NAM-MÔ MƯỜI PHƯƠNG BA ĐỜI THƯỜNG TRỤ TAM BẢO!

Bản tin phật giáo / Phật giáo thế giới / TẠNG VĂN Đại tạng kinh

, Thứ Tư 18-04-2012

  

 

Tìm hiểu Đại tạng kinh Phật giáo Tây Tạng

 

KS. Minh Bình

 

 

I. DẪN NHẬP:

 

Đến với Tây Tạng (Tibet) là đến với Xứ Tuyết có nhiều huyền bí. Mà ở nơi xứ sở huyền bí này, nét nổi bật nhất là Phật giáo Mật tông. Hình ảnh những nhà sư mặc áo vải ẩn tu trong những hang động của vùng núi Tuyết quanh năm lạnh lẽo, hình ảnh hàng vạn người trì niệm câu chân ngôn Án-ma-ni-bát-di-hùm trên khắp Tây Tạng… chắc sẽ không bao giờ mờ phai trong ký ức của những người đã từng đến xứ sở này. Văn hóa Tây Tạng đã thật sự là văn hóa Phật giáo Mật tông. Mà trong kho tàng văn hóa đó, Đại tạng kinh Tây Tạng đã có những diện mạo và đặc điểm gì, thì chưa phải ai cũng biết được. Trong bài viết này, ta sẽ tìm hiểu về Đại tạng kinh của Phật giáo Tây Tạng.

 

Trong Lịch Sử Phật Giáo Tây Tạng của pháp sư Thánh Nghiêm, khi thuyết minh về văn hóa Phật giáo Tây Tạng, tác giả đã dành nửa chương V để giới thiệu, phân tích và nhận định về các Đại tạng kinh của Tây Tạng. Đồng thời, pháp sư cũng đã so sánh Tạng tạng với Hán tạng, qua đó nêu lên tính ưu việt của Đại tạng kinh ở Xứ Tuyết. Với sự phát triển mạnh của Phật giáo Tây Tạng trên khắp thế giới, chắc rằng đã có nhiều học giả tìm hiểu về vấn đề này. Ở đây, người viết không vội kết luận về lịch sử nghiên cứu của đề tài, nhưng cũng xin được trân trọng giới thiệu tác phẩm của pháp sư Thánh Nghiêm như là một tài liệu nghiên cứu chính của người viết.

 

Tìm hiểu Đại tạng kinh của Phật giáo Tây Tạng là một đề tài nghiên cứu thiết thực và tương đối hấp dẫn trong môn học Lịch sử Văn hóa Phật giáo Tây Tạng-Mông Cổ-Tích Lan, bởi vì Đại tạng kinh là một văn hóa vật thể giá trị nhất của các nền Phật giáo. Trong bài viết này, phạm vi nghiên cứu được giới hạn đúng như đề tài đã nêu. Để góp phần làm sáng tỏ nội dung, người viết sẽ giới thiệu sơ lược về đất nước và Phật giáo Tây Tạng, rồi tìm hiểu sơ về ba Đại tạng kinh khác là Pàli tạng, Phạn tạng và Hán tạng. Khi tìm hiểu ba tạng kinh này, người viết đã sử dụng đến những tư liệu do hòa thượng Thanh Kiểm và các thầy Cao Hữu Đính, Thích Tâm Minh… cung cấp.

 

Phương pháp nghiên cứu cần thiết ở đây là tổng hợp. Trong khi trình bày thì cần phải có cách sắp xếp thích hợp để người đọc dễ nắm bắt được nội dung. Những nhận định riêng sẽ luôn được lưu ý không bỏ sót, nhưng chắc là không cần phải dành hẳn một chương trong bài viết để làm việc này.

 

Hiểu biết về Đại tạng kinh của một nền Phật giáo có thể nói là hiểu được ruột gan của nền Phật giáo đó. Tuy vậy, Đại tạng kinh chưa phải là tất cả mọi mặt của một nền Phật giáo. Điểm đặc sắc nhất của bài viết này mà dàn bài nghiên cứu đã cho chúng ta thấy, là cùng trong một tiểu luận, cả bốn Đại tạng kinh đại diện cho bốn ngôn ngữ chính của Phật giáo thế giới đều được giới thiệu. Nhờ vậy, bài viết này sẽ giúp cho mọi người đọc có được một nhận thức khái quát về các kho tàng kinh điển của Phật giáo thế giới.

 

 

II. GIỚI THIỆU ĐẤT NƯỚC VÀ NỀN PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

 

1. Giới thiệu đất nước Tây Tạng

 

Đất nước Tây Tạng ở trên Cao nguyên Thanh-Tạng với độ cao trung bình khoảng 4000m. Đây là vùng có dãy núi Hymalaya - Tuyết Sơn hùng vĩ với những đỉnh núi cao trên 8000m quanh năm trắng xóa.

 

Người Tây Tạng xưa gọi là người Miêu hay người Khương, đã cư trú tại vùng Thanh-Tạng từ rất lâu. Đến thế kỷ VII, vua Songsten Gampo đã sáng lập một vương quốc Tây Tạng rộng lớn. Trung Quốc gọi nước của người Tây Tạng là nước Thổ Phồn và đã từng thắt chặt bang giao với Thổ Phồn bằng cách gả công chúa Weng Cheng (Văn Thành) cho vua Songsten Gampo.

 

Dưới thời vua Songsten Gampo cai trị, Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc đã được du nhập Tây Tạng, đem lại cho nước này nhiều nét văn hóa mới. Đến thế kỷ VIII, vua Trisong Detsen đã làm cho Phật giáo Mật tông trở thành quốc giáo của Tây Tạng. Từ đây, Tây Tạng phát triển về mọi mặt, có nhiều bản sắc văn hóa riêng của một nước độc lập, tự chủ.

 

Khi Thành-cát-tư Hãn kiến lập đế quốc Mông-cổ, Tây Tạng đã bị xâm chiếm và trở thành một phần của đế quốc này. Sau đó, Mông-cổ xâm chiếm Trung Quốc, sáng lập nhà Nguyên, Tây Tạng và Trung Quốc đã trở thành một nước.

 

Do Tây Tạng ở quá xa, nên nhà Nguyên cai trị Tây Tạng bằng cách để một Lama thống lãnh xứ sở ấy. Kế tiếp nhà Nguyên, hai triều đại Minh và Thanh của Trung Quốc cũng cai trị Tây Tạng và áp dụng biện pháp quản lý tương tự như của nhà Nguyên.

