Đạo phật khất sĩ / Tấm lòng vàng / Ông “Mọt Sách” và Thư viện vì cộng đồng
Ông “Mọt Sách” và Thư viện vì cộng đồng
Mai Nguyễn
Nhiều người hay gọi ông là ông “Mọt Sách”, trong khi ông tên Phạm Thế Cường, chủ nhân Thư viện Gia đình Phạm Thế Cường tại số 282, đường số 8, phường 11, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Hơn 30 năm qua, không những chỉ đam mê đọc và sưu tầm sách, ông còn có tâm nguyện cao quý là góp một phần công sức xây dựng văn hóa Đọc Sách cho cộng đồng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ...
Ông Phạm Thế Cường cùng các đọc giả nhỏ tuổi tại thư viện. Ảnh: Ái Điển
Đam mê đọc sách
Tâm sự về hành trình gắn bó với sách như người bạn đời không thể thiếu, ông chủ thư viện bình thản hồi tưởng lại:
– Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, lúc gia đình còn sinh sống tại thủ đô Hà Nội, vào một dịp sinh nhật, ông được bố tặng một quyển sách tựa đề là Không Gia Đình (tác phẩm văn học nổi tiếng của văn hào Pháp Hector Malot). Ông đã vô cùng thích thú khi đọc, mặc dù lúc ấy chưa cảm nhận được trọn vẹn ý nghĩa của quyển sách. Và cũng chính từ đó, thói quen đọc sách bắt đầu hình thành trong ông. Đến năm 15 tuổi, ông đã sở hữu trong tay tủ sách hàng trăm cuốn, đủ thể loại, thành quả của niềm đam mê đọc và sưu tầm sách.
Năm 1982, lúc chuyển vào định cư tại Tp. HCM, “tàng thư” của ông đã xấp xỉ 1000 quyển. Kể đến đoạn này, gương mặt ông Cường tỏ ra khá tiếc nuối: “Lúc vào Nam tôi mang theo 5 bao sách, gửi theo tàu vào. Đến nơi thì thất lạc mất 3 bao. Tiếc đứt ruột vì nhiều bộ sách hay mà mình yêu quý đã bị mất như: Đất Vỡ Hoang, Sông Đông Êm Đềm, Hồng Lâu Mộng... Thời bao cấp, đời sống còn nhiều khó khăn nên có được sách là quý lắm, vậy mà...”. Bây giờ, hơn 30 năm sống và làm việc tại Tp. HCM, thói quen đọc và sưu tầm sách vẫn mãnh liệt trong ông như ngày nào. Chính vì vậy mà kho sách trong nhà ông Cường hiện tại đã có hơn 20.000 đầu sách. Bạn bè, người thân cũng có khi gọi ông là “Mọt Sách”.
Xây dựng văn hóa Đọc Sách
Năm 2002, sau khi nghỉ hưu, ông tham gia công tác xã hội tại địa phương. Trong vai trò là một cựu chiến binh, một bí thư chi bộ khu phố, ngoài các hoạt động vì cộng đồng, ông “Mọt Sách” Phạm Thế Cường bắt đầu nghĩ đến chuyện đem “kho chữ” của nhân loại mà ông đã dày công gìn giữ, nâng niu hàng mấy chục năm ra giúp ích cho đời. Không lâu sau đó, được sự ủng hộ của gia đình, sự động viên cổ vũ của bạn bè, ý tưởng thành lập thư viện ngay tại nhà đã trở thành hiện thực.
Vào dịp kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ 19–5–2005, Thư viện Gia đình Phạm Thế Cường chính thức khánh thành. Những năm đầu, thư viện chủ yếu phục vụ cho các em thiếu nhi và học sinh. Đến nay, qua hơn 7 năm hoạt động, thư viện đã đón hàng trăm bạn đọc nhỏ tuổi, học sinh, thanh thiếu niên, sinh viên thậm chí một số nhà nghiên cứu lui tới thỏa sức khám phá kho tàng tri thức nhân loại mà không phải tốn bất kỳ một khoản phí nào. Điều đặc biệt nhất là mỗi khi mượn sách về nhà đọc, các bạn nhỏ đều tự điền tên mình, tên sách, ngày tháng mượn vào quyển sổ tay do chính chủ nhân thiết kế. Đến khi trả sách cũng chính các em tự tay lật sổ gạch đi phần mình đã ghi. “Tôi làm như vậy là để giúp các cháu có ý thức tự giác, trách nhiệm với sách, với mình và với mọi người.”, ông Cường lý giải. Thời gian gần đây, để có sách mới kịp thời phục vụ đọc giả, mỗi tháng ông Cường đã phải bỏ ra 3, 4 triệu đồng tiền mua sách.
