Đạo phật khất sĩ / Tấm lòng vàng / Cop.21 thành công !
195 quốc gia thỏa thuận giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2 độ C
D. KIM THOA
Đúng 19g26’ tối 12/12/2015 giờ Pháp (sáng ngày 13/12 Việt Nam), tiếng búa của vị chủ tọa hội nghị COP21 là Laurent Fabius đã vang lên đánh dấu sự kiện 195 quốc gia đạt được nhất trí về thỏa thuận khí hậu tại COP21.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và tổng thống Pháp François Hollande vui mừng khi Thỏa thuận khí hậu Paris đã được thông qua. Ảnh: AP
Theo New York Times, các đại biểu đã bàn bạc, trao đổi tại vùng ngoại ô Paris trong suốt hai tuần qua để đi đến được một kết quả đã không thể đạt được trong hai thập kỷ: Sự đồng thuận về nhu cầu giảm dần việc sử dụng năng lượng hóa thạch và một khung hành động để 195 quốc gia làm được điều này.
Mặc dù thỏa thuận cuối cùng chưa đạt được tất cả những điều mà các nhà môi trường, nhà khoa học và một số quốc gia kỳ vọng, nhưng đã dọn đường cho những nỗ lực tiếp theo để nhân loại thoát dần các thảm kịch tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu gây ra.
Thành công của thỏa thuận đạt được tại COP21 cũng cho thấy nỗ lực xuất sắc của các đoàn ngoại giao quốc tế. Trong những ngày hướng tới phiên họp cuối cùng, các bên ủng hộ thỏa thuận đã làm việc không nghỉ để hối thúc các nước còn đang lừng chừng rốt cuộc phải tham gia thỏa thuận.
Theo AFP, đại diện của 195 quốc gia ngày 12/12 đã thống nhất về một thỏa thuận lịch sử nhằm ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu và tăng cường các biện pháp chống lại những ảnh hưởng của tình trạng đó. Thỏa thuận chính thức có hiệu lực từ năm 2020.
Những điểm chính trong Thỏa thuận Paris:
Mức tăng nhiệt độ toàn cầu thấp hơn 2 độ C
Thỏa thuận xác định biến đổi khí hậu là “một nguy cơ khẩn cấp và nhiều khả năng không thể đảo ngược đối với xã hội loài người và trái đất”.
Thỏa thuận nhấn mạnh về lo ngại cho rằng cam kết hiện tại của các nước về việc cắt giảm phát thải khí nhà khí sẽ không thể đáp ứng được những mục tiêu nhằm giảm bớt tình trạng nóng lên của hành tinh.
Thỏa thuận Paris đặt ra mục tiêu giữ cho mức tăng của nhiệt độ toàn cầu thấp hơn 2 độ C và nếu có thể, cố gắng đạt tới mục tiêu tăng thấp hơn 1,5 độ C.
Thế giới cũng hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính ở mức cao nhất càng sớm càng tốt. Tới nửa sau của thế kỷ này, cần đạt được sự cân bằng giữa lượng khí nhà kính thải ra từ các hoạt động của con người, như sản xuất năng lượng và nông nghiệp, với khả năng hấp thụ carbon của rừng, đại dương hay công nghệ lưu trữ carbon.
Hiệu lực từ năm 2020
Các quốc gia phát triển, những nước gây ô nhiễm lâu hơn, nên giữ vai trò đầu tàu trong việc áp dụng các giải pháp cắt giảm khí thải hoàn toàn.
Các nước đang phát triển vốn vẫn vẫn cần tiêu thụ nguồn năng lượng từ dầu mỏ và than đá cũng được khuyến khích để tăng cường các nỗ lực và tiến tới việc dần dần cắt giảm.
Các nước giàu được yêu cầu hỗ trợ việc cắt giảm khí thải ở các nước đang phát triển.
Năm 2018, hai năm trước khi thỏa thuận khí hậu Paris bắt đầu có hiệu lực, các nước cần đánh giá tổng quan về tác động của những gì họ đang triển khai đối với việc ngăn ngừa tình trạng tăng nhiệt độ toàn cầu, từ đó đánh giá lại các kế hoạch cắt giảm phát thải carbon của họ vào năm 2020.
Một số quốc gia đã đệ trình các mức mục tiêu đầu tiêu của họ cho tới năm 2025, một số khác tới năm 2030.
Sau khi thỏa thuận đã đi vào thực tiễn, kể từ năm 2023, cứ 5 năm một lần, Liên hiệp quốc sẽ tổ chức đánh giá hiệu quả tổng hợp về các nỗ lực chống biến đổi khí hậu của các nước. Việc đánh giá này sẽ giúp các nước có thêm thông tin để “cập nhật và tăng cường” các cam kết của họ.
