NỐI TRUYỀN THÍCH-CA CHÁNH PHÁP, ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ VIỆT NAM.

Đạo phật khất sĩ / Giáo dục - Hoằng pháp / Tin mừng cho Giáo pháp Khất sĩ

Tâm Nguyên , Thứ Tư 23-03-2016

 

TIN MỪNG CHO GIÁO PHÁP KHẤT SĨ

 

 

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, Luật Căn cước Công dân năm 2014 của Việt Nam đã có hiệu lực, theo đó thẻ căn cước công dân sẽ dần được thay thế cho chứng minh thư nhân dân như hiện nay. Thẻ căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân, thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân Việt Nam, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Theo lộ trình, thẻ căn cước công dân sẽ được triển khai trên cả nước từ năm 2020.

 

Căn cứ theo quy định tại điều 9, Luật Căn cước Công dân năm 2014, những thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định như sau:

 

“1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:

 

a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

 

b) Ngày, tháng, năm sinh;

 

c) Giới tính;

 

d) Nơi đăng ký khai sinh;

 

đ) Quê quán;

 

e) Dân tộc;

 

g) Tôn giáo;

 

h) Quốc tịch;

 

i) Tình trạng hôn nhân;

 

k) Nơi thường trú;

 

l) Nơi ở hiện tại;

 

m) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;

 

n) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;

 

o) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ;

 

p) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

 

2. Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác qua việc xử lý chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư.

 

Trường hợp thông tin, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân.”

 

Trên đây là những thông tin sẽ được thu thập và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và Cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác qua việc xử lý chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư, trường hợp chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân.

 

Rồi thẻ căn cước sẽ thay cho hộ khẩu, đồng nghĩa với việc cư trú được rộng rãi hơn, các nhà khất sĩ Minh Đăng Quang sẽ có thể hiệp đoàn du phương và luân chuyển chỗ ở trở lại như trước năm 1975!

 

Đoàn Du Tăng Khất Sĩ là chế độ hoằng pháp vĩ mô mà đức Phật Thích-ca Mâu-ni và Tổ sư Minh Đăng Quang đã thiết lập. Chế độ đó cũng là lẽ sống còn của Giáo pháp Khất sĩ! Như vậy, làm căn cước, bỏ hộ khẩu, thật là một tin mừng cho chúng ta. Nên chăng chư Tăng, Ni và Phật tử phái Khất Sĩ hãy ủng hộ cho sự cải cách quản lý công dân này sớm thành công?

 

Trân trọng!

 

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23/3/2016.

 

BAN BIÊN TẬP ÁNH NHIÊN ĐĂNG.

 

Các bài liên quan