ của con chứ không phải là con yêu cầu các sư huynh, sư tỷ phải làm như vậy đâu!
– Được rồi, được rồi…
Thầy Liễu Sinh đáp xã giao lấy lệ vài lời rồi ngưng cuộc nói chuyện. Cái cô Út Chùa thiệt tình!… Liễu Sinh không hề giận người bạn học hồn nhiên của mình. Thầy chỉ cảm thấy hơi thẹn. Tại sao thầy không nhìn sự việc như Út Chùa nhỉ? Liễu Sinh nghĩ là do hai cá tính đã dẫn đến hai hướng nhìn khác nhau. Đấu tranh cho lẽ công bằng, như mọi pháp khác, nó cũng là một bất định pháp. Bởi vì có khi nó thiện, tích cực, mà cũng có khi nó bất ổn, không nên… Thế mới hay, giá trị cuối cùng là ở cái tâm, ở nơi người trong cuộc. Cái tâm ấy, có khi nó là Phật, nhưng cũng có khi nó là ma, chỉ cần ở một ý niệm thôi!
Một tâm lành khởi, một Phật niệm khởi thì khác nào một đức Phật ra đời. Thật cao quý và gần gũi vô cùng! Ngài đã đến qua cặp mi cong vút nhắm khít lại khi cười, qua đôi gò má đỏ au, cái miệng móm và giọng nói trong trẻo, nhỏng nhẻo của cô Út Chùa. Cứ hình dung đến khuôn mặt, giọng nói và bộ dạng của Út Chùa là thầy Sinh lại mỉm cười. Mà thầy lại càng cười thầm hơn nữa khi gậm nhấm sự kiện mình vừa được Út Chùa nắn lưng thật bất ngờ và thật nhẹ nhàng. “Mình đừng tưới tẩm những hạt giống phiền não nữa, sư huynh thấy đúng không?”, câu nói này cứ vang vang suốt ngày hôm đó và những ngày kế tiếp trong lòng thầy Liễu Sinh…
------------------------------------------
Các bài liên quan
- VỘI
- Cuối đời trưởng lão Giác Chánh
- Ko biết
- hạnh Khất sĩ
- Ngụy Khất sĩ
- CHẤP PHÁP
- XUÂN ĐẠO 24
- Ghi chú về ĐẠO HÒA HẢO
- Từ đâu có pháp Tổng hợp
- Pháp Tổng hợp Bắc ‒ Nam PG
- NGHI TÌNH
- Giác Châu sư đã tặng thơ 7 bài
- Xuân ĐẠO - 23
- kỳ 63 TRUNG GIANG
- Trung Giang Ký Sự kỳ 62
- 61 - Trunggiang
- 60 - TrunggiangKs.
- 59 Trunggiang
- 58 - Trung-giang-ks.
- 57 - Trunggiang KS.
- 56 - Trunggiang
- 55 - Trunggiang
- TRUNG GIANG - 54
- Trung Giang Ký Sự kỳ 53
- 52 - TRUNG GIANG KS.
