Đạo phật khất sĩ / Tư tưởng - Văn hóa / xưa Minh Đăng Quang viết
Xưa Minh Đăng Quang viết
KS. Minh Bình
Xưa Sư trưởng Minh Đăng Quang đã viết trong bài Chơn lý Tông Giáo:
Đạo Phật ngày nay không còn cao quý là bởi Tăng-già suy kém, vật chất thạnh hành.
Thời kỳ tông giáo xa Phật, người ta ít lo tu trí đức, ai cũng muốn cho đạo đông, tín đồ nhiều, kinh sách nhiều, mở rộng lớp dưới, dắt dìu kẻ ác lên thiện, mà quên lãng sự xuất gia giải thoát. Thế nên các sư cũng đem mình chung lộn với cư sĩ.
Xem ngó lại giữa chánh điện của ngôi chùa ngày nay, ngôi chùa nguy nga lộng lẫy, mà chẳng có một pháp lý ích lợi dạy đời. Vì tín đồ, vì tông giáo, vì số đông thấp dưới, các sư làm người thủ tự cho tín đồ, đâu có rảnh rang dạy đạo nói pháp. Vì muốn cho đông người lui tới nên phải bày ra sự thờ phượng, tượng cốt đủ đầy, Tiên Phật hội đồng một chỗ, quỷ thần hộ trợ, đủ thứ… Vì tín đồ bày ra sự tín ngưỡng, chớ ít kẻ lo tu học tìm đạo.
Thuở xưa Phật ngồi trên Pháp tòa giữa nhà mát dạy đạo tứ chúng, thật là đơn giản quá! Sau đó, khi không còn Phật, các sư chỉ treo tượng Phật trên cao, phía dưới các sư thay Phật đọc lại cho ai nấy nghe những lời của Phật. Hoặc có sư thuyết pháp đặng thì tự nói ra thay Phật, khỏi cần đọc tụng, như vậy là cũng còn khá. Đến nay người ta lại cất ra nhà thờ, thờ đủ thứ, đóng cửa lạnh tanh, không còn ánh sáng đạo lý chi cả, kẻ tu học không ai bước tới. Chỗ ấy chỉ dành riêng cho đám người cầu vái, họ tới nơi để cầu vái, chớ không phải là đạo tràng như xưa kia nữa.
Đời nay vật chất quá thạnh, con người ngộp lún quá sâu, khó mà lên đặng. Nên sự tu thì ít, để một người kia đến khi chết thì cả thảy lo sợ giùm, xúm nhau lại cầu siêu, đưa đi về Tịnh thổ bằng kinh kệ, hoặc bằng cách làm chay cúng thí. Mà ít ai hiểu ra lý nghĩa chữ "siêu độ": Siêu là vượt qua, Độ tức là bến bờ bên kia, nghĩa là ly tục xuất gia hay bước lên Bờ giác, miếng đất Phật ấy, là nền Tăng bảo giới luật.
Đạo Phật ngày nay đã không còn giống y như xưa nữa, ai cũng gọi là đệ tử Phật, niệm tên Phật mà không giữ giới luật. Tông giáo càng rộng, sự tín ngưỡng càng nhiều, thì giới luật càng mất, triết lý càng lu. Tăng đồ càng suy thì vật chất càng thạnh. Tăng là giềng mối tâm hồn, là tinh thần sanh chúng. Thế mà Tăng chia lìa, thất lạc, thì thần vật chất sao chẳng hoành hành, chôn lấp chúng sanh, trần thế trách sao không nguy hại?
Như thế thì cần gì môn phái đông nhiều, không thể dạy, cho hư đạo pháp? Phật xưa đâu có nạp thâu nhiều người không giới hạnh. Phật xưa đâu có dụng số đông người. Người tu dầu ít, ít mà chơn chánh đắc quả, tiếng tăm thơm phức vang lừng, nào phải đợi số đông, cái đông không kỷ luật. Khi xưa còn Phật hiện tại, bậc A-la-hán rất đông mà đệ tử rất ít. Ngày nay Phật Thánh ít mà Tăng chúng lại thâu nhiều, thì có khác nào gạo, lúa, tấm, cám đều ở chung cả trên một cái sàng, làm cho sàng phải nứt gãy.
Tăng có hơn cư gia là bằng Giới định huệ, họ mới kỉnh trọng, chớ sự thông minh văn học họ có kém Tăng đâu. Bởi thế cho nên đối với Tăng tội lỗi thì họ gọi là không phải Tăng, họ chỉ kiêng nể cái áo bề ngoài thôi, chớ thật ra họ không kỉnh trọng.
