Đạo phật khất sĩ / Lịch sử - Tổ chức / BỨC THƠ GỞI CHƯ NAM NỮ KHẤT SĨ
Ngày 22/12/2011, tôi và sư Minh Hành đã ghé thăm Nhà thuốc Đặng Nguyên Đường ở đường Bạch Đằng, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Khi gặp được lương y chủ nhà thuốc, chúng tôi đã hỏi về bản gốc của bức thơ Tổ sư Minh Đăng Quang gởi chư nam nữ khất sĩ trước khi ngài đi trả nghiệp. Đáp lời chúng tôi, vị ấy đã khoát tay và hất đầu nói: "Không bao giờ có bản gốc! Không bao giờ có bản gốc! Sư hiểu không?". Theo lời nói trên của người thừa kế quyền tác giả quyển Minh Đăng Quang Pháp Giáo, chúng tôi đã hiểu rằng đức Tổ sư đã không chấp bút viết bức thơ ấy, mà đó là một sáng tác của Hàn Ôn. Hàn Ôn đã lấy ý Tổ viết thành văn để an lòng chúng, trong thời điểm chư khất sĩ như gà con lạc mẹ. Việc làm này của Hàn Ôn là có thiện chí, và về khía cạnh văn học thì bức thơ vẫn được chấp nhận với những giá trị nội dung và tư tưởng của nó. Chúng tôi ghi ra những điều này chỉ nhằm xác định tác giả và xuất xứ của bức thơ mà thôi.
KS. Minh Bình
Bức tâm thơ
GỞI CHƯ NAM NỮ KHẤT SĨ
Tôi vì gốc bịnh lâu năm nên chắc không thiệt mạnh, mặc dầu nay cũng tạm bớt rồi. Sự hành đạo hình như cũng đã rán sức lắm, và nền đạo cũng đã tròn xong, vậy nên tôi đã quyết định yên nghỉ nơi xa vắng.
Kể từ nay, trước khi đi tôi rán viết mấy đoạn chơn lý ít nhiều, để chỉ thêm vài khoản thiếu của người trong xứ. Đó tức là dấu xương tôi để lại.
Vì sao tôi sẽ đi vậy? Ấy bởi bịnh khổ mà tôi nhắm không thể trị được (tim và gan), dẫu tôi có rán đi hành đạo thêm nữa thì chỉ đem sự giải đãi, dung dưỡng, phá đạo hư danh mà thôi. Vả lại, ngày nay trong xứ cũng gần yên tịnh, nên lúc này tôi đi tu tịnh chắc cũng không phải hẹp hòi. Biết đâu nhờ sự tu dưỡng ấy mà tôi được hết bịnh, thì duyên lành hoằng hóa sau này ắt muôn phần vĩ đại lớn lao.
Vậy thì nay tôi xin cho hay, trong nam nữ khá giữ giới hạnh lo tu được nhờ lấy, đừng mở đạo thêm nhiều nữa, ít mà lo tu thiền định là quý hơn. Bởi vắng mặt tôi, thâu nhiều lộn xộn; nền đạo miễn cho có nhắc nhở đời một lúc đủ rồi.
Vậy từ nay ai có cần hỏi chi tôi nói chỉ cho chút ít, bằng không thì thôi.
Người xuất gia rồi, ai muốn xin ra tự ý, hoặc đi học ai cũng được. Hoặc mấy vị lớn tuổi đạo xem coi ai được, không được hãy cho ra bớt.
Còn ai muốn giữ y bát giáo pháp của tôi thì phải cho đúng luật y như lúc tôi còn trước mặt, đó tức là làm vui lòng tôi nơi thế giới khác. Nhất là phải hòa hiệp nhau, chớ phân rẽ hơn thua. Ai chẳng tuân thì tôi xin xả giới cho bây giờ, bằng chẳng vậy sau này sa địa ngục!
Chẳng phải tôi muốn sự chia lìa ấy, biết đâu sự cơ duyên Đạo Phật Thích-ca đến hồi mạt pháp, lằn ánh sáng cuối cùng nháng đến xứ Việt Nam rồi mất luôn. Và biết đâu chăng, nhờ cư sĩ dày công lo hộ đạo, khất sĩ khổ nhọc lo tu, mà trong xứ được mau thái bình như hôm nay và hơn nữa; thì phước đức của tất cả vô biên, còn tôi cũng mãn nguyện, không có muốn chi thêm!
Từ nay chớ nên nhận sự cúng dường thay phiên của cư sĩ nữa.
Ai không bịnh không được độ buổi sáng. Bịnh cũng mặc y, chớ mặc áo.
Cấm để dành đồ ăn và thuốc khi đã mạnh.