- Trung Giang kỳ 51
- TÂN XUÂN TỰ CẢM
- Khi ta không có gì
- MỘNG
- cúng Trai TĂNG
- Trung Giang KS. 50
- NHƯ THỊ - TRỰC CHỈ - VÔ MINH
- VÔ NGÃ CHƯA PHẢI LÀ THIỀN
- bóng ĐÁ
- cẢm niỆm
- Xuân Đạo 22
- đồng tiền Khôn
- lòng TỪ BI
- Bệnh
- Trung Quốc không có triết gia
- XUÂN đạo 21
- mAi
- Bài kệ của đại sư THÁI HƯ
- Bây giờ
- Trung Giang kỳ 49
- TRUNG GIANG - 48
- LÝ CON BÒ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 47
- TGKS số 46
- 45 Trung Giang
- Xuân đạo 20
- Ta là cát bụi
- Trung Giang 44
- XUÂN ĐẠO 19
- Kỳ 43 – Trung Giang Ký Sự
- Trái tim của Mẹ
- Trung Giang – kỳ 42
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 41
- THIỀN KHÁCH nhắn tin
- Nước mắt chảy xuôi
- Xuất GIA
- TRUNG GIANG 40
- Trung Giang Ký Sự kỳ 39
- KS. 35 - Trung Giang
- Ký sự 36 Trung Giang
- Trung Giang 37
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 38
- Trung Giang KS.34
- Ký sự kỳ 33 Trung Giang
- Trung Giang kỳ 32
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 30
- Chỉ can là Hiếu
- Thuốc sâu
- NON NƯỚC LINH THIÊNG
- Ngày xưa tìm đến chốn Cửa Không
- Ánh Nắng Tinh Khôi
- Chúng sanh VÔ NGÃ
- Âm dương đồng nhất lý
- Bà Hạnh Lộc
- DƯỚI MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
- Cảm niệm Bồ-đề Đạo tràng 2014
- THọ DụNG CHâN THậT
- thẦn thÔng
- Giấc mơ qua
- Tùy bút VU-LAN 2014
- Sự khắc nghiệt của tư tưởng tự do
- cái Nghiệp
- Gió trăng một sớm
- Vũ Trụ Đang Quay Nhanh
- TỊNH XÁ LƯU ĐỘNG
- Chùm thơ của sư MS. gởi tặng khách tri âm
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 29
- Bánh xe lăn nhanh hơn
- Ly trần
- NGƯỜI TỰ CHỦ
- Kỷ niệm một bài thơ
- VIỄN CẢNH
- Thích Hòa Bình pháp ngữ
- Nguyện Cầu
- Một bài thơ của HT. Thiền Tâm
- Nguồn thiêng Khất Sĩ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 31
- Trung Giang 28
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 27
- Ký sự 26 Trung Giang
- Vè Kiết Hạ 2012
- TRUNG GIANG 25
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 24
- Ký sự 22 Trung Giang
- kỳ 23 TRUNG GIANG
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 21
- Chánh niệm
- Tình Yêu đại thể
- Trung Giang – kỳ 20
- 19 Trung Giang
- Trung Giang ký sự 18
- Chùm thơ của Lãn Nhân
- Đốc-tơ ONG
- MỘT CÂY SẬY CÓ TƯ TƯỞNG
- Kỳ 17 - TRUNG GIANG KÝ SỰ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 16
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 15
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 14
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 13
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 12
- TRUNG GIANG KÝ SỰ 11
- Trung Giang kỳ 10
- Ký sự TRUNG GIANG - 09
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – KỲ 08
- Giáp Ngọ - Nhâm Thìn 58 năm
- TRUNG GIANG Ký Sự - kỳ 07
- Ký sự TRUNG GIANG - kỳ 06
- Trung Giang Ký Sự - kỳ 05
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - Kỳ 04
- Thơ Chúc Xuân Nhâm Thìn
- Sắc Ti-gôn
- Gỡ rối tơ lòng
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 3
- HÃY ĐỂ CHUYỆN ĐÓ XẢY RA
- NGỌC THIỀN CA
- Lý do hình thành Bát Kỉnh Pháp
- Kẻ trộm
- Vạn Hạnh Truyền Đăng Ca
- CẠO TÓC
- Nhớ thương về...
- LỜI PHẬT DẠY
- Về Nguồn (thơ TQH)
- Xuân Thiền - TRẦN QUÊ HƯƠNG
- Nhớ TRÂU
- Tặng Phẩm Dâng Đời
- Cảm niệm trước CÂY BỒ-ĐỀ LỊCH SỬ
- Bình giảng bài "CÁC VỊ LA-HÁN ..."
- CÁC VỊ LA-HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
- Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi!
- NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐIỆP VÀ LAN
- Lên Núi Thiền Định
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 2
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 1