Đạo phật khất sĩ / Tấm lòng vàng / Một mình sang Mỹ tự túc học lái máy bay
Một mình sang Mỹ tự túc học lái máy bay
Bích Liên
Cơ trưởng Nguyễn Hồng Chiến trong buồng lái.
Cơ trưởng người Việt lái máy bay hiện không hiếm, song việc tự bỏ tiền túi lặn lội nửa vòng trái đất qua Mỹ để học nghề bay khi đã ở vào tuổi 33 như cơ trưởng Nguyễn Hồng Chiến của VietjetAir thì chỉ có một.
Và dường như bão tố, cô đơn, nguy cơ thất bại… (vì là người khai sơn phá thạch cho con đường tự học để trở thành cơ trưởng) đã không thể dập tắt, mà lại càng thổi bùng khát vọng bay cháy bỏng trong anh.
Canh bạc lớn của đời người
Cơ trưởng Nguyễn Hồng Chiến gây thiện cảm ngay với tôi từ cái nhìn đầu tiên. Một khuôn mặt hiền hòa với nụ cười rộng mở cho ta thấy cảm giác viên mãn của một người đã chạm đến ước mơ. Song quãng đường anh đã vật lộn để hôm nay tên anh gắn liền với hai từ “Cơ trưởng” quả chẳng bằng an.
Một thoáng ưu tư lướt trên khuôn mặt phúc hậu của anh Chiến khi nhớ lại đoạn đường tự học lái máy bay: “Tôi dường như sinh ra là để… bay! Năm 22 tuổi, tôi thi đậu tiếp viên hàng không và bay cho Hãng hàng không Pacific Airlines (PA). Sau 11 năm gắn bó với bầu trời, đã là tiếp viên trưởng lương bổng cũng khá, nhưng trong tôi khi đó giấc mơ trở thành phi công cứ cồn cào mỗi lần vào buồng lái phục vụ phi công. 33 tuổi, đâu còn trẻ trung nữa, nhưng lạ là cứ muốn học lái máy bay. Tôi thổ lộ giấc mơ bay với bạn bè là phi công, chẳng ngờ được khích lệ. Thế là khát vọng bay thêm một lần bùng cháy.
Thông thường, các phi công của VN khi đó được Vietnam Airlines tuyển dụng và đưa đi đào tạo tại nước ngoài. PA không có chế độ đó. Song mê bay, tôi hỏi thông tin qua các phi công người Việt và cả người nước ngoài, liên hệ với trường đào tạo phi công bên Mỹ và hỏi các điều kiện được tham dự khóa học, rồi quyết định sẽ tự chi tiền học, thỏa khát vọng trở thành phi công. Tôi đem ước mơ đó trình bày với lãnh đạo PA. Thật may, TGĐ Dương Cao Thái Nguyên đã đồng ý trợ giúp 50% học phí.
Mừng quá, nhưng khi thủ tục xong, nhận được visa cũng là lúc PA gặp cơn lốc khó khăn về tài chính. Giấc mơ tan thành mây khói. Gần 100.000USD học phí (70.000USD học cơ bản và khoảng 30.000USD học chuyển loại máy bay) giờ đây sẽ phải tự mình lo hết…”, giọng anh Chiến như chùng hẳn. Cú sốc này giờ như vẫn đậm nét trong anh.
Tôi vội hỏi: “Thế anh làm cách nào vượt qua?”. – “Mẹ tôi”, Chiến nghẹn lời, “ Mẹ đã bán căn nhà được 100 cây vàng bù học phí cho tôi. Có chức danh cơ trưởng hôm nay, công của mẹ tôi không hề nhỏ.”. Tôi nhẩm tính thời điểm năm 2004, 100USD là 2 chỉ vàng. Như vậy, học phí để trở thành phi công của anh Chiến vào khoảng 200 cây vàng, một con số khủng! Quả thật anh Chiến phải có khát vọng bay nóng bỏng đến thế nào mới dám dấn thân vào một khe cửa hẹp đến thế, khác nào đánh một canh bạc lớn trong đời.
Chông gai và đơn độc
Kiếm tiền đi học đã khó, nhưng bắt đầu nhập cuộc còn gian khổ bội phần. Vừa chân ướt chân ráo đặt chân đến Florida được mấy ngày thì gặp bão, nơi ở bị lụt. Cả thành phố đi tránh bão. Giao thông công cộng tê liệt. Bơ vơ chẳng biết làm cách nào về nhà thì cậu bạn người Mỹ cùng học thương tình cho đi nhờ xe về ngủ một đêm. 3 giờ sáng hôm sau, cậu bạn chở ra bến xe mua vé sang bang Maryland tá túc nhà người bạn khác tránh bão.