 

Đến năm 1913, ngài Dalai Lama thứ XIII tuyên bố Tây Tạng là một nước độc lập. Trong tình hình thế giới có quá nhiều biến động vào nửa đầu thế kỷ XX, việc làm trên của ngài Pháp vương kiêm Thế vương của Tây Tạng là rất đúng đắn. Nhưng không bao lâu, Tây Tạng lại bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xâm chiếm và cai trị vào năm 1949. Đến năm 1959, ngài Dalai Lama thứ XIV bắt đầu một cuộc lưu vong cho đến tận ngày nay…

 

2. Phật giáo Tây Tạng

 

Phật giáo Tây Tạng thường được gọi là Lạt-ma giáo. Đây là một nền Phật giáo Kim Cương thừa đặc sắc. Nếu so với các tông phái Phật giáo Đại thừa khác chuyên về Hiển giáo, thì ta có thể gọi nền Phật giáo Tây Tạng là Phật giáo Mật tông. Và vị Tổ sư đầu tiên mang giáo pháp Mật tông đến Tây Tạng là đức Liên Hoa Sinh – Padmasambhava.

 

Lama (Lạt-ma) là một danh xưng tương đương với từ Guru trong tiếng Ấn Độ. Lama có nghĩa là Thượng nhân, Đạo sư, Thiện trí thức… dùng để tôn kính các bậc thầy Mật tông của Phật giáo Tây Tạng. Đứng về góc độ xã hội mà nói, thì Lama là một giai cấp đặc biệt tại Tây Tạng. Trong mọi phương diện, các Lama đều được địa vị, quyền lợi, của cải… rất cao. Đến đầu thế kỷ XV, đại sư Tsongkhapa (Tông-khách-ba) đã làm một cuộc đại cải cách Lama giáo ở Tây Tạng, khiến cho nền Lama giáo cổ truyền ở Xứ Tuyết càng trở nên hưng thịnh hơn…[1]

 

Vì Phật giáo Tây Tạng không giống với các nền Phật giáo khác, nên mọi người thường gọi nền Phật giáo này là Lama giáo. Trong khi Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ sắp bị diệt vong, có một nhánh đã kịp thời truyền đến Tây Tạng và đã bén rễ ở đây. Từ đó, kết hợp với đạo Bon truyền thống của Tây Tạng, nền Phật giáo Mật tông Tây Tạng đã được định hình và phát triển mạnh mẽ. Như vậy, Phật giáo Tây Tạng đã thừa kế những tinh hoa của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ thời kỳ cuối.[2]

 

Vào thế kỷ IX, vua Glang Dharma (Lãng-đạt-ma) của Tây Tạng đã cho triệt phá Phật giáo, làm cho nền Phật giáo Tây Tạng bị suy yếu hoàn toàn. Đến năm 1038, một đạo sư của Ấn Độ là ngài Atisha (A-để-sa) đã đến Tây Tạng, phiên dịch kinh điển, phục hưng giới luật, dựng lập lại nền Phật giáo. Vào năm 1260, Lama giáo trở thành quốc giáo của đế quốc Mông-cổ, do ngài Phagpa (Phát-tư-ba) được vua Thế Tổ nhà Nguyên tôn làm Quốc sư. Từ đây, Phật giáo Tây Tạng được truyền bá mạnh ở Trung Quốc và Mông-cổ, mang những tinh túy đặc sắc của nền Phật giáo này ảnh hưởng đến nền Phật học Trung Quốc…

 

Hiện nay, Phật giáo Tây Tạng có bốn tông phái chính là Gelug (Cách-lỗ), Sakya (Tát-ca, Thích-ca, Tát-già), Kagyu (Ca-nhĩ-cư) và Nyingma (Ninh-mã) đang hoạt động mạnh tại Tây Tạng và các nước khác trên thế giới. Ngoài ra, Phật giáo Tây Tạng còn có năm phái khác là Kadam, Chod, Shijay, Shangpa Kagyu và Urgyen Nyendrup.

 

Nếu bỏ Phật giáo ra khỏi lịch sử Tây Tạng thì chắc sẽ có ít điều để nói về xứ sở biệt lập này. Phật giáo đã gần như là sinh mệnh của Tây Tạng, đóng vai trò trung tâm trong mọi mặt của đất nước. Và Đại tạng kinh Phật giáo Tây Tạng chính là những tinh hoa quý báu đã được ra đời trong một nền Phật giáo như thế…

 

 

III. GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐẠI TẠNG KINH CỔ XƯA CỦA PHẬT GIÁO

 

1. Vài nét về Đại tạng kinh Phật giáo

 

“Đại tạng kinh” có nghĩa là Kho tàng kinh điển. Thuật ngữ này thường chỉ cho Kho tàng kinh điển Phật giáo, nên nói đủ là Đại tạng kinh Phật giáo. Một Đại tạng kinh Phật giáo thường có ba tạng là Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Trong đó chứa tất cả những kinh sách của một nền Phật giáo, được ghi chép lại từ những lời dạy của đức Phật Thích-ca và chư Tổ sư.

 

Lẽ dĩ nhiên Phật giáo chỉ có một Đại tạng kinh gốc mà thôi. Nhưng trong quá trình phát triển tại Ấn Độ, Phật giáo đã định hình thành hai nền Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa tách biệt nhau. Từ đó, tạo nên hai Đại tạng kinh Phật giáo ngay chính tại Ấn Độ. Sau khi Phật giáo được truyền bá khắp nơi, trở thành một tôn giáo quốc tế, chính quá trình phiên dịch hai Đại tạng kinh trên đã hình thành nên những Đại tạng kinh sai khác; cộng thêm sự bổ sung không ngừng vào Luận tạng của Phật giáo Đại thừa, sự tổ chức hiệu đính và in ấn… nên kết quả là có nhiều Đại tạng kinh khác nhau về lượng và chất trên thế giới.

 

Trong khoảng 2500 năm hoạt động ở châu Á, Phật giáo đã tạo ra các Đại tạng kinh dựa vào bốn ngôn ngữ chính là Sanskrit (thường gọi là tiếng Phạn), Pàli, Hán và Tạng ngữ. Căn cứ trên bốn cổ ngữ này, danh xưng ngắn gọn và phổ biến được dùng ngày nay để chỉ cho các loại Đại tạng kinh đã có của Phật giáo là Phạn tạng, Pàli tạng, Hán tạng và Tạng tạng.

