Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / Chúng sanh VÔ NGÃ
Chúng sanh vô ngã
Lưu Thủy
Nơi hành lang Tăng xá, chỗ dưới tàng cây sa-kê, chú Định đang ngồi xem quyển Người Vô Sự của hòa thượng Nhất Hạnh. Đây là một quyển bình giảng về tác phẩm Lâm Tế Ngữ Lục. Bên trong phòng sư Kiên vừa tắt máy vi tính, đứng dậy thở phào một cái rồi cầm xấp giấy bước ra ngồi gần chỗ Định. Sư đang bận biên tập cho nội san Khất Sĩ số 6. Có thể quyển số 6 này sẽ mang tên chính thức là Nội san Khất Sĩ, trong khi 5 quyển trước chỉ là những tập văn với các chủ đề riêng khác nhau.
Chú Định ngưng đọc, ngẩng lên nhìn sư Kiên. Sư bảo:
– Bài thiếu, bên Ban biên tập cần thêm bài đó, Định.
Tiện tay sư đưa mấy bài thơ bảo Định xem dùm. Chú Định đưa hai tay đỡ lấy mấy tờ giấy nhưng vẫn nói:
– Con đâu biết văn thơ gì đâu, sư.
Sư Kiên cười chúm chím, cao giọng nói:
– Vậy hả? Vậy chớ người ta bảo rằng “Các thi sĩ không biết cách làm thơ, người biết cách làm thơ lại không phải là thi sĩ.” đó!
– Sao kỳ vậy, sư?
– Thì cách làm là một chuyện, còn những tiếng nói của tâm hồn lại là một chuyện chớ sao.
Quả thật là nội tâm và kỹ thuật khác nhau, trong nội tâm chứa hồn thơ còn kỹ thuật chỉ là cách giải bày hồn thơ. Chắc chú Định cũng hiểu điều đó nên không hỏi nữa, cả hai thầy trò lại yên lặng ngồi đọc bài. Sư Kiên làm công việc biên tập rất kỹ. Khi mới nhận bài, sư ghi ngày tháng nhận và số thứ tự vào đầu mỗi bài. Sau đó sư lần lượt xem qua cả xấp bài, rồi lại xem lần thứ hai, thứ ba…Khi xem, sư dùng bút dạ quang gạch vào những chữ có vấn đề rồi ghi chú ý mình ra ngoài lề, những lỗi chính tả thì sư sửa ngay và đánh dấu chéo ngoài lề để bên vi tính chú ý hàng đó, đến khi đọc hết thì sư gạch xéo dưới cuối bài rồi bỏ qua một bên… Lúc này Định bỗng đứng dậy. Chú chạy vào trong, mở cái hòm to đùng của mình lấy một quyển vở, ra đứng bên sư Kiên nói:
– Con đọc cho sư xem thử có phải là thơ không, nghen.
Sư Kiên gật gật đầu. Sư thầm cười mà mắt vẫn rảo qua trang giấy đang cầm. Định cất giọng đọc:
Nhà rộng trống không
Gió luồn lồng lộng,
Nhà như cõi mộng
Tuy có liền không.
Vẫn thường ở trong
Đến đi tự lòng
Chẳng khác hư không
Thong dong cùng khắp…
Bài thơ rất có ý đạo. Cả bài toát lên tư tưởng Bát-nhã siêu việt. Chú Sa-di Định hẳn đã bén mùi thiền đâu từ những kiếp trước. Sư Kiên cười hoan hỷ, hỏi Định:
– Nhà là gì?
– Dạ, ơ… Con nghĩ nhà là cái thân của mình.
– Còn cái gì thường ở trong?
– Dạ, là bổn tánh.
– Vậy thay chữ “vẫn” bằng chữ “nó” đi. Cả bốn câu dưới bị ẩn chủ ngữ rồi.
Định cũng đã thấy là thiếu cái gì đó, nhưng chú lại muốn sửa câu thứ năm thành “Như chủ thường trong”. Hay, nói bổn tánh là “như chủ thường trong” thì hay hơn một lời khẳng định. Chú Định hỏi sư Kiên:
– Sư thấy được không, con lấy mỗi câu đều cùng vần ông?