Khất sĩ Minh Đăng Quang
-------------------------------------------------------------------------
MỘT BỨC THƠ GỞI CHƯ NAM NỮ KHẤT SĨ
Trích nguyên văn trong Minh Đăng Quang Pháp Giáo
Tôi vì gốc bịnh lâu năm, nên chắc không thiệt mạnh, mặc dầu nay cũng tạm bớt rồi. Sự hành đạo hình như cũng đã rán sức lắm, và nền đạo cũng đã tròn xong, vậy nên tôi đã quyết định yên nghỉ nơi xa vắng.
Kể từ nay trước khi tôi rán viết đoạn chơn lý ít nhiều chỉ thêm vài khoản thiếu của người trong xứ.
Đó tức là dấu xương tôi để lại, vì sao tôi sẽ đi vậy?
Ấy bởi bịnh khổ mà tôi nhắm không thể trị được (tim và gan) dẫu tôi có rán đi hành đạo thêm nữa, thì chỉ đem sự giải đãi dung dưỡng phá đạo hư danh mà thôi.
Vả lại ngày nay trong xứ cũng gần yên tịnh nên lúc này tôi đi tu tịnh chắc cũng không phải hẹp hòi.
Biết đâu nhờ sự tu dưỡng ấy, mà tôi được hết bịnh thì duyên lành hoằng hóa sau này, ắt muôn phần vĩ đại lớn lao.
Vậy thì nay tôi xin cho hay, trong nam nữ khá giữ giới hạnh lo tu được nhờ lấy, đừng mở đạo thêm nhiều nữa, ít mà lo tu thiền định là quý hơn.
Bởi vắng mặt tôi, thâu nhiều lộn xộn, nền đạo miễn cho có nhắc nhở đời một lúc đủ rồi.
Vậy từ nay ai có cần hỏi chi tôi nói chỉ cho chút ít bằng không thì thôi.
Người xuất gia rồi. Ai muốn xin ra tự ý, hoặc đi học ai cũng được.
Hoặc mấy vị lớn tuổi đạo, xem coi ai được, không được hãy cho ra bớt.
Còn ai muốn giữ y bát giáo pháp của tôi thì phải cho đúng luật y như lúc tôi còn trước mặt, đó tức là làm vui lòng tôi nơi thế giới khác.
Nhứt là phải hòa hiệp nhau, chớ phân rẽ hơn thua, ai chẳng tuân thì tôi xin xả giới cho, bây giờ bằng chẳng vậy sau này sa địa ngục.
Chẳng phải tôi muốn sự chia lìa ấy, biết đâu sự cơ duyên Đạo Phật Thích Ca đến hồi mạt pháp, lằng ánh sáng cuối cùng nháng đến xứ Việt Nam rồi mất luôn.
Và biết đâu chăng? Nhờ cư sĩ dày công lo hộ đạo. Khất Sĩ khổ nhọc lo tu, mà trong xứ được mau thái bình như hôm nay và hơn nữa.
Thì phước đức của tất cả vô biên, còn tôi cũng mãn nguyện, không có muốn chi thêm.
Từ nay chớ nên nhận sự cúng dường thay phiên của cư sĩ nữa.
Ai không bịnh không được độ buổi sáng, bịnh cũng mặc y chớ mặc áo.
Cấm để dành đồ ăn và thuốc khi đã mạnh.
Minh Đăng Quang
-------------------------------------------------------------------------
Các bài liên quan
- Khất Sĩ gì đây ?
- GHI CHÚ VỀ HỆ PHÁI KHẤT SĨ
- 70 năM
- ĐẠO TỔNG HỢP BẮC ‒ NAM PHẬT GIÁO
- so sánh 2 ĐẠO
- QUAN ĐIỂM TÍCH CỰC VỀ NĂM VIỆC ĐẠI THIÊN
- GIÁO HỘI TĂNG-GIÀ KHẤT SĨ VIỆT NAM
- Nối truyền Thích-ca Chánh pháp
- Vấn đề TRỤ TRÌ trong Giáo pháp Khất sĩ
- Chơn lý số 23 – HỌC CHƠN LÝ
- Các đoàn thể Khất sĩ ở Việt Nam
- CẦN CÓ MỘT TIỂU SỬ HOÀN CHỈNH
- Sen nở miền Châu Đốc
- Kỳ tích của Trưởng lão Giác Tỵ
- Nguồn Khất Sĩ Nam Việt
- Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Xem lại Minh Đăng Quang Pháp Giáo
- Album ảnh Ts. Minh Đăng Quang
- Nguồn gốc Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam
- TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG TỪ HUỆ
- 405 CƠ SỞ TỊNH XÁ, TỊNH THẤT...
- 405 CƠ SỞ TỊNH XÁ, TỊNH THẤT
- ĐỨC TỔ SƯ MỞ ĐẠO Ở LÀNG PHÚ MỸ
- LƯỢC SỬ ĐỨC TS. MINH ĐĂNG QUANG
- LƯỢC SỬ ĐỨC NHỊ TỔ GIÁC CHÁNH
- SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN của ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ
- Con đường ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ
- LƯỢC SỬ TƯỞNG NIỆM ĐỨC TÔN SƯ MINH ĐĂNG QUANG