 

Đứng về mặt văn tự và khắc bản của bốn Đại tạng kinh này, hòa thượng Thánh Nghiêm cho biết: cổ nhất là Pàli tạng, kế tiếp là Phạn tạng, Hán tạng và Tạng tạng. Trong đó, Pàli tạng lưu truyền ở những nước Phật giáo Nam truyền; Phạn tạng lưu truyền ở vùng Trung Á, Tây Tạng và Trung Quốc… Còn Hán tạng được hình thành ở Trung Quốc và phổ biến ở các nước Đông Á. Tạng tạng được hình thành ở Tây Tạng và phổ biến thêm ra Mông Cổ.

 

Trong bốn Đại tạng kinh này, Phạn tạng thiếu khuyết và bất toàn, Pàli tạng chỉ bảo lưu được ba tạng của Thượng tọa bộ thời vua Asoka, Hán tạng có đủ ba tạng Đại thừa và Tiểu thừa của Phật giáo Ấn Độ nhưng thiếu nhiều kinh sách Mật thừa, chỉ có Tạng tạng là đầy đủ hơn hết…[3]

 

Cái thiếu khuyết và bất toàn của Phạn tạng là ngày nay không còn một Phạn tạng hoàn chỉnh trên thế giới. Các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu Phật giáo chỉ tìm được một số kinh điển bằng chữ Phạn ở Ấn Độ, Nepal, các nước Trung Á, Tây Tạng và Trung Quốc như Kinh Pháp Hoa, Kinh Kim Cương, Kinh Lăng-Già… Nhưng một Đại tạng kinh chữ Phạn chắc chắn là có, đã từng là bản gốc để các dịch giả dịch ra tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Quốc.

 

Phạn tạng thì đã như vậy. Pàli tạng và Hán tạng có những đặc điểm gì, ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. Còn Tạng tạng sẽ được thuyết minh ở chương IV.

 

2. Pali tạng

 

Sau đây là trình bày khái quát về ba tạng Thánh điển Pali đang hiện hành. Ba tạng này được hình thành đầy đủ vào kỳ kết tập thứ III (thế kỷ III BC) và hiện còn nguyên vẹn, trong khi ba tạng Thánh điển tương đương bằng tiếng Sanskrit hiện đã thất truyền, chỉ còn những phiên bản Hán ngữ và Tạng ngữ  của nó mà thôi. Theo truyền thống học thuật của Ấn Độ, Pli tạng ngy xưa được truyền khẩu. Đến thế kỷ I BC, Pàli tạng được chép lên lá bối tại Sri Lanka.

 

Ba tạng Thánh điển Pali bao gồm những tác phẩm hạn chế như sau:

 

A. Luật tạng (Vinaya pitaka) gồm ba tuyển tập chính:

 

- Suttavibhanga: gồm hai phần là Bhikkhuvibhanga nêu và giải thích các giới bổn của Tỳ-kheo, Bhikkhunivibhanga nêu và giải thích các giới bổn của Tỳ-kheo Ni.

 

- Khandhaka: gồm hai phần là Mahavagga nói về sự hình thành và phát triển của Tăng già; và Cullavagga tiếp tục mô tả nếp sống của Tăng già và hai kỳ kết tập đầu tiên.

 

- Parivara: gồm 19 chương, dẫn giải về Luật.

 

B. Kinh tạng (Sutta pitaka) gồm năm bộ (Panca nikaya):

 

          1. Digha nikaya (Trường Bộ) gồm 34 bài kinh dài.

 

Trường Bộ cho chúng ta biết những quan điểm giáo lý và các tư tưởng triết học của đức Phật, về các hoạt động giáo hóa của đức Phật và sự kiện ngài nhập Niết bàn, về bối cảnh xã hội, chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng, tư tưởng… ở Ấn Độ đương thời.

 

          2. Majjhima nikaya (Trung Bộ) gồm 152 bài kinh vừa.

 

Trung Bộ cũng tương tự Trường Booj về nội dung tư tưởng, nhưng đặc biệt là bộ kinh này nêu nhiều giáo lý và pháp môn thực hành của Phật giáo. Các giáo lý trọng yếu như Tứ đế, 12 nhân duyên, Năm uẩn, Ba pháp ấn, Ba vô lậu học, Bốn niệm xứ… đều có trong Trung Bộ Kinh.

 

        3. Samyutta nikaya (Tương Ưng Bộ) gồm 2904 bài kinh, được chia thành năm phẩm theo chủ đề:

 

·     Phẩm Sagatha gồm các bài kinh có xen kệ tụng.

·     Phẩm Nidana chủ yếu nói về Duyên khởi.

·     Phẩm Khandha thuyết về Năm uẩn.

·     Phẩm Salayatana chuyên về 12 xứ.

·     Phẩm Maha gồm các chuyên đề như Giác chi, Niệm xứ, Căn, Lực…

 

        4. Anguttara nikaya (Tăng Chi Bộ) gồm 2308 bài kinh, chia ra 11 chương, phân theo pháp số từ một pháp đến 11 pháp. Kinh Tăng Chi được biên tập theo dạng liệt kê giáo pháp, thỉnh thoảng giải thích và minh họa bằng các ví dụ thực tế… Nội dung của Kinh Tăng Chi rộng.

 

5. Khuddaka nikaya (Tiểu Bộ) gồm 15 tuyển tập:

 

Khuddakapatha (Tiểu Tụng), Dhammapada (Pháp Cú), Udana (Tự Thuyết), Itivuttaka (Phật Thuyết Như Vậy), Suttanipata (Kinh Tập), Vimanavatthu (Thiên Cung Sự), Petavatthu (Ngạ Quỷ Sự), Theragatha (Trưởng Lão Tăng Kệ), Therigatha (Trưởng Lão Ni Kệ), Jataka (Bổn Sanh), Niddesa (Nghĩa Thích), Patisambhidamagga (Vô Ngại Giải Đạo), Apadana (Truyện Tích),  Buddhavamsa (Phật Sử), Cariyapitaka (Sở Hành Tạng).

 

C. Luận tạng (Abhidhamma pitaka) có bảy tác phẩm:

 

1. Dhammasangani, chia làm 13 phần, chủ yếu giải thích về các thuật ngữ và khái niệm Phật học trong năm bộ kinh.

 

2. Vibhanga, gồm 18 chương, luận giải về Uẩn, Xứ, Giới…

 

3. Dhatukatha, gồm hai phần, bàn về Giới hay yếu tố.

 

4. Puggalapannati, giải thích các quan điểm Phật giáo về con người.

 

5. Kathavatthu, do ngài Tissa Moggaliputta soạn trong kỳ kết tập thứ III, nhằm bài trừ các tà kiến đang xen lẫn trong Tăng đoàn.