Sư Kiên nói đơn giản:
– Có gì mà không được! Định đọc tiếp mấy bài khác đi…
Chú Định hăm hở đọc nhiều bài khác cho sư Kiên nghe. Quả thật chỉ có những tiếng nói của tâm hồn mới thành thơ được, còn những câu chữ chau chuốt mà lạnh như sắt như chì thì chán lắm. Thơ của Định rất có hồn, đọc nghe thú vị, tuy có vài câu còn vụng. Nghe qua khoảng chục bài trong tập thơ mà Định dấu kín lâu nay, sư Kiên bảo:
– Được hết. Muốn gởi đăng ở đâu thì cứ gởi đi.
Định hồ hởi nói:
– Con gởi báo mình ba bài, nghe sư.
Sư Kiên lắc lắc tay, bảo đừng gởi nhiều quá làm hàng giảm giá. Chú Định chẳng hiểu tại sao nhưng chú cũng không hỏi nữa. Khi đó, Thiện Chí từ bên chánh điện đi qua cầu, đẩy cổng bước lại chỗ họ ngồi. Chú chắp tay chào sư Kiên rồi mang cặp vào phòng. Sư Kiên bảo Chí mở vi tính làm tiếp giúp sư hình đức Bồ-đề-đạt-ma. Chú Định chạy vào xem Thiện Chí làm. Sư Kiên cũng đi vào.
Bấy giờ, trên màn hình đã hiện lên hình đức Bồ-đề-đạt-ma đang đứng trên một cọng lau vượt qua sông. Trong sử kể rằng, sau cuộc đối đáp với Lương Võ Đế, đức Sơ Tổ đã lặng lẽ vượt sông qua miền Bắc Ngụy, lên non Thiếu Thất tĩnh tọa 9 năm. Khi qua sông, ngài đâu có quảy giầy giếc gì, ngài có tiếc chi một người trọng hình thức như Lương Võ Đế mà quay đầu nhìn lui. Lâu nay mọi người đều chấp nhận hình Tổ Bồ-đề-đạt-ma quảy giầy qua sông và ngoái đầu nhìn lui nhưng sư Kiên thì không chịu. Sư Kiên bảo Chí xóa giúp chiếc giầy, quay đầu ngài nhìn tới, bỏ cái xâu chuỗi của Tịnh độ trên tay ngài, cắt bớt phần y dài lòa xòa tới bàn chân như y của Ni cô, rồi lại sửa nhiều chỗ khác… Thấy Định đang nhìn màn hình, Chí kéo chuột tắt bớt một layer. Định kêu lên:
– Ô, mất đầu rồi!
Chí tắt thêm một cái, Định lại kêu:
– Rớt mất tấm y rồi.
Chí hỏi: “Ghê không?”. Mấy thầy trò cùng bật cười. Bên ngoài, bà Phước nấu bếp vừa đi đến, thò đầu nhìn vào. Thấy mấy thầy trò vui vẻ bà cũng lại xem. Bà kể:
– Mấy đứa chỗ trò dưới Long An, nó lấy hình người ta đưa vào máy rồi lột hết quần áo người ta cho xem!
Sư Kiên bảo bà:
– Làm sao được?
– Được mà, trò thấy rõ mà.
Thiện Chí giải thích với bà cụ:
– Không có đâu, bà. Lúc lột áo cũng là lúc dán cái khác vô đó, bà.
Bà cụ và Định đều không tin. Sư Kiên đi tìm một tấm hình. Sư cầm lại, tay kia vén áo mình và nói:
– Bà xem nè, kéo áo ra thì hở vai, do sư là người thật, đúng không? Còn cái hình này…
Sư lột lớp hình áo, bên trong lộ ra lớp giấy trắng lùi xùi.
– Thấy chưa?
Bà Phước vẫn thắc mắc:
– Nhưng đây đâu phải hình trong máy.