Bồ-tát đa hạnh là bậc Bồ-tát Thánh có đủ lục thông, có nhiều hạnh kiểm nết hạnh của bậc thầy, chớ không phải nhiều hạnh là bỏ giới luật mà làm cư sĩ trở lại, hay đi làm sái quấy.
V.v…
Xưa nói người ta thế nào thì nay mấy trăm tịnh xá thờ Sư trưởng Minh Đăng Quang đều y chang như vậy đó, nhất là Pháp viện! Càng cao to bao nhiêu thì càng trái Đạo Khất sĩ bấy nhiêu! Nhìn đi, các tịnh xá đều đua nhau bày biện thờ cúng giống như các chùa Bắc tông... Hấp dẫn!
(Từ "tông giáo" chính là "tôn giáo" ngày nay sử dụng, và Đạo đã biến thành Tôn giáo, xuất hiện tầng lớp "thợ tu" trong xã hội. Thợ tu chưa hẳn là xấu, nhưng thợ tu không phải là khất sĩ, vậy thôi.)
------------------------------------------------------------------
Các bài liên quan
- Nghĩa Trăm Năm
- Tại sao chọn Luật Tứ Phần?
- Hành Trang Vào Đời
- T Â M K H Ô N G
- Từ Nhân Loại Bước Đến Niết-bàn
- Phụ giải Công Lý Võ Trụ
- KHẢO CỨU BỘ CHƠN LÝ
- Ý ĐỊNH LÀ NIẾT-BÀN
- Đời là biển khổ
- TÍNH CHẤT CHỦ YẾU CỦA TRIẾT LÝ THIỀN
- Năm Lửa bắt Thầy
- NGHI THỨC ĐÓNG CHUÔNG U MINH
- KHẤT SĨ BỒ-TÁT
- A-LA-HÁN
- BỒ-TÁT TRỤ XỨ
- Nhà bác học Albert Einstein nói về Phật giáo
- GIÁP NGỌ – NHÂM THÌN 58 NĂM
- Theo gót chân Người
- Thờ phượNG
- VÔ NGÃ & NGÃ
- Dấu xương để lại cho đời
- Nghiên cứu BỒ-TÁT GIÁO
- Giáo pháp Khất sĩ
- Chân tình Vu-lan
- Ngày Tổ sư trở về
- Tết 2-0-1-6
- Minh Đăng Quang truyền dạy Chơn lý
- Ai lên núi lửa trần gian
- Câu chuyện Sư tử đá
- Kiến – tánh
- Biểu tượng Đèn Chơn Lý
- Pháp ngữ của TS. Minh Đăng Quang
- Tham luận của HT. Minh Hồi
- Pháp tu Quan Thế Âm
- Tham luận của HT. Đức Nghiệp
- Tham luận của TT. Minh Thành
- Tham luận của TT. Nguyên Thành
- Tham luận của TT. Huệ Thông
- Câu đố cổ xưa của người Hy Lạp
- Tinh thần Trung đạo trong bộ Chơn Lý
- TRÍ & THỨC
- TÀ KIẾN CỦA NHỊ THỪA
- Cha Mẹ bơ vơ
- Nét đặc thù của đức Tổ sư MĐQ
- Những lời Khách Sáo
- Vắng Bóng
- THIỀN ĐỊNH NHƯ MỘT GIẤC NGỦ NGON !
- Chánh Pháp Vu-lan
- Ý nghĩa ngày Rằm tháng Tư Vesàkha
- Thuyền Bát-nhã (thơ Đạo)
- LỜI THẦY DẠY (Đức Thầy Giác An)
- “KINH CÀY RUỘNG” & Chơn lý “CHƯ PHẬT”
- HÃY SỐNG HẾT LÒNG MÌNH VỚI ĐẠO PHÁP (TT. Giác Tuấn)
- CON ĐƯỜNG TIẾN HÓA CỦA CHÚNG SANH (TT. Giác Pháp)
- SEN NỞ ĐÓN HẠ VỀ (Ni sư Minh Liên)
- LINH ẢNH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
- Ăn Chay và Sức Khỏe
- Thi hóa tiểu sử Tổ Sư Minh Đăng Quang
- KỆ HỒI TÂM (Tổ Thiên Thai)
- NHỮNG BÀI CA GIẢI THOÁT