 

6. Yamaka, bàn về Thiện và Bất thiện, Thiện căn và Bất thiện căn, Năm uẩn, 12 xứ, 18 giới…

 

7. Patthana, thảo luận về Nhân duyên.[4]

 

Pàli tạng được gìn giữ với sự bảo thủ nhất của những Phật tử theo truyền thống Thượng tọa bộ ở Sri Lanka, cos trụ sở l Mahavihara, Đại Tự.

 

3. Hán tạng

 

a. 20 bộ Đại tạng kinh chữ Hán:

 

Tông Thiên Thai tại Trung Quốc đã phân định một đời thuyết pháp độ sanh của đức Phật thành năm giai đoạn như sau:

 

Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật         Trước tiên Hoa Nghiêm 21 ngày

A-hàm thập nhị, Phương đẳng bát       A-hàm 12, Phương đẳng 8

Nhị thập nhị niên Bát-nhã đàm            Đàm luận Bát-nhã 22 năm

Pháp Hoa, Niết-bàn cộng bát niên.     Pháp Hoa, Niết-bàn chung 8 năm.

 

Như vậy, theo đại sư Trí Khải thì 50 năm hoằng pháp của đức Phật được chia thành năm thời pháp là Hoa Nghiêm, A-hàm, Phương đẳng, Bát-nhã và Pháp Hoa – Niết-bàn. Theo đó, thì thời A-hàm dài 12 năm đầu. Vì A-hàm tương đương Pàli tạng, nên chúng ta thấy được Hán tạng, với năm thời kinh luật đức Phật đã dạy và rất nhiều bộ luận của chư Tổ, phong phú hơn Pàli tạng biết bao nhiêu.

 

Hán tạng đã được khắc và in nhiều lần, hình thành nên nhiều bộ tại Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Từ đời Đường, Trung Quốc đã phát minh ra giấy và kỹ thuật in chữ. Qua đời Tống, nhờ sự bảo hộ nhiệt tâm của vua Tống Thái Tổ nên bộ Đại tạng kinh chữ Hán đầu tiên đã được ra đời. Hán tạng có các bộ Đại tạng kinh như sau:

 

1. Thục bản Đại tạng kinh: khắc bản gỗ tại Thành Đô, Tứ Xuyên, thuộc đất Thục nên gọi là Thục bản. Làm từ năm 971 đến năm 983, gồm hơn 5000 quyển. Đây là bộ Đại tạng kinh chữ Hán đầu tiên, sau khi khắc xong đã được in ra giấy thành nhiều bộ để tặng cho các nơi...

 

2. Đông Thuyền Tự bản Đại tạng kinh: do đại sư Tuệ Không trụ trì chùa Đông Thuyền ở Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến) cùng đệ tử làm từ năm 1080 đến năm 1104 thì hoàn thành. Tới năm 1112 có thêm vào những bộ Tân Chương Sớ của Thiên Thai tông nên tăng lên hơn 6000 quyển.

 

3. Khai Nguyên Tự bản Đại tạng kinh: Do hai ngài Bản Ngộ và Bản Minh tổ chức khắc tại chùa Khai Nguyên ở Phúc Châu từ năm 1112 đến năm 1146. Bộ Đại tạng kinh này có hơn 6000 quyển.

 

4. Tư Khê bản Đại tạng kinh: Do hai ngài Tịnh Phạm và Hoài Thâm cho khắc tại viện Viên Giác Thuyền ở Tư Khê, Hồ Châu (tỉnh Triết Giang) từ năm 1132. Bộ Đại tạng kinh này cũng có hơn 6000 quyển. (Về sau, viện này đổi tên là chùa Tư Phúc Thuyền)…

 

5. Tích Sa bản Đại tạng kinh: Từ năm 1231 tới khoảng năm 1310, Ni sư Hoằng Đạo cùng đệ tử ở chùa Diên Khánh tại Tích Sa (tỉnh Giang Tô) đã tổ chức khắc bộ Đại tạng kinh này. Bộ này có 6362 quyển, cuối đời Nguyên đã bị thiêu hủy trong chiến loạn.

 

6. Phả Ninh Tự bản Đại tạng kinh: Bộ Đại tạng kinh này được khắc ở chùa Phả Ninh tại Hàng Châu, từ năm 1269 đến năm 1285 thì hoàn thành, gồm 6017 quyển.

 

7. Hoằng Pháp Tự bản Đại tạng kinh: Làm tại chùa Hoằng Pháp ở Bắc Kinh (tỉnh Hồ Bắc) từ năm 1277 đến năm 1294, gồm 7182 quyển.

 

8-9. Cao-ly bản Đại tạng kinh: Khoảng sau năm 983, Hàn-ngạn-cung người Triều Tiên đã thỉnh một bộ Thục bản đem về nước. Sau đó, nhà vua của Triều Tiên lúc bấy giờ đã cho khắc lại. Từ năm 1011 đến năm 1047 thì làm xong, gọi tên là Sơ Điêu Tạng bản. Đến năm 1085 được Tăng thống Nghĩa Thiên cho bổ sung thêm những kinh sách mới mang về từ Trung Quốc, nên bộ này được 5924 quyển.

 

Năm 1232, bản gỗ của bộ Sơ Điêu Tạng bản bị giặc Mông Cổ đốt cháy. Từ năm 1236 đến năm 1251 người Triều Tiên đã tổ chức khắc lại, có đối chiếu với Khế Đan Đại tạng kinh, Thục bản và Sơ Điêu bản; gọi tên là Tái Điêu Bản, gồm 6577 quyển. Bộ Đại tạng kinh này được tàng trữ tại chùa Hải Ấn (Haeinsa) ở Nam Triều Tiên suốt hơn 700 năm qua. Ngày nay, mọi người gọi nó là Cao-ly Đại tạng kinh.[5]

 

10. Súc loát Đại tạng kinh: Do người Nhật khắc tại nước họ, dựa theo Cao-ly Đại tạng kinh.

 

11. Khế Đan Đại tạng kinh: Nhà Liêu lập quốc vào năm 907 tại Mãn Châu. Sau đó, họ xâm lược và cai trị hai tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây ở miền Bắc Trung Quốc cho đến năm 1124. Trong khoảng 200 năm đó, nhà Liêu đã cho khắc Khế Đan Đại tạng kinh, dựa vào Thục bản.[6]

 

12. Bộ Đại tạng kinh vào thời nhà Kim: Thế kỷ XII, dân tộc Nữ Chân lập quốc, diệt nhà Liêu và nhà Bắc Tống, cai trị nguyên miền Bắc Trung Quốc. Trong 127 năm tồn tại, ở nước này đã ra đời một bộ Đại tạng kinh do Ni sư Thôi Pháp Châu và dân chúng vùng Sơn Tây làm. Năm 1933, bộ Đại tạng kinh này được phát hiện tại chùa Quảng Thắng, huyện Triệu Thành, tỉnh Sơn Tây.[7]

 

13. NamTạng bản Đại tạng kinh: Khắc tại chùa Tưởng Sơn ở Nam Kinh vào thời vua Thái Tổ nhà Minh. Nam Tạng bản có 6331 quyển.