– Cũng vậy thôi, bà. Trong máy, sau hình sẽ là nền hình, còn đây là lớp giấy trong ruột…
Một tấm hình khi mới hiển thị trong Photoshop thì chỉ có một lớp hình và nền background. Trong quá trình làm người ta mới tạo ra nhiều lớp hình, nhiều layer chồng lên nhau. Cuối cùng khi xuất hình lại chỉ có một lớp. Thấy hai người vẫn ngơ ngơ, sư Kiên bảo:
– Thôi kệ nó đi. Bà thấy trên Cửu Huyền không, hòa thượng Chương thật là vô ngã đó!
Bà Phước chẳng hiểu gì, đáp “Dạ”. Sư Kiên cho biết hình hòa thượng Chương thờ trên Cửu Huyền chỉ có đầu là hình ngài, còn cái thân ngồi xếp bằng là của sư khác, cây Bồ-đề phía sau là khác, mà bãi cỏ ngài ngồi cũng lấy từ chỗ khác ghép vô. Bà Phước “Úi cha” một cái, Định cũng nói “Sao kỳ quá vậy?”, làm cả sư Kiên và Thiện Chí đều bật cười. Tấm hình hòa thượng Chương đang thờ chính là một tác phẩm của hai thầy trò. Cũng vì hòa thượng về báo mộng bảo làm hình ngài để thờ nên họ mới cho ra đời một tác phẩm vô ngã như thế…
Hóng chuyện một lát rồi bà Phước chào sư Kiên để xuống bếp nấu bữa chiều cho mọi người dùng. Sư Kiên bảo:
– Bà, chiều nay lại nấu món vô ngã, nghen.
– Cũng như mọi khi hả, sư?
Sư Kiên gật đầu. Đến chiều, Định xuống bếp bưng lên một mâm, gồm ba tô cháo trắng, một đĩa tàu hủ kho và một đĩa bắp chuối luộc. Chú sắp ra trên tấm chiếu rồi mời sư Kiên và Thiện Chí. Ba người lại ngồi quây quần quanh mâm, chấp tay xá chúng rồi dùng. Thiện Chí dè dặt hỏi sư Kiên:
– Sư phụ, món vô ngã đây hả, sư phụ?
Sư Kiên gật gật đầu. Chú Định thắc mắc:
– Mấy lần trước con đều thấy khác mà.
Sư cười hóm hỉnh:
– Thì vô ngã mà, có gì ăn nấy!
----------------------------------------------------------
Các bài liên quan
- VỘI
- Cuối đời trưởng lão Giác Chánh
- Ko biết
- hạnh Khất sĩ
- Ngụy Khất sĩ
- CHẤP PHÁP
- XUÂN ĐẠO 24
- Ghi chú về ĐẠO HÒA HẢO
- Từ đâu có pháp Tổng hợp
- Pháp Tổng hợp Bắc ‒ Nam PG
- NGHI TÌNH
- Giác Châu sư đã tặng thơ 7 bài
- Xuân ĐẠO - 23
- kỳ 63 TRUNG GIANG
- Trung Giang Ký Sự kỳ 62
- 61 - Trunggiang
- 60 - TrunggiangKs.
- 59 Trunggiang
- 58 - Trung-giang-ks.
- 57 - Trunggiang KS.
- 56 - Trunggiang
- 55 - Trunggiang
- TRUNG GIANG - 54
- Trung Giang Ký Sự kỳ 53
- 52 - TRUNG GIANG KS.