100 tỷ USD/năm
Các nước phát triển “sẽ cung cấp” tài chính giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang các nguồn năng lượng xanh và tăng cường các biện pháp ứng phó trước các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán hay bão lũ.
Hỗ trợ tài chính phải được tăng thêm và thỏa thuận cho biết, cứ hai năm một lần các nước giàu phải báo cáo về các mức hỗ trợ tài chính của họ, hiện tại và dự kiến.
Từ mục tiêu đạt được một thỏa thuật lõi có tính ràng buộc pháp lý, Thỏa thuận Paris đã chuyển mục này thành một phần quyết định riêng không bị ràng buộc.
Thỏa thuận cho biết mức 100 tỷ USD mỗi năm các nước giàu cam kết huy động đủ vào năm 2020 được xem như “mức sàn”. Khoản tiền này phải được cập nhật vào năm 2025.
Thỏa thuận cũng thừa nhận về nhu cầu “phòng tránh, giảm thiểu và giải quyết” về những tổn thất phải gánh chịu của các quốc đảo và các nước nghèo bị các ảnh hưởng nặng nề nhất vì biến đổi khí hậu như tình trạng nước biển dâng và các ảnh hưởng khác.
KS. Minh Bình cập nhật,
Nguồn:Tuoitre.vn, ngày 13/12/2015.
Thỏa thuận COP21:
Thế giới đã có được một chiếc phao cứu sinh
Thu Hoài
Ngày 12/12 được xem là một ngày lịch sử khi lần đầu tiên, 195 quốc gia đạt được thỏa thuận nhằm cứu Trái đất thoát khỏi “thảm họa khí hậu”.
“Không có ý kiến phản đối nào, tôi xin tuyên bố Thỏa thuận Paris về khí hậu đã được thông qua!”. Phát biểu cuối cùng của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, Chủ tịch Hội nghị cấp cao Liên hiệp quốc lần thứ 21 về biến đổi khí hậu (COP21) sau 13 ngày đàm phán căng thẳng đã làm bùng vỡ mọi cảm xúc.
Các đại biểu tham dự COP21 hoan nghênh thỏa thuận lịch sử vừa đạt được.
Ảnh Reuters
Theo Ngoại trưởng Fabius, đây là một “thời khắc lịch sử”, sau 6 năm thất bại của Hội nghị tại Copenhagen (Đan Mạch), năm 2009.
Để hạn chế tình trạng nóng ấm toàn cầu, nguyên nhân của các đợt nắng nóng kỷ lục, của hạn hán, lũ lụt và tan băng, Thỏa thuận đã đề ra một mục tiêu rất tham vọng là giữ cho mức tăng nhiệt độ trái đất dưới 2 độ C và kêu gọi cố gắng chỉ ở mức 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này so với thời kỳ tiền công nghiệp, như yêu cầu của những nước chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu.
Một điểm đáng chú ý khác là cam kết của các nước phát triển hỗ trợ 100 tỷ USD/năm cho các nước đang phát triển kể từ năm 2020 để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu chỉ là một mức sàn, đây cũng là một yêu cầu mạnh mẽ của các nước phía Nam.
Rời phòng đàm phán, đại diện các nước tham gia Hội nghị đều tỏ ra hài lòng và đánh giá thỏa thuận đạt được là một “bước ngoặt lịch sử” trong nỗ lực toàn cầu chống lại tình trạng nóng ấm toàn cầu.
Theo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, không có thỏa thuận nào có thể làm hài lòng tất cả mọi người, song văn kiện vừa đạt được sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch và ngăn chặn những hậu quả tồi tệ của biến đổi khí hậu.
“Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận. Không phải tất cả mọi người đều hài lòng về thỏa thuận này nhưng rõ ràng thỏa thuận sẽ giúp thế giới chuẩn bị cho những tác động của biến đổi khí hậu. Chúng tôi đạt được một thỏa thuận mà nếu được thực hiện đầy đủ, sẽ giúp tiến tới một nền kinh tế năng lượng sạch và quan trọng nhất đó là ngăn chặn những hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra”, ông Kerry nói.
Chia sẻ quan điểm này, Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Tạ Chấn Hoa nhấn mạnh: “Trung Quốc hoan nghênh nồng nhiệt thỏa thuận đạt được tại Paris. Dù đây không thật sự là một thỏa thuận hoàn hảo và vẫn còn một số vấn đề cần phải suy ngẫm, song điều nay không ngăn cản chúng ta tiến những bước tiến lịch sử về phía trước”.