 

14. Bắc Tạng bản Đại tạng kinh: Khắc từ năm 1420 đến năm 1440 tại Bắc Kinh. Bộ này đính chính lại Nam Tạng bản.

 

15. Võ Lâm bản Đại tạng kinh: Khắc tại Võ Lâm, theo hình thức phương sách (kinh xếp), rất tiện cho việc đọc tụng. Bộ này thất lạc đã lâu.

 

16. Vạn Lịch bản Đại tạng kinh: Do hai ngài Tử Bách Chân Khả và Hám Sơn Đức Thanh đứng ra tổ chức khắc từ năm 1589, đến khoảng hơn 20 năm thì xong. Bộ Đại tạng kinh này cũng có hình thức phương sách.[8]

 

17. Tục Tạng Kinh Đại tạng kinh: Bắt đầu khắc vào năm 1666, đời vua Khang Hy. Bộ này có 1833 quyển, để bổ sung cho Vạn Lịch bản. Sau lại khắc bổ sung thêm 1246 quyển nữa.

 

18. Long Tạng bản Đại tạng kinh: Khởi công khắc từ năm 1735, căn cứ vào bộ Bắc Tạng bản, được 7838 quyển.

 

19. Tần Già bản Đại tạng kinh: Khắc từ năm 1911 ở tịnh xá Tần Già tại Thượng Hải. Bộ này căn cứ theo bộ Súc loát Tục Tạng của Nhật Bản nhưng có sửa đổi ít nhiều. Tần Già bản là bộ Đại tạng kinh chữ Hán đầu tiên được in bằng hoạt bản.[9]

 

20. Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh: do hai tiến sĩ Takakusu Junjiro (1866-1945) và Watanabe Kaikyoku (1872-1932) người Nhật biên tập từ Cao-ly Đại tạng kinh và các Đại tạng kinh chữ Hán khác. Công trình vĩ đại này của hai tiến sĩ được hoàn thành vào năm 1929, trở thành một bộ Đại tạng kinh chữ Hán uy tín nhất hiện nay trên thế giới.

 

Trên đây là lược nêu 20 bộ Đại tạng kinh chữ Hán đã được hình thành trong quá khứ. Trong số đó, xin trình bày rõ hơn về bộ Đại tạng kinh chữ Hán hoàn bị nhất để góp phần thuyết minh về Hán tạng.

 

b. Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh

 

Tại Nhật, vào triều Ðại Chánh (Taisho, 1912-1926), hai tiến sĩ Takakusu Junjiro (1866-1945) và Watanabe Kaikyoku (1872-1932) đã phát nguyện biên tập một Đại tạng kinh chữ Hán thật hoàn chỉnh so với 16 bộ Đại tạng kinh chữ Hán hiện còn nói trên (ba bộ Tích Sa, Võ Lâm và Sơ Điêu đã mất). Do những hoàn cảnh khách quan khi khắc bản, lại do trải qua dòng thời gian vô thường, nên cả 16 bộ Đại tạng kinh trên đều có sự bất toàn. Điều đó cũng gây ra một số khó khăn cho những nhà nghiên cứu Phật học trên thế giới.

 

Takakusu và Watanabe đã tiến hành sưu tầm, tra cứu và đối chiếu, hiệu đính một cách khoa học rồi sắp xếp có hệ thống tất cả các bản kinh đã có thành một Ðại Tạng kinh hoàn bị. Bộ Đại tạng kinh này được đặt tên là Ðại Chánh Tân Tu Ðại tạng kinh. Ba tạng Đại Chánh (Taisho Tripitaka) gồm 2.920 bộ, 11.970 quyển, đóng thành 85 tập dày, ấn bản đầu tiên ra đời vào năm 1929.

 

Trong số 85 tập này, từ tập 1 đến tập 55 gồm kinh, luật, luận, sớ chú, sử truyện. Từ tập thứ 56 đến 85 gồm Tục kinh sớ, Tục luật sớ, Tục luận sớ... 2.920 bộ 11.970 quyển của Đại Chánh được chia làm hai loại: Loại A là những kinh dịch từ Phạn văn. Loại này gồm có 1.692 bộ 6.256 quyển, trong đó 2/3 là các kinh luật chính, còn 1/3 là những kinh có kèm lời chú giải và các sáng tác của các vị cao tăng Ấn Ðộ. Loại B là những bản kinh có kèm chú giải và những sáng tác của các nhà Phật học Trung Hoa và Nhật Bản. Loại B này gồm có 1.228 bộ chia thành 5.714 quyển.

 

Hán tạng phong phú hơn Pàli tạng vì tính chất mở rộng của nó đã đành, nhưng bên cạnh đó còn do hiện tượng trùng dịch, trùng giải. Nghĩa là cùng một nguyên bản mà có nhiều người dịch, nhiều người giải thành ra nhiều bản. Ví dụ Kinh Trường A-hàm có 22 quyển, trong lịch sử có một người dịch trọn bộ và 18 người khác trích dịch từng phần thành ra 18 bộ với số quyển không đồng nhau; khiến cho một bộ Trường A-hàm 22 quyển đã tăng lên thành 19 bộ 80 quyển. Hoặc như một bộ Kinh Pháp Hoa 7 quyển, nhưng đã có 4 nhà dịch thành ra 4 bộ 25 quyển. Có trường hợp một bản kinh mà có tới 20 người chú giải trở thành 20 bộ với số quyển tăng lên. Ghi nhận công lao của tất cả các dịch giả, Đại Chánh tạng đã không lược bớt những trường hợp trùng lập này…[10]

 

Qua phần tìm hiểu về Pàli tạng và Hán tạng ở trên, ta nắm bắt được những nét căn bản của hai Đại tạng kinh này. Đây là cơ sở để chúng ta thấy được những giá trị của Đại tạng kinh chữ Tây Tạng.