- Trung Giang kỳ 51
- TÂN XUÂN TỰ CẢM
- Khi ta không có gì
- MỘNG
- cúng Trai TĂNG
- Trung Giang KS. 50
- NHƯ THỊ - TRỰC CHỈ - VÔ MINH
- VÔ NGÃ CHƯA PHẢI LÀ THIỀN
- bóng ĐÁ
- cẢm niỆm
- Xuân Đạo 22
- đồng tiền Khôn
- lòng TỪ BI
- Bệnh
- Trung Quốc không có triết gia
- XUÂN đạo 21
- mAi
- Bài kệ của đại sư THÁI HƯ
- Bây giờ
- Trung Giang kỳ 49
- TRUNG GIANG - 48
- LÝ CON BÒ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 47
- TGKS số 46
- 45 Trung Giang
- Xuân đạo 20
- Ta là cát bụi
- Trung Giang 44
- XUÂN ĐẠO 19
- Kỳ 43 – Trung Giang Ký Sự
- Trái tim của Mẹ
- Trung Giang – kỳ 42
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 41
- THIỀN KHÁCH nhắn tin
- Nước mắt chảy xuôi
- Xuất GIA
- TRUNG GIANG 40
- Trung Giang Ký Sự kỳ 39
- KS. 35 - Trung Giang
- Ký sự 36 Trung Giang
- Trung Giang 37
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 38
- Trung Giang KS.34
- Ký sự kỳ 33 Trung Giang
- Trung Giang kỳ 32
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 30
- Chỉ can là Hiếu
- Thuốc sâu
- NON NƯỚC LINH THIÊNG
- Ngày xưa tìm đến chốn Cửa Không
- Ánh Nắng Tinh Khôi
- phẬt niỆm
- Âm dương đồng nhất lý
- Bà Hạnh Lộc
- DƯỚI MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
- Cảm niệm Bồ-đề Đạo tràng 2014
- THọ DụNG CHâN THậT
- thẦn thÔng
- Giấc mơ qua
- Tùy bút VU-LAN 2014
- Sự khắc nghiệt của tư tưởng tự do
- cái Nghiệp
- Gió trăng một sớm
- Vũ Trụ Đang Quay Nhanh
- TỊNH XÁ LƯU ĐỘNG
- Chùm thơ của sư MS. gởi tặng khách tri âm
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 29
- Bánh xe lăn nhanh hơn
- Ly trần
- NGƯỜI TỰ CHỦ
- Kỷ niệm một bài thơ
- VIỄN CẢNH
- Thích Hòa Bình pháp ngữ
- Nguyện Cầu
- Một bài thơ của HT. Thiền Tâm
- Nguồn thiêng Khất Sĩ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 31
- Trung Giang 28
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 27
- Ký sự 26 Trung Giang
- Vè Kiết Hạ 2012
- TRUNG GIANG 25
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 24
- Ký sự 22 Trung Giang
- kỳ 23 TRUNG GIANG
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 21
- Chánh niệm
- Tình Yêu đại thể
- Trung Giang – kỳ 20
- 19 Trung Giang
- Trung Giang ký sự 18
- Chùm thơ của Lãn Nhân
- Đốc-tơ ONG
- MỘT CÂY SẬY CÓ TƯ TƯỞNG
- Kỳ 17 - TRUNG GIANG KÝ SỰ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 16
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 15
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 14
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 13
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 12
- TRUNG GIANG KÝ SỰ 11
- Trung Giang kỳ 10
- Ký sự TRUNG GIANG - 09
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – KỲ 08
- Giáp Ngọ - Nhâm Thìn 58 năm
- TRUNG GIANG Ký Sự - kỳ 07
- Ký sự TRUNG GIANG - kỳ 06
- Trung Giang Ký Sự - kỳ 05
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - Kỳ 04
- Thơ Chúc Xuân Nhâm Thìn
- Sắc Ti-gôn
- Gỡ rối tơ lòng
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 3
- HÃY ĐỂ CHUYỆN ĐÓ XẢY RA
- NGỌC THIỀN CA
- Lý do hình thành Bát Kỉnh Pháp
- Kẻ trộm
- Vạn Hạnh Truyền Đăng Ca
- CẠO TÓC
- Nhớ thương về...
- LỜI PHẬT DẠY
- Về Nguồn (thơ TQH)
- Xuân Thiền - TRẦN QUÊ HƯƠNG
- Nhớ TRÂU
- Tặng Phẩm Dâng Đời
- Cảm niệm trước CÂY BỒ-ĐỀ LỊCH SỬ
- Bình giảng bài "CÁC VỊ LA-HÁN ..."
- CÁC VỊ LA-HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
- Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi!
- NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐIỆP VÀ LAN
- Lên Núi Thiền Định
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 2
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 1