Đạo phật khất sĩ / Tư tưởng - Văn hóa / Tham luận của HT. Đức Nghiệp
Ý NGHĨA BÀI THUYẾT PHÁP ĐẦU TIÊN “THUYỀN BÁT NHÔ
CỦA ĐỨC TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG
SÁNG LẬP HỆ PHÁI PHẬT GIÁO KHẤT SĨ VIỆT NAM
HT. Thích Đức Nghiệp
Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
Doctor of Philosophy,Yale University, New Haven, Connecticut;
Columbia University, New York, N.Y, USA.
– Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
– Kính lạy đức Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập Hệ phái Phật giáo Khất Sĩ Việt Nam.
– Kính bạch chư tôn đức giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, Ban Trị sự Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh.
– Kính bạch chư tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử trong và ngoài nước.
– Kính thưa quý vị khách quý, đại diện Đảng, chính quyền Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và quận sở tại.
– Kính thưa quý vị viện trưởng, giáo sư, tiến sĩ và quý vị học giả.
Thưa liệt quý vị!
Hôm nay, ngày 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ, tức ngày 1 tháng 3 năm 2014, Hệ phái Phật giáo Khất Sĩ Việt Nam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học nhằm kỷ niệm Đại lễ 60 năm, ngày đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng 1954 – 2014.
Nhân dịp này, chúng tôi đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thành kính góp phần tham luận hội thảo khoa học với chủ đề: Ý nghĩa bài thuyết pháp đầu tiên “Thuyền Bát Nhã” của đức Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập Hệ phái Khất Sĩ Việt Nam.
Thưa liệt quý vị!
Qua đời sống và đạo nghiệp cao đẹp của đức Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập ra Hệ phái Phật giáo Khất Sĩ Việt Nam, chúng tôi nhận thấy khái quát như sau:
Năm 1923, Ngài xuất thân từ một gia đình Nho phong mộ Phật tại tỉnh Cửu Long, tức tỉnh Vĩnh Long hiện nay, miền Nam Việt Nam. Sau khi đậu bằng Tiểu học Pháp, Certificat d’études primaires francaises, Ngài nghiên cứu Tam giáo (Phật, Lão, Khổng), kể cả Công giáo và Thông Thiên Học (Le Catholicisme et la Théosophie).
Năm 15 tuổi, Ngài sang Cao Miên tu học 4 năm. Sau đó, Ngài hồi hương, tiếp tục tu dưỡng thân tâm, thực hành giới luật nghiêm minh và tham thiền, khất thực.
Suốt 7 năm trời, khi tu tập ở vùng Thất Sơn, núi cao huyền bí; khi hạ sơn, ra bãi biển Hà Tiên, Phú Quốc, Ngài đã ngộ đạo, Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã. Khi ấy, Ngài tròn 22 tuổi vào năm 1944. Thế rồi, Ngài lên đường hoằng dương Phật pháp, tế độ nhân sinh. Bài thuyết pháp đầu tiên của Ngài là “Thuyền Bát Nhã” tại chùa Linh Bửu, làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho. Từ đó, Ngài mang danh nghĩa đức Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập Hệ phái Phật giáo Khất Sĩ Việt Nam, và đi hành đạo, thuyết pháp hầu khắp các tỉnh tại Nam Bộ. Rồi bất hạnh thay! Vào sáng ngày 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ 1954, Tổ sư Minh Đăng Quang bị một số người ngoại đạo bắt đi và mất tích tại vùng Cái Vồn, Bình Minh, Cần Thơ. Biến cố này xảy ra tới nay, từ 1954 đến 2014, vừa đúng 60 năm Pháp nạn.
Tuy nhiên, Hệ phái Phật giáo Khất Sĩ Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển vững mạnh và, hơn thế nữa, là một trong chín hệ phái Phật giáo thành lập ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay và hội nhập Phật giáo Thế Giới đã được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận tại trụ sở New York, năm 1999.
Thưa liệt quý vị!
Tới đây, nhân dịp Đại lễ tưởng niệm Đại sư Minh Đăng Quang vắng bóng 60 năm (1954 – 2014), chúng tôi thành kính giải thích ý nghĩa bài thuyết pháp đầu tiên “Thuyền Bát Nhã” của Ngài nhằm cúng dường đại lễ và góp phần tham luận trong buổi Hội thảo khoa học này.
Chúng sinh bể khổ sông mê,
Chèo thuyền Bát Nhã mang về an vui.
Đức Tổ sư Minh Đăng Quang xuất hiện và sáng lập Hệ phái Phật giáo Khất Sĩ Việt Nam nhằm cứu khổ, độ mê cho mọi người trên đời này và mang lại hạnh phúc, tự do cho dân tộc Việt Nam. Trong vòng nhân sinh chuyển hóa vô thường,
– Về mặt tinh thần, do tham dục ích kỷ, sân hận, si mê làm động cơ cho hành động sai trái; vì hành động sai trái tạo ra kết quả khổ đau cho mình và người, theo lý nhân duyên Hoặc Nghiệp Khổ. Cũng như người lái xe ô tô say rượu, lái xe không chuẩn, gây ra tai nạn khổ đau cho mình và cho những người cùng tham gia giao thông.
– Về mặt vật chất, do nghèo đói, bệnh tật, thất học, là nguyên nhân chính tạo ra khổ đau, mê muội.