 

 

IV. TÌM HIỂU ĐẠI TẠNG KINH CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

 

1. Các bản gc ca Tng n Đại tng kinh

 

Tạng tạng có nhiều bản gốc. Trong khoảng 14 thế kỷ hình thành và phát triển của Phật giáo Tây Tạng, đã có hơn 350 đại sư dịch kinh Phật từ Phạn văn và Hán văn ra Tạng văn. Công trình của các đại sư này tính ra được khoảng hơn 5000 bộ kinh, ấy là chưa kể nội dung các khắc bản giữa các thời cũng có khác nhau. Sau đây là một số khắc bản của Tạng tạng:

 

1. Cựu Ni-đường tng: Được khắc vào đầu thế kỷ XIII. Bản nầy do Lama Thế-tôn-kiếm và đệ tử là Nhuyến-ngữ-ẩn-phúc tổ chức làm. Hai vị cùng với các Lama khác đã sưu tầm tất cả những kinh, luật, luận của Hiển và Mật giáo.Họ dịch và khảo chính, rồi cho khắc bản lấy tên là Nại-đường cổ bản. Hiện nay cả khắc bản và ấn bản của Đại tạng kinh nầy đều không còn.

 

2. Lý - Đường tạng: Khắc bản này do Thích-ca-dã-tán (Sà-Kya rgyal-mtsyul) và các vị khác làm. Lúc đầu có tên là Lý Đường Bản (Li-Thari) và được khởi công khắc bản tại địa xứ Cần Ưu (Hjan-Yul). Đến năm 1908, quân Thanh sau khi vào Tây Tạng đã thiêu huỷ toàn bộ tạng bản này.

 

3. Đức-cách tạng: Tên ban đầu là Đức-cách (Sác-dge) bản. Khởi sự khắc bản vào năm 1730, đến năm 1744 thì hoàn thành. Công cuộc  khắcbản và in ấn Đại tạng kinh này đã sử dụng đến 320 vạn người, chiếm một nửa dân số của Tây Tạng lúc bấy giờ!

 

 Đức-cách tạng có sự tham cứu và sử dụng cả bộ phận Cam-châu-nhĩ của Lý-đường tạng, thêm vào còn có Sắc-la-xá-nhĩ-cang (Sha-lugser-Khan) đưa cả bản gốc của toàn bộ Đan-châu-nhĩ vào. Ngoài ra còn y chiếu bộ kinh lục của đại sư Bố-đốn, coi như tất cả đều được tăng bổ vào mà thành. Hiện tại chùa Đức-cách còn lưu giữ đầy đủ toàn bộ khắc bản của tạng kinh nầy. Đông Dương văn khố của Nhật Bản,Huệ Hải Thị văn khố của Hà Khẩu và Đại học Cao-Dã Sơn là những nơi mà hiện nay còn lưu giữ được năm bộ ấn bản của Tạng kinh nầy.

 

4. Tân Nại-đường tng: Ban đầu có tên là Nại-đường tân bản. Khắc bản này được khởi công làm vào năm 1730, theo giáo sắc của đức Dalai Lama thứ VII. Tạng bản nầy lấy Nại-đường cổ bản làm bản gốc,đồng thời có tham khảo Sách-ba mục lục và mục lục của đại sư Bố-đốn cũng được tăng bổ vào. Khắc bản Tân Nại-đường hiện được lưu giữ tại Nhật-khách-tắc, cách chùa Nại-đường 50 dặm về hướng Tây Nam. Đại học Đại Chính của Nhật Bản, Hà Khẩu Huệ Hải Thị văn khố, Đại học Kinh Đô Đế Quốc và đại học Đại-cốc là những nơi còn lưu giữ được năm bộ ấn bản của tạng kinh nầy.

 

5. Trác-ni tạng: Tên ban đầu là Trác-ni bản, gọi theo tên địa phương. Có thuyết nói tạng bản này hiệnvẫn còn nhưng không rõ là được khởi công khắc bản vào năm nào.

 

6. Bố-na-khctạng: Ban đầu có tên là Bố-nã-khắc bản. Tạng bản này hiện còn tại Bố-na-khắc (Punakha) thủ phủ của Bất-đan. Đây là Tạng văn Đại tạng kinh nằm bên ngoài Tây Tạng và chỉ có bộ phận Cam-châu-nhĩ.

 

7. Kiệt-côn-bành tạng: Tên ban đầu là Kiện-côn-bành (Rjes rku-hbum) bản. Được khắc bản tại chùa Côn-bành (Rku-hbum) thuộc tỉnh Cam Túc. Kinh bản nầy nay đã bị thất lạc và cũng chỉ có bộ phận Cam-châu-nhĩ.

 

8. Khước-m-đà tạng: Tên gốc là Khước-mổ-đà (Cha-mdo) bản. Trước còn lưu tại chùa Khước-mổ-đà. Nhưng nay thì kinh bản nầy đã bị mất và cũng chỉ có bộ phận Cam-châu-nhĩ.

 

9. nh Lc tạng: Tên gốc là Vĩnh Lạc bản. Đây là khắc bản Tạng văn Đại tạng kinh tại Trung Quốc, vào năm Vĩnh Lạc thứ tám (1410) đời nhà Minh. Khắc bản nầy dựa theo Nại-đường cổ bản để khắc và chỉ khắc được bộ phận Cam-châu-nhĩ. Kinh bản hiện nay không còn.

 

10. Vạn Lch tạng: Tên gốc là Vạn Lịch bản. Tạng bản này lấy bản Vĩnh Lạc làm gốc để khắc bản thêm lần nữa vào năm Vạn Lịch thứ ba mươi (1602), đời vua Minh Thần Tông. Khắc bản hiện đã bị mất, ấn bản thì còn nhưng rất ít.

 

11. Bắc Kinh tạng: Tên ban đầu là Bắc Kinh bản. Khắc bản được khởi công tại Bắc Kinh vào năm 1602. Tạng bản này y cứ theo khắc bản gốc của bộ Cam-châu-nhĩ và được lưu giữ tại chùa Sắc-lạp. Năm 1724 có khắc bản thêm bộ Đan-châu-nhĩ. Tiếc là vào năm 1900 toàn bộkhắc bản này đã bịbinh hoả thiêu cháy tất cả. Hiện ấn bản của tạng kinh này còn lưu giữ tại đạihọc Đại-cốc ởTokyo.Gần đây Nhật Bản cho in lại ấn bản của tạng Bắc Kinh và cho lưu thông. Ở Đài Loan hiện có được ba bộ của tạng kinh nầy, hai bộ dành cho Viện nghiên cứu Trung ương, bộ còn lại sung vào Trung ương đồ thư quán.