Ngồi suốt 24 giờ trên xe khách chỉ có một cái bánh mì và chai nước suối cầm hơi, tủi thân lại cứ nghĩ quẩn, không biết có tiêu tan cơ nghiệp gom góp bao năm? Sau bão, ngôi trường tan hoang, nhưng quyết tâm phải thành công của Chiến càng trở nên sắt đá! Chả thế mà phi công của Vietnam Airlines học bay cơ bản trong 18 tháng, còn anh Chiến học ngày, học đêm chỉ mất 9 tháng. “Thật ra, cũng là để tiết kiệm tiền.”, anh Chiến chân thành.
“Học nghề lái máy bay có vẻ rất vất vả ngay cả với các thanh niên cường tráng. Còn anh đã U.40, chắc gian khổ hơn nhiều?”, tôi hỏi. Anh đáp: “Cơ bản là tôi đã có 11 năm làm tiếp viên nên cũng quen với môi trường bay. Tôi nhập cuộc khá nhanh. Tuy nhiên cũng có một lần suýt chết!”. – “Suýt chết?”, tôi tròn mắt. – “Đó là lần bay tập huấn từ tiểu bang Arizona qua California. Khi đang bay giữa sa mạc thì một động cơ ngừng hoạt động. Trên máy bay chỉ có hai thầy trò, trời đang lúc chiều tối. Máy bay buộc phải hạ cánh khẩn cấp, song giữa sa mạc mênh mông nếu kẹt lại thì vô cùng nguy hiểm. Máy bay huấn luyện lúc đó lại không có không lưu dẫn đường mà bay bằng mắt thường. Sự cố này rất nguy hiểm, nhưng vì đã có kinh nghiệm xử lý nên tôi không bị hoảng loạn. Tôi bình tĩnh tập trung tìm nơi hạ cánh. May mắn giữa sa mạc mà vẫn có được một sân bay tư nhân.
Cả thầy và trò cùng thở phào khi rời máy bay: Thoát nạn, vì đường bay từ tiểu bang Arizona qua California là 4 tiếng, nhưng lúc bị hỏng động cơ mới cất cánh gần 1 tiếng. Nếu trên sa mạc mà không có sân bay thì...”, cơ trưởng Chiến bỏ lửng... Tôi đế vào trêu anh: “… thì hôm nay lấy ai mà kể cho tôi nghe câu chuyện phi công đầu tiên của VN sau hòa bình tự bỏ tiền túi đi học lái phi công.”, khiến anh cười ngất.
Tôi ngỏ ý muốn xem các bức ảnh khi học cũng như lúc nhận bằng phi công tại Mỹ thì có cảm giác mắt anh chợt đỏ hoe. Anh trầm giọng: “Tôi là người Việt duy nhất tự bỏ tiền đi học, một mình đơn độc. Hôm nhận bằng, không có ai chụp cho một tấm hình. Nhiều lúc tủi thân lắm. Các học viên khác đều đi theo nhóm của các hãng hàng không…”. Nghe anh kể, bất giác tôi cũng thấy mắt mình rân rấn, trong lòng trào lên cảm giác yêu mến và tự hào khi có một người Việt mình ý chí đến thế, nhẫn nại đến thế để thành công nơi đất khách quê người.
Sau 9 tháng học và 2 tháng tránh bão, anh Chiến cầm trong tay tấm bằng phi công hân hoan trở về nước. Nhưng rồi lại thêm gáo nước lạnh giội vào ngọn lửa đam mê nghề bay đang hừng hực trong anh, bởi khi đó PA không thuê phi công vì đã thuê ướt tàu bay (bao gồm cả phi công). Thất vọng, nhưng anh Chiến không nản, lại quay trở lại Mỹ học bay chuyển loại sang lái Boeing 737.
Hái quả
Trời đã không phụ người có công. Sau bao vất vả, cuối cùng vào đầu năm 2007 anh Chiến đã được ngồi vào ghế lái chiếc Boeing 737 của PA nhấc bổng khát vọng bay cao tít trời xanh. Sau 4 năm anh đã trở thành cơ trưởng. Đây là thời gian có thể nói là nhanh nhất với một phi công để trở thành cơ trưởng. Còn vào thời điểm này, anh Chiến đã là cơ trưởng người Việt duy nhất trong 37 cơ trưởng của Vietjet Air.