Vậy muốn hóa giải nỗi khổ tâm hồn và bản thân, đức ngài Minh Đăng Quang khuyên chúng ta cần phải có trí tuệ giác ngộ (Thuyền Bát Nhã), hành động chân chính, nhằm đạt tới giải thoát, hạnh phúc, an vui (Vượt qua biển khổ, sông mê tới bờ giải thoát). Cũng như người lái xe có trí tuệ trong sáng (Thuyền Bát Nhã), lái xe đúng chuẩn mực, thì sẽ đi tới mục đích an vui. Nghĩa là, chúng ta đạt tới hệ quả: Trí giác, Đạo hành và Giải thoát.
Và nhằm giải quyết nỗi khổ về vật chất như nghèo đói, bệnh tật và thất học, thì các Tăng Ni và Phật tử chúng ta cần phải thực hiện cụ thể giáo lý Tài thí, Vô úy thí và Pháp thí. Nghĩa là, chúng ta phải thực hiện an sinh xã hội, y tế và giáo dục bằng những việc làm xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng xã hội Việt Nam văn minh tiến bộ.
Đấy là tất cả ý nghĩa về bài thuyết pháp đầu tiên “Thuyền Bát Nhã” của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng Hệ phái Phật giáo Khất Sĩ Việt Nam. Biết rằng Thuyền Bát Nhã là thuyền Trí tuệ trong sáng nhiệm mầu, soi đường, chỉ lối và chuyên chở mọi người thoát qua sông mê, biển khổ, đạt tới bờ hạnh phúc, tự do.
Nam mô Đại sư Minh Đăng Quang tác đại chứng minh!
Thành phố Hồ Chí Minh
Tổ đình Vĩnh Nghiêm
HT. Thích Đức Nghiệp
Tư liệu tham khảo
1. Chơn Lý, Luật Nghi Khất Sĩ;
2. Pháp giáo Minh Đăng Quang;
3. Ánh Minh Quang.
BAN BIÊN TẬP AND_ KÍNH GIỚI THIỆU:
Dù Phật sự đa đoan, tuổi cao sức yếu, nhưng Hòa thượng Đức Nghiệp vẫn giành thời gian viết bài tham gia Hội thảo khoa học về Hệ phái Khất Sĩ. Bài viết ngắn gọn của Hòa thượng đã toát lên đức tính khiêm cung và tinh thần trân trọng mọi hệ phái Phật giáo. BBT AND_ kính giới thiệu bài tham luận của Hòa thượng với quý đọc giả gần xa.
Chúng con thành kính đảnh lễ và kính chúc Hòa thượng thân an tâm lạc. Kính nguyện chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam được viên thành mọi Phật sự!
Nam-mô Bất Hưu Tức Bồ-tát chứng minh!
Các bài liên quan
- xưa Minh Đăng Quang viết
- Nghĩa Trăm Năm
- Tại sao chọn Luật Tứ Phần?
- Hành Trang Vào Đời
- T Â M K H Ô N G
- Từ Nhân Loại Bước Đến Niết-bàn
- Phụ giải Công Lý Võ Trụ
- KHẢO CỨU BỘ CHƠN LÝ
- Ý ĐỊNH LÀ NIẾT-BÀN
- Đời là biển khổ
- TÍNH CHẤT CHỦ YẾU CỦA TRIẾT LÝ THIỀN
- Năm Lửa bắt Thầy
- NGHI THỨC ĐÓNG CHUÔNG U MINH
- KHẤT SĨ BỒ-TÁT
- A-LA-HÁN
- BỒ-TÁT TRỤ XỨ
- Nhà bác học Albert Einstein nói về Phật giáo
- GIÁP NGỌ – NHÂM THÌN 58 NĂM
- Theo gót chân Người
- Thờ phượNG
- VÔ NGÃ & NGÃ
- Dấu xương để lại cho đời
- Nghiên cứu BỒ-TÁT GIÁO
- Giáo pháp Khất sĩ
- Chân tình Vu-lan
- Ngày Tổ sư trở về
- Tết 2-0-1-6
- Minh Đăng Quang truyền dạy Chơn lý
- Ai lên núi lửa trần gian
- Câu chuyện Sư tử đá
- Kiến – tánh
- Biểu tượng Đèn Chơn Lý
- Pháp ngữ của TS. Minh Đăng Quang
- Tham luận của HT. Minh Hồi
- Pháp tu Quan Thế Âm
- Tham luận của TT. Minh Thành
- Tham luận của TT. Nguyên Thành
- Tham luận của TT. Huệ Thông
- Câu đố cổ xưa của người Hy Lạp
- Tinh thần Trung đạo trong bộ Chơn Lý
- TRÍ & THỨC
- TÀ KIẾN CỦA NHỊ THỪA
- Cha Mẹ bơ vơ
- Nét đặc thù của đức Tổ sư MĐQ
- Những lời Khách Sáo
- Vắng Bóng
- THIỀN ĐỊNH NHƯ MỘT GIẤC NGỦ NGON !
- Chánh Pháp Vu-lan
- Ý nghĩa ngày Rằm tháng Tư Vesàkha
- Thuyền Bát-nhã (thơ Đạo)
- LỜI THẦY DẠY (Đức Thầy Giác An)
- “KINH CÀY RUỘNG” & Chơn lý “CHƯ PHẬT”
- HÃY SỐNG HẾT LÒNG MÌNH VỚI ĐẠO PHÁP (TT. Giác Tuấn)
- CON ĐƯỜNG TIẾN HÓA CỦA CHÚNG SANH (TT. Giác Pháp)
- SEN NỞ ĐÓN HẠ VỀ (Ni sư Minh Liên)
- LINH ẢNH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
- Ăn Chay và Sức Khỏe
- Thi hóa tiểu sử Tổ Sư Minh Đăng Quang
- KỆ HỒI TÂM (Tổ Thiên Thai)
- NHỮNG BÀI CA GIẢI THOÁT