NỐI TRUYỀN THÍCH-CA CHÁNH PHÁP, ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ VIỆT NAM.

Đạo phật khất sĩ / Tư tưởng - Văn hóa / Tại sao chọn Luật Tứ Phần?

Tâm Nguyên , Thứ Sáu 25-03-2022

 

Tại sao Sư trưởng Minh Đăng Quang lại chọn Luật Tứ Phần?

 

Hành Vân

 

 

Vừa rồi, qua trang ANĐ, bạn HoThem đã nhờ chuyển đến Hành Vân một câu hỏi: Lý do gì Sư trưởng Minh Đăng Quang lại sử dụng Luật Tứ Phần để hành theo? Vậy bài này được viết ra để giải đáp cho câu hỏi của bạn.

 

Giáo pháp Khất sĩ của Sư trưởng Minh Đăng Quang được lưu truyền hậu thế qua bộ Chơn Lý 69 bài (còn bộ 60 bài thì không phải). Trong 69 bài đó có bảy bài viết về Giới luật, gồm:

 

1. Chơn lý 11 – Luật Khất Sĩ

2. Chơn lý 14 – Giới Bổn Tăng

3. Chơn lý 15 – Giới Bổn Ni

4. Chơn lý 18 – Bài Học Khất Sĩ

5. Chơn lý 55 – Giới Phật Tử

6. Chơn lý 65 – Bài Học Sa-di

7. Chơn lý 67 – Pháp Học Sa-di I – Giới

 

Hai bài Chơn lý 14 và 15 rất đặc sắc, do ngài Sư trưởng Minh Đăng Quang biên tập lại chứ không phải là dịch. Cuối hai bài đó đều có câu này: “Luật Tăng đồ nhà Phật này của phái Đàm Vô Đức Bộ, do đại sư Đàm Đế dịch năm 254 sau dương lịch.”. Theo câu này thì đã khẳng định đây là Luật Tứ phần.

 

Bây giờ hỏi: “Tại sao lại chọn Luật Tứ phần?”, thì ý của câu hỏi dĩ nhiên là so với các bộ luật khác mà hỏi. Nhưng nếu bàn về các bộ luật khác lại không hay, bị sa đà, bị rơi vào thị phi không đáng v.v… Cho nên không cần so với luật nào, chúng ta chỉ tìm hiểu sát thôi.

 

Từ xưa, Luật Tứ phần đã được chư Thánh chọn rồi, chứ không phải đến ngài Sư trưởng Minh Đăng Quang mới được chọn. Xem lịch sử Phật giáo Trung Quốc và Việt Nam sẽ thấy được điều đó. Trong trí tuệ của bậc Thánh, các ngài biết cái nào tốt, thích hợp, tiện lợi… để giáo hóa, chúng ta đâu có lường được! Đã không lường được thì chỉ cần biết chung rằng: Đức Tổ sư đã ban hành, ai dám thắc mắc!

 

Nhưng tôn chỉ của ngài Sư trưởng Minh Đăng Quang là Nối truyền Thích-ca Chánh pháp, thì bộ luật này (như đã biên tập và ban hành) là Thích-ca Chánh pháp rồi! Lại nữa, tên hai bài đó là Chơn lý 14 và Chơn lý 15, thì chúng là chơn lý, còn hỏi tại sao gì nữa! Chúng ta đi thắc mắc là chúng ta sanh sự, bị lỗi lớn. Nó cũng chứng tỏ mình không có niềm tin vào đức Tổ sư nói riêng, vào chư Phật nói chung vậy.

 

Ngày nay, sự học Phật được tổ chức theo kiểu thế gian pháp. Sự học đó sai lầm lắm, nó đem cái tâm phàm mà đi đo lường Phật pháp, thắc mắc, đặt vấn đề giả thiết, bàn luận linh tinh, chẳng ra gì cả. Sự học Phật kiểu đó đã tốn thời gian, tiền bạc, công sức rất nhiều, lại làm cho cả đám thêm mê muội, thật kỳ quái!

 

Trong câu hỏi của bạn có chữ “hành”, thì đúng như ngài Sư trưởng Minh Đăng Quang đã dạy: Còn hành còn đạo, hết hành hết đạo. Đạo không có ở tại chữ nghĩa, nó có nơi người hành đạo. Vậy chúng ta hãy thật hành sẽ biết được Luật Tứ phần của ngài Sư trưởng Minh Đăng Quang hay ở chỗ nào, đồng ý không?

 

Và nếu bạn muốn tìm hiểu về tư tưởng Luật Khất sĩ, ngoài bảy Chơn lý trên, có thể xem thêm các bài này trên ANĐ:

 

Giới Luật Khất Sĩ

 

Bài Học Sa-di

 

Môn Oai Nghi Sa-di Ngày Nay

 

Y Bát Khất Sĩ

 

Tổng Luận Về Giới Luật

 

Tìm Hiểu 13 Phật Ngôn

 

Nghi Thức Cúng Ngọ

 

Ăn Chay Là Tu Cái Lưỡi

 

Sám Hối

 

Chào bạn nhé.

 

 

--------------------------------------------------------------------------

 

 

Các bài liên quan