Ngay cả Đoàn trưởng đoàn bay của Vietjet Air – ông Neil Besana người Mỹ, nổi tiếng đòi hỏi cao – cũng phải thừa nhận về chuyên môn cơ trưởng Nguyễn Hồng Chiến ngang ngửa với 36 cơ trưởng nước ngoài… Nghề bay với thu nhập vào hàng nhất, nhì trong các ngành nghề cũng đã giúp anh hoàn vốn bỏ ra đi học. Còn lãi là một cuộc sống đẳng cấp cao, sự trải nghiệm thú vị trên mỗi chuyến bay. Những buổi ban mai tinh khôi giữa bồng bềnh mây trắng. Những giờ bay căng thẳng đầy trách nhiệm, nhưng cực vui vì được gắn bó với niềm đam mê cất cánh mỗi ngày…
Anh kể, nghề bay đòi hỏi sự tập trung cao độ và khả năng quan sát cùng lúc rất nhiều thông số. Trên một buồng lái có tới 6 màn hình với hàng trăm thông số liên tục nhấp nháy. Chỉ cần một phút lơ là đã có thể bỏ qua sự cố chết người. “Đã bao giờ anh sao nhãng?”, tôi hỏi. – “Chưa!”, anh trả lời không chút đắn đo, – “Khi đã ngồi vào ghế lái, tôi không cho phép mình lơ là. Tính mạng của hàng trăm hành khách, tài sản lớn của hãng phụ thuộc cả vào cơ trưởng.”.
“Thế đã khi nào anh gặp sự cố?”. – “Cũng có. Nhưng nghiêm trọng nhất là lần máy bay mất áp suất khi bay từ Tp. HCM ra Đà Nẵng. Khi máy bay đạt độ cao bay bằng, bỗng đồng hồ báo mất áp suất. Đây là tình huống cực kỳ nguy hiểm, nếu không xử lý kịp, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn sẽ lịm đi không thở được nữa. Tôi phải lập tức hạ độ cao để cân bằng áp suất và hạ cánh xuống Đà Nẵng. Cũng đã có chuyến bay của Hy Lạp bị mất áp suất mà phi công không phát hiện xử lý kịp thời, nên cả chuyến bay đều không còn thở được vì thiếu ôxy, máy bay cứ bay tự do đến khi hết xăng thì rơi xuống núi.”.
“Nghề bay rất thú vị nhất là với các bạn trẻ, anh có lời khuyên gì cho những ai muốn học tập anh, tự túc học bay?”. – Anh cười thật tươi và bật mí: “Tôi được biết Vietjet Air đang có kế hoạch đào tạo phi công kết hợp với các cơ sở nước ngoài và tôi hy vọng có thể được chấm làm thầy giáo. Hiện tại, VN phải dùng tới 40% phi công ngoại, trong khi lương của phi công nước ngoài cao hơn phi công VN tới 40%. Nếu Vietjet Air có thể đào tạo phi công thì các bạn trẻ có giấc mơ bay như tôi sẽ không phải gian truân nhiều nữa. Tôi thì sẵn sàng đem hết kiến thức, kinh nghiệm truyền dạy, bởi thầy Việt trò Việt sẽ giúp học viên dễ hiểu hơn nhiều và cũng bởi tôi không muốn phi công Việt nào nữa lặp lại hành trình gian truân như tôi.”.
Chia tay người cơ trưởng mở luồng tự túc học lái máy bay, tôi cứ thầm mong những gì anh nói sớm thành hiện thực. Điều đó sẽ chắp cánh cho những khát vọng bay Việt vươn cao.
KS. Minh Bình cập nhật
Nguồn: laodong.com.vn, ngày 24/08/2013
Các bài liên quan
- Yêu = miệng
- Văn Hóa Trái Tự Nhiên
- Xã hội đang thiếu giá trị văn hóa chuẩn mực để soi chiếu
- GHEN CÔ-VY
- Chữ ký triệu đô
- THẬT tế & THỰC dụng
- IVAN & DAVID IN ENGLAND
- PHIÊN XÉT XỬ MỘT VỤ TRỘM BÁNH MÌ
- Trâu THONG KHAM ở Thailand
- BÁO ĐỘNG: KhôNg cÓ ý ThứC
- Nuôi một cán bộ
- Sửa xe chết máy miễn phí ở Sài Gòn
- Lớp học đặc biệt ở Phú Yên
- 'Nobel Giáo dục' được trao cho một nữ giáo viên Canada
- tỷ phú Bill Gates cho con thừa kế chỉ 1/6500 tài sản
- Cấm dạy thêm: Giáo viên hãy đấu tranh, đừng than vãn
- Hiệp sĩ hút đinh
- Cop.21 thành công !
- Cụ già chèo đò Việt Nam
- Bà Niệm ở Quỳnh Lâm
- Hai thanh niên cứu 3 mẹ con trong cơn lũ
- Tôi đã khóc khi thấy bức ảnh này!