 

12. Lạp-tát tạng: Tên ban đầu là Lạp Tát (Lhasa) bản. Đây là khắc bản do đức Dalai Lama thứ XIII cho khởi công khắc, nhưng cũng chỉ hoàn thành bộ phận Cam-châu-nhĩ. Kinh bản hiện vẫn còn.

 

Ngoài những khắc bản vừa nêu, tại địa phương Sài–hoắc (Sa-hor) thuộc vùng Hạ-bố-tạp-nhĩ (Bshah-pa-rtsal), vào thời đức Dalai Lama thứ V cũng có khắc bản tạng kinh Cam-châu-nhĩ. Trong số mười hai khắc bản trên, sáu khắc bản Bố-na-khắc, Kiệt-côn-bành, Khước-mổ-đà, Vĩnh Lạc,Vạn Lịch và Lạp-tát chỉ có bộ phận Cam-châu-nhĩ. Số còn lại đều đủ cả hai bộ phận Cam-châu-nhĩ và Đan-châu-nhĩ.[11]

 

2. Tìm hiểu nội dung Đại tạng kinh Tây Tạng

 

a. Cách phân loại    

               

Nói đến cách phân loại đặc biệt của Đại tạng kinh Tây Tạng là phải nói đến một đại sư kiệt xuất tên là Bố-đốn. Ngài Bố-đốn (Bu-ston-rin-chen-grud, 1290-1364) là người quán triệt một cách sâu sắc các luận Ngũ minh, tinh thông cả Hiển giáo và Mật giáo. Ngài đã chỉnh lý Tạng văn Đại tạng kinh và chú giải rất nhiều yếu điển. Về Giới luật và Mật thừa, ngài đều có những sáng tác giá trị. Do sở học uyên bác như vậy, nên ngài đã có lập thuyết riêng của mình.

 

Ngài Bố-đốn sáng tác Thiện Thệ Giáo Pháp Sử, một bộ sách được các học giả đời sau rất coi trọng vào năm 1321. Bộ Bố-đốn Toàn Tập của ngài đạt đến số 25413 cuốn. Do ngài đã có những cống hiến cực kỳ to lớn cho Phật giáo Tây Tạng, nên hậu thế xưng tụng ngài là bậc Nhất thiết trí.[12]

 

Đại sư Bố-đốn đã phân loại và chú thích toàn bộ Tạng văn Đại tạng kinh vào thời ông. Ngài đã phân Tạng tạng ra thành hai bộ chính là Cam-châu-nhĩ và Đan-châu-nhĩ. Cam-châu-nhĩ là Giáo sắc bộ hay Phật bộ, gồm những kinh và luật do đức Phật thuyết. Đan-châu-nhĩ là Luận thuật bộ hay Tổ bộ, gồm những luận giải, chú sớ, trước tác của lịch đại Tổ sư.

 

Trong Cam-châu-nhĩ lại được chia thành Hiển thừa và Mật thừa. Trong Hiển thừa của bộ Cam-châu-nhĩ lại được phân thành Sơ pháp luân (pháp Tiểu thừa), Trung pháp luân (pháp Bát-nhã) và Hậu pháp luân (các diệu pháp Hoa Nghiêm, Pháp Hoa…). Trong Đan-châu-nhĩ cũng có Hiển, Mật hai phần. Trong Hiển thừa của bộ Đan-châu-nhĩ có Sơ pháp luận, Trung pháp luận và Hậu pháp luận tương ứng bên bộ kia. Nhưng trong ba môn Sơ, Trung và Hậu pháp luận này lại được phân thành hai chi là Quán và Hạnh… Từ đó về sau, các Đại tạng kinh của Phật giáo Tây Tạng đều tổ chức theo định thức này.[13]

 

b. Nội dung

 

Trong phần này, chúng ta không đối chiếu nội dung các Tạng tạng mà chỉ liệt kê một Đại tạng kinh điển hình của Phật giáo Tây Tạng để thuyết minh cho bài nghiên cứu. Như nói về nội dung của tạng Đức-cách, thì có những phần sau:

 

A. Cam-châu-nhĩ: (Phật bộ)

 

1. Luật bộ,13 pho.                  2. Bát Nhã bộ,21 pho.

3. HoaNghiêm bộ,4 pho.        4. Bảo Tích bộ,6 pho.

5. Kinh bộ, 31 pho.                 6. Bí Mật bộ,20 pho.

7. Tổng Mục Lục, 1 pho.

 

Về Kinh bộ lại phân ra Đại thừa và Tiểu thừa kinh. Về Bí mật bộ thì chia ra thành 100.000 Đát-đặc-la bộ và Cổ Đát-đặc-la bộ. Còn có thêm chú thích Thi Luân kinh, Đà-la-ni tập, mỗi thứ hai pho. Tổng cộng có 100 pho với hơn 700 bộ.

 

B. Đan-châu-n: (Tổ bộ)

 

1. Tán tụng bộ,1 pho.                 2. Bí Mật bộ,78 pho.

3. Bát Nhã bộ, 16pho.                4. Trung Quán bộ,16 pho.

5. Kinh Sớbộ,11 pho.                 6. Duy Thức bộ,16 pho.

7. Câu-Xá bộ,11 pho.                 8. Luật bộ,18 pho.

9. Phật truyện (bản sinh) bộ.      10. Thư Hàm bộ, cảthảy 6 pho.

11. Nhân Minh bộ,20 pho.         12. Thanh Minh bộ,4 pho.

13. Y Minh bộ,1 pho.                 14. Công Xảo Minh bộ,5 pho.

15. Tây TạngTuyển Thuật bộ.   16. BổDi Kinh Luận bộ,9 pho.

17. Tổng Mục Lục, 1 pho.

 

Tổng cộng có 213 pho với hơn 3400 bộ.[14]

 

3. Giá trị của Tạng văn Đại tạng kinh

 

Sau khi nghiên cứu về Tạng văn Đại tạng kinh, hòa thượng Thánh Nghiêm khẳng định rằng nếu đem Tam tạng Thánh điển của Hán tạng sánh với Tam tạng Thánh điển của Tạng ngữ, thì tạng của Tạng văn hoàn bị hơn. Xưa nay mọi người đều cho rằng Hán tạng là vĩ đại nhất, là một kho tàng thật sự, về lượng cũng như về chất. Nhưng lời nói uy tín của Hòa thượng đã khiến mọi người phải lưu ý đến những Đại tạng kinh của Phật giáo Tây Tạng.