Những phản hồi đầu tiên từ các nhà lãnh đạo thế giới, các chính trị gia và các lãnh đạo doanh nghiệp đều rất tích cực. Trên trang mạng cá nhân, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ca ngợi Thỏa thuận đạt được tại Paris là một Thỏa thuận mạnh mẽ và mang tính lịch sử.
Ông gọi đây là “cơ hội tốt nhất” để cứu Trái đất khỏi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khi cả thế giới đã cùng đoàn kết lại trong chiến dịch này.
Còn Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker thì chia sẻ “Hôm hay thế giới đã đoàn kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Hôm nay thế giới đã có được chiếc phao cứu sinh, một cơ hội cuối cùng để chuyển giao cho các thế hệ tương lai một thế giới ổn định hơn, một hành tinh khỏe mạnh hơn, những xã hội công bằng hơn và các nền kinh tế thịnh vượng hơn”.
Tuy nhiên, theo Tổng thống Pháp Francois Hollande, cộng đồng thế giới không thể tự mãn với kết quả này và đây mới chỉ là “một sự khởi đầu” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ông Hollande cho biết, ngay ngày 12/12 sẽ đề nghị các nước muốn đi xa hơn nữa và nhanh hơn nữa trong cuộc chiến này hãy xem xét lại tất cả các cam kết, đặc biệt là cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước năm 2020, thời điểm mà văn kiện bắt đầu có hiệu lực.
Chia sẻ quan điểm này, Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Jim Yong Kim kêu gọi một quyết tâm mạnh mẽ hơn, sự hợp tác sâu sắc hơn, quá trình huy động tài chính và công tác thực thi các kế hoạch khí hậu ở từng nước. Ông cho rằng Thỏa thuận Paris đã được công bố và giờ đây chúng ta cùng chia sẻ trách nhiệm trong công việc.
Theo bà Hakima El Haite, Bộ trưởng Môi trường Morroco, nước chủ tịch Hội nghị Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu sắp tới, thì bước đi sắp tới là hiện thực hóa thỏa thuận và biến lời nói thành hành động cụ thể trong khi vẫn không ngừng đổi mới các nỗ lực.
“Morroco sẽ hành động phối hợp với nước chủ tịch Pháp, cũng như những người bạn Peru, những nước Chủ tịch châu Á sắp tới và tất cả những nước liên quan để Hội nghị cấp cao Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 22 sẽ là một thành công tiếp theo.
Bắt đầu ngay từ hôm nay, chúng ta cần biến thỏa thuận đạt được tại Paris thành hành động hiệu quả và những kết quả cụ thể. Với tinh thần này, chúng tôi hy vọng COP22 sẽ là một hội nghị của hành động, đổi mới và chia sẻ giải pháp.”, bà Haite nói.
Có thể thấy từ thất bại tại Copenhagen tới thành công tại Paris là một chặng đường dài. Thế giới đã trải qua nhiều cuộc đàm phán cân não, có những lúc tưởng chừng như không thể vượt qua, nhưng thật tế đã chứng minh, mọi việc đều có thể nếu các nước thật sự có quyết tâm.
Dù còn nhiều trở ngại lớn ở phía trước để chính thức có hiệu lực, mà trước mắt là phải vượt qua các cuộc bỏ phiếu tại ít nhất 55 quốc gia, chiếm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu, song có thể nói thỏa thuận vừa đạt được có ý nghĩa sống còn với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
KS. Minh Bình cập nhật,
Nguồn: Vov.vn, ngày 13/12/2015.
Các bài liên quan
- Yêu = miệng
- Văn Hóa Trái Tự Nhiên
- Xã hội đang thiếu giá trị văn hóa chuẩn mực để soi chiếu
- GHEN CÔ-VY
- Chữ ký triệu đô
- THẬT tế & THỰC dụng
- IVAN & DAVID IN ENGLAND
- PHIÊN XÉT XỬ MỘT VỤ TRỘM BÁNH MÌ
- Trâu THONG KHAM ở Thailand
- BÁO ĐỘNG: KhôNg cÓ ý ThứC
- Nuôi một cán bộ
- Sửa xe chết máy miễn phí ở Sài Gòn
- Lớp học đặc biệt ở Phú Yên
- 'Nobel Giáo dục' được trao cho một nữ giáo viên Canada
- tỷ phú Bill Gates cho con thừa kế chỉ 1/6500 tài sản
- Cấm dạy thêm: Giáo viên hãy đấu tranh, đừng than vãn
- Hiệp sĩ hút đinh
- Cụ già chèo đò Việt Nam
- Bà Niệm ở Quỳnh Lâm
- Hai thanh niên cứu 3 mẹ con trong cơn lũ
- Tôi đã khóc khi thấy bức ảnh này!