- TÌNH NGƯỜI trong phiên tòa xử tài xế làm bé trai văng khỏi bụng mẹ
- Niềm vui vỡ òa
- Malala Yousafzai
- Trần Thị Thùy Dương
- Việt Nam và Mỹ
- Ảnh con gái đã qua đời
- Băng ẩu qua đường ray
- Bà lão bán sức khỏe 3 ngày mới kiếm được… 10 nghìn đồng
- Nguyệt Linh
- Thấy người bị nạn thì xáp vô cứu thôi!
- 23 năm đón giao thừa ngoài đường
- ngày Chủ Nhật Đỏ
- Cuộc chiến của một “Vua cờ bạc”
- “Tài xế xe bồn ngăn thảm họa là một anh hùng”
- Người tự nguyện xây 156 cây cầu cho “người dưng”
- Cứu xe chở 31 hành khách tắm sông
- Cún KABANG dũng cảm
- Cụ ông 80 tuổi chinh phục đỉnh Everest
- Tài khéo léo của cô bé không tay
- Cậu bé viết chữ bằng chân trái
- Cây Nhân Đạo
- Nhân viên ngân hàng trả lại cho khách 1 tỷ đồng tiền thừa
- Những người chữa rắn cắn kỳ tài ở Việt Nam
- Dạy viết chữ “Người” giữa đầm lầy
- Gần 11.000 sinh viên tham gia Xuân Tình Nguyện 2013
- Đem cả gia tài xây cầu cho dân
- Chuyện bà cụ bán vé số cùng chú chó và đàn chim sẻ
- Đêm Đông ở Hà Nội
- Cánh tay nữ sinh
- Lao xe vào trụ đèn để khỏi tông hàng chục người
- Một cựu binh Mỹ trả lại xương cánh tay
- Lao xuống hồ cứu người
- Cảnh sát giao thông làm xe ôm
- Thầy Nguyễn Ngọc Ký
- Bà lão 70 tuổi nhặt rác nuôi con và cháu ngoại
- Chú lính chì Thiện Nhân
- Sĩ Tử Đạp Xe 300km Đi Thi được đặc cách vào Đại học
- Quán chè 70 tuổi ở Sài Gòn
- Nghĩa trang của hơn 42 nghìn thai nhi
- Những bông hoa đẹp giữa cuộc đời
- Hộp Cơm Nghĩa Tình của nhóm cô Tuyết Nga
- Ông “Mọt Sách” và Thư viện vì cộng đồng
- Về Nam Định ăn phở 5 nghìn
- Hai Em Nhỏ Cứu Bạn
- Lò luyện thi của cụ già 75 tuổi
- 3.000 chỗ ở miễn phí cho sĩ tử Cần Thơ
- 5.000 chỗ trọ miễn phí đón thí sinh thi Đại học tại Tp. Hồ Chí Minh
- Thêm một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng chùa
- Cứu con sinh non 27 tuần thai
- Tình CHA
- Nick Vujicic – Không tay, không chân, không lo âu!
- ĐÁM CƯỚI NGỌT NGÀO CỦA CHÀNG TRAI KHÔNG TAY KHÔNG CHÂN
- Học sinh lớp 8 dũng cảm cứu 3 người lớn
- Chàng thủ khoa hiếu thảo
- Anh Tư hiếu thảo
- Chú chó Hachiko
- Xuân tình nguyện
- Ấm áp những chuyến xe nghĩa tình
- Cõng nàng vượt dốc
- Chữ TÍN của chị Lành Vé số
- -- Cơm chay MIỄN PHÍ --
- ƯƠM MẦM NON CHO CUỘC ĐỜI
- CLB Tấm Lòng Vàng Tổ Chức Chuyến Từ Thiện Tại Tỉnh Bến Tre
- Nửa đêm mượn tiền cứu người dưng
- Một tấm lòng với Huế
- Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can: Sức lan tỏa của một tấm lòng
- Nhà May Mắn cho những số phận bất hạnh
- Tấm lòng của người mẹ kế
- MỌI NGƯỜI BƠI QUA SÔNG ĐỂ ĐẾN TRƯỜNG MỖI NGÀY!
- Quỹ Nhân Ái tiếp tục đến với mẹ con bé Trường
- Hàng trăm tấm lòng đến với bé 5 tuổi chăm mẹ ung thư
- Quà nhân ái đến với cậu bé 5 tuổi chăm mẹ ung thư
- Bé Xuân Trường chăm sóc mẹ bị ung thư
- Thuyết minh về Trang TẤM LÒNG VÀNG
- Thái Lan: Nhà sư hiến 1 tấn vàng cho đất nước
- Con đã từng sống và con rất ngoan
- CHO MỘT TẤM LÒNG
- Nước mắt ở Mường Chiềng