Không chỉ phục vụ nhu cầu đọc, tìm hiểu kiến thức, ông Cường đã nghĩ ra rất nhiều hình thức độc đáo nhằm xây dựng văn hóa đọc sách, định hướng lý tưởng sống cho thế hệ trẻ như: thành lập “Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng” (mỗi tháng sinh hoạt một lần), tổ chức thi kể chuyện về Bác Hồ cho các cháu thiếu nhi, nói chuyện về đạo đức Hồ Chí Minh, về ý nghĩa các ngày lễ lớn của dân tộc cho thanh thiếu niên, học sinh; liên hệ với Thư viện Nhà Thiếu Nhi Thành phố tổ chức cho các em thiếu nhi đến sinh hoạt dã ngoại và đọc sách hàng tháng...
Những năm qua, không ít lần đọc giả nhỏ tuổi tại thư viện đoạt giải thưởng trong các cuộc thi kể chuyện sách hè do Trung Tâm Văn Hóa Quận Gò Vấp tổ chức. Trong các dịp thư viện tổ chức tưởng niệm ngày sinh, ngày mất của các nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam như Nam Cao, Sơn Nam, Nguyễn Huy Tưởng… ông Cường đã mời một số nhà văn, tác giả văn học tên tuổi đến thư viện tham gia giao lưu với các đọc giả của Thư viện Gia đình Phạm Thế Cường.
Chia tay chúng tôi, ông chủ thư viện ước mong rất giản dị: Mong ngày càng có nhiều bạn đọc đến với kho sách của mình vào mỗi buổi tối thứ Hai, Tư, Sáu và chiều Chủ nhật hàng tuần, là thời gian sinh hoạt đã trở nên quá quen thuộc với những đọc giả thường xuyên lui tới Thư viện Vì Cộng Đồng này.
KS. Minh Bình cập nhật
Nguồn: www.sggp.org.vn, ngày 19-7-2012
Các bài liên quan
- Yêu = miệng
- Văn Hóa Trái Tự Nhiên
- Xã hội đang thiếu giá trị văn hóa chuẩn mực để soi chiếu
- GHEN CÔ-VY
- Chữ ký triệu đô
- THẬT tế & THỰC dụng
- IVAN & DAVID IN ENGLAND
- PHIÊN XÉT XỬ MỘT VỤ TRỘM BÁNH MÌ
- Trâu THONG KHAM ở Thailand
- BÁO ĐỘNG: KhôNg cÓ ý ThứC
- Nuôi một cán bộ
- Sửa xe chết máy miễn phí ở Sài Gòn
- Lớp học đặc biệt ở Phú Yên
- 'Nobel Giáo dục' được trao cho một nữ giáo viên Canada
- tỷ phú Bill Gates cho con thừa kế chỉ 1/6500 tài sản
- Cấm dạy thêm: Giáo viên hãy đấu tranh, đừng than vãn
- Hiệp sĩ hút đinh
- Cop.21 thành công !
- Cụ già chèo đò Việt Nam
- Bà Niệm ở Quỳnh Lâm
- Hai thanh niên cứu 3 mẹ con trong cơn lũ
- Tôi đã khóc khi thấy bức ảnh này!
- TÌNH NGƯỜI trong phiên tòa xử tài xế làm bé trai văng khỏi bụng mẹ
- Niềm vui vỡ òa
- Malala Yousafzai
- Trần Thị Thùy Dương
- Việt Nam và Mỹ
- Ảnh con gái đã qua đời
- Băng ẩu qua đường ray
- Bà lão bán sức khỏe 3 ngày mới kiếm được… 10 nghìn đồng
- Nguyệt Linh
- Thấy người bị nạn thì xáp vô cứu thôi!
- 23 năm đón giao thừa ngoài đường
- ngày Chủ Nhật Đỏ
- Cuộc chiến của một “Vua cờ bạc”
- “Tài xế xe bồn ngăn thảm họa là một anh hùng”
- Người tự nguyện xây 156 cây cầu cho “người dưng”
- Một mình sang Mỹ tự túc học lái máy bay
- Cứu xe chở 31 hành khách tắm sông
- Cún KABANG dũng cảm
- Cụ ông 80 tuổi chinh phục đỉnh Everest
- Tài khéo léo của cô bé không tay
- Cậu bé viết chữ bằng chân trái
- Cây Nhân Đạo
- Nhân viên ngân hàng trả lại cho khách 1 tỷ đồng tiền thừa
- Những người chữa rắn cắn kỳ tài ở Việt Nam
- Dạy viết chữ “Người” giữa đầm lầy
- Gần 11.000 sinh viên tham gia Xuân Tình Nguyện 2013
- Đem cả gia tài xây cầu cho dân
- Chuyện bà cụ bán vé số cùng chú chó và đàn chim sẻ
- Đêm Đông ở Hà Nội
- Cánh tay nữ sinh
- Lao xe vào trụ đèn để khỏi tông hàng chục người
- Một cựu binh Mỹ trả lại xương cánh tay
- Lao xuống hồ cứu người
- Cảnh sát giao thông làm xe ôm
- Thầy Nguyễn Ngọc Ký
- Bà lão 70 tuổi nhặt rác nuôi con và cháu ngoại
- Chú lính chì Thiện Nhân
- Sĩ Tử Đạp Xe 300km Đi Thi được đặc cách vào Đại học
- Quán chè 70 tuổi ở Sài Gòn
- Nghĩa trang của hơn 42 nghìn thai nhi
- Những bông hoa đẹp giữa cuộc đời
- Hộp Cơm Nghĩa Tình của nhóm cô Tuyết Nga
- Về Nam Định ăn phở 5 nghìn
- Hai Em Nhỏ Cứu Bạn
- Lò luyện thi của cụ già 75 tuổi
- 3.000 chỗ ở miễn phí cho sĩ tử Cần Thơ
- 5.000 chỗ trọ miễn phí đón thí sinh thi Đại học tại Tp. Hồ Chí Minh
- Thêm một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng chùa
- Cứu con sinh non 27 tuần thai
- Tình CHA
- Nick Vujicic – Không tay, không chân, không lo âu!
- ĐÁM CƯỚI NGỌT NGÀO CỦA CHÀNG TRAI KHÔNG TAY KHÔNG CHÂN
- Học sinh lớp 8 dũng cảm cứu 3 người lớn
- Chàng thủ khoa hiếu thảo
- Anh Tư hiếu thảo
- Chú chó Hachiko
- Xuân tình nguyện
- Ấm áp những chuyến xe nghĩa tình
- Cõng nàng vượt dốc
- Chữ TÍN của chị Lành Vé số
- -- Cơm chay MIỄN PHÍ --
- ƯƠM MẦM NON CHO CUỘC ĐỜI
- CLB Tấm Lòng Vàng Tổ Chức Chuyến Từ Thiện Tại Tỉnh Bến Tre
- Nửa đêm mượn tiền cứu người dưng
- Một tấm lòng với Huế
- Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can: Sức lan tỏa của một tấm lòng
- Nhà May Mắn cho những số phận bất hạnh
- Tấm lòng của người mẹ kế
- MỌI NGƯỜI BƠI QUA SÔNG ĐỂ ĐẾN TRƯỜNG MỖI NGÀY!
- Quỹ Nhân Ái tiếp tục đến với mẹ con bé Trường
- Hàng trăm tấm lòng đến với bé 5 tuổi chăm mẹ ung thư
- Quà nhân ái đến với cậu bé 5 tuổi chăm mẹ ung thư
- Bé Xuân Trường chăm sóc mẹ bị ung thư
- Thuyết minh về Trang TẤM LÒNG VÀNG
- Thái Lan: Nhà sư hiến 1 tấn vàng cho đất nước
- Con đã từng sống và con rất ngoan
- CHO MỘT TẤM LÒNG
- Nước mắt ở Mường Chiềng