- TÌNH NGƯỜI trong phiên tòa xử tài xế làm bé trai văng khỏi bụng mẹ
- Niềm vui vỡ òa
- Malala Yousafzai
- Trần Thị Thùy Dương
- Việt Nam và Mỹ
- Ảnh con gái đã qua đời
- Băng ẩu qua đường ray
- Bà lão bán sức khỏe 3 ngày mới kiếm được… 10 nghìn đồng
- Nguyệt Linh
- Thấy người bị nạn thì xáp vô cứu thôi!
- 23 năm đón giao thừa ngoài đường
- ngày Chủ Nhật Đỏ
- Cuộc chiến của một “Vua cờ bạc”
- “Tài xế xe bồn ngăn thảm họa là một anh hùng”
- Người tự nguyện xây 156 cây cầu cho “người dưng”
- Một mình sang Mỹ tự túc học lái máy bay
- Cứu xe chở 31 hành khách tắm sông
- Cún KABANG dũng cảm
- Cụ ông 80 tuổi chinh phục đỉnh Everest
- Tài khéo léo của cô bé không tay
- Cậu bé viết chữ bằng chân trái
- Cây Nhân Đạo
- Nhân viên ngân hàng trả lại cho khách 1 tỷ đồng tiền thừa
- Những người chữa rắn cắn kỳ tài ở Việt Nam
- Dạy viết chữ “Người” giữa đầm lầy
- Gần 11.000 sinh viên tham gia Xuân Tình Nguyện 2013
- Đem cả gia tài xây cầu cho dân
- Chuyện bà cụ bán vé số cùng chú chó và đàn chim sẻ
- Đêm Đông ở Hà Nội
- Cánh tay nữ sinh
- Lao xe vào trụ đèn để khỏi tông hàng chục người
- Một cựu binh Mỹ trả lại xương cánh tay
- Lao xuống hồ cứu người
- Cảnh sát giao thông làm xe ôm
- Thầy Nguyễn Ngọc Ký
- Bà lão 70 tuổi nhặt rác nuôi con và cháu ngoại
- Chú lính chì Thiện Nhân
- Sĩ Tử Đạp Xe 300km Đi Thi được đặc cách vào Đại học
- Quán chè 70 tuổi ở Sài Gòn
- Nghĩa trang của hơn 42 nghìn thai nhi
- Những bông hoa đẹp giữa cuộc đời
- Hộp Cơm Nghĩa Tình của nhóm cô Tuyết Nga
- Ông “Mọt Sách” và Thư viện vì cộng đồng
- Về Nam Định ăn phở 5 nghìn
- Hai Em Nhỏ Cứu Bạn
- Lò luyện thi của cụ già 75 tuổi
- 3.000 chỗ ở miễn phí cho sĩ tử Cần Thơ
- 5.000 chỗ trọ miễn phí đón thí sinh thi Đại học tại Tp. Hồ Chí Minh
- Thêm một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng chùa
- Cứu con sinh non 27 tuần thai
- Tình CHA
- Nick Vujicic – Không tay, không chân, không lo âu!
- ĐÁM CƯỚI NGỌT NGÀO CỦA CHÀNG TRAI KHÔNG TAY KHÔNG CHÂN
- Học sinh lớp 8 dũng cảm cứu 3 người lớn
- Chàng thủ khoa hiếu thảo
- Anh Tư hiếu thảo
- Chú chó Hachiko
- Xuân tình nguyện
- Ấm áp những chuyến xe nghĩa tình
- Cõng nàng vượt dốc
- Chữ TÍN của chị Lành Vé số
- -- Cơm chay MIỄN PHÍ --
- ƯƠM MẦM NON CHO CUỘC ĐỜI
- CLB Tấm Lòng Vàng Tổ Chức Chuyến Từ Thiện Tại Tỉnh Bến Tre
- Nửa đêm mượn tiền cứu người dưng
- Một tấm lòng với Huế
- Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can: Sức lan tỏa của một tấm lòng
- Nhà May Mắn cho những số phận bất hạnh
- Tấm lòng của người mẹ kế
- MỌI NGƯỜI BƠI QUA SÔNG ĐỂ ĐẾN TRƯỜNG MỖI NGÀY!
- Quỹ Nhân Ái tiếp tục đến với mẹ con bé Trường
- Hàng trăm tấm lòng đến với bé 5 tuổi chăm mẹ ung thư
- Quà nhân ái đến với cậu bé 5 tuổi chăm mẹ ung thư
- Bé Xuân Trường chăm sóc mẹ bị ung thư
- Thuyết minh về Trang TẤM LÒNG VÀNG
- Thái Lan: Nhà sư hiến 1 tấn vàng cho đất nước
- Con đã từng sống và con rất ngoan
- CHO MỘT TẤM LÒNG
- Nước mắt ở Mường Chiềng