 

Trong việc phiên dịch Đại tạng kinh tiếng Phạn ra chữ Hán và chữ Tây Tạng, thì Tây Tạng đã có ưu thế hơn Trung Quốc ở những điểm:  văn tự Tây Tạng được tạo ra từ văn tựẤn Độ và vị trí địa lý của Tây Tạng tiếp giáp với Ấn Độ, nên phần lớn kinh văn đã được dịch trực tiếp từ Phạn văn. Còn Trung Quốc ở cách xa Ấn Độ, văn hóa khác nhau nhiều, chữ Hán lại là chữ tượng hình, khác hẳn loại chữ đa âm của Ấn Độ. Nên lúc dịch ra Hán văn, có nhiều từ ngữ trừu tượng không diễn tả được, phải dùng cách dịch ý chứ không thể trực tiếp dịch văn như ở Tây Tạng. Ngay cả các tên gọi bằng tiếng Phạn cũng đã khó dịch ra tiếng Hán, nói chi đến các từ ngữ triết học của Ấn Độ…

 

Lại nữa, đa số dịch bản của Hán tạng có nguồn gốc từ Phạn tạng, nhưng có nhiều bản Phạn văn hiện không  tìm thấy, trong khi Tạng tạng cũng được dịch từ những nguyên bản Phạn văn và hiện vẫn còn. Cho nên đối chiếu hai dịch bản Hán, Tạng sẽ giúp giới học giả  tiếp cận và lý giải được nguyên nghĩa của nguyên bản Phạn văn.

 

Tạng tạng bắt đầu được hình thành vào thế kỷ thứ VII, tức là chậm hơn Hán tạng năm thế kỷ. Chính việc này đã đem lại cho Tạng tạng ba ưu thế mà Hán tạng không có:

 

1. Có những Thánh điển cựu bản đã qua nhiều lần biên đính của hậu thế. Như Kinh Bát Nhã, Kinh BoTích và các kinh khác…

 

2. Có những Thánh điển cựu bản được chú sớ đầy đủ rồi sau mới lưu hành. Như Hin Quán Trang Nghiêm Luận

 

3. Có những kinh mà thời trước chưa phát hiện, mãi đến thời sau mới được phát hiện và lưu hành.Như kinh chú nói về Vô thượng Du-già của Mật thừa…

 

Nói chung,về phương diện di sản văn hóa cũng như về mặt nghiên cứu, thì giá trị của Tạng văn Đại tạng kinh có vị trí cực kỳ trọng yếu.[15]

 

 

V. KẾT LUẬN:

 

Đất nước Tây Tạng đã được các dân tộc Tây Tạng kiến thiết trên một xứ sở biệt lập, mặc dù nó nằm ngay trung tâm châu Á. Do núi non băng tuyết, do hoàn cảnh địa lý, người Tây Tạng có khuynh hướng sống nội tâm nhiều hơn là hướng ngoại mưu cầu hạnh phúc. Do cách biệt với thế giới bên ngoài trong suốt cả ngàn năm, Tây Tạng đã tạo ra một bản sắc văn hóa đặc thù, mà không bị chi phối bởi hai nền văn minh lớn ở hai bên Tây Tạng là văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Quốc.

 

Từ đó, Phật giáo Mật tông Tây Tạng đã ra đời và lớn mạnh thật sự so với các nền Phật giáo Đại thừa khác ở Trung Quốc, Nhật Bản… Chính thật lực của nền Phật giáo này đã được khẳng định qua việc Mật tông Tây Tạng lan tràn khắp năm châu từ giữa thế kỷ XX. Người Âu, Mỹ tiếp nhận Phật giáo Nguyên thủy từ Sri Lanka, tiếp nhận Phật giáo Thiền tông từ Nhật Bản và rồi họ hân hoan tiếp nhận Phật giáo Mật tông từ Tây Tạng… Dưới ánh sáng chánh kiến, mọi người đã không gọi nền Phật giáo ở Xứ Tuyết là Lama giáo, một biến thể Phật giáo kỳ lạ nữa. Thay vào đó, ai ai cũng trân trọng bản chất quý báu của Phật giáo Mật tông Tây Tạng.

 

Đại diện cho văn hóa Phật giáo Tây Tạng là các Đại tạng kinh. Qua phần tìm hiểu về diện mạo và giá trị của các Tạng văn Đại tạng kinh, chúng ta cảm thấy choáng ngợp và có một nhận xét ban đầu rằng: Tạng tạng chỉ hơn chứ không kém so với Hán tạng. Mà nói như vậy có nghĩa là ta đã chấp nhận những giá trị cao thượng của Mật pháp. Đồng thời, Hán tạng và Pàli tạng vẫn được ghi nhận những giá trị hữu ích của chúng. Điều này đưa chúng ta đến một tầm nhìn rộng lớn, mở ra một sở học vô chấp, hấp thu mọi cái hay cái đẹp của các nền Phật giáo để tô điểm cho tâm hồn, chứ không bị cục bộ tư tưởng.

 

Phật giáo Việt Nam hầu như bị ảnh hưởng Phật giáo trung Quốc về nhiều mặt. Trong sự ảnh hưởng đó, các Phật tử Việt Nam thường có ý nghĩ rằng Hán tạng là vĩ đại nhất, cho đến bất cứ kinh luận nào bằng chữ Hán cũng là số một… Khi triển khai các kinh luận Hán văn tại Trường Phật học Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa thượng Hiệu trưởng thường nhắc nhở các Tăng, Ni sinh chớ nên nô lệ các văn bản Hán ngữ. Hòa thượng lưu ý mọi người đừng nghĩ rằng hễ chữ Hán thì đúng hoàn toàn, mà có khi nó cũng sai như thường… Trân trọng tinh thần học nhưng không lệ thuộc mà Hòa thượng đã truyền trao, chúng ta không đề cao Hán tạng quá đáng, thay vào đó là chủ động sử dụng những cái hay cái đẹp của các Đại tạng kinh này.

 

Dĩ nhiên là học phong tốt đẹp trên cũng sẽ được áp dụng cho các đối tượng khác. Kinh nghiệm này sẽ giúp những người học tránh được cái lỗi đứng núi này trông núi nọ, đem một Hán tạng nào đó che đi những lời dạy trực tiếp và cụ thể từ các bậc Đạo sư của mình, hoặc lại đem một Tạng tạng hay Pàli tạng nào đó thay vào vị trí của Hán tạng, cho đến quên đi mất mọi tri kiến cũng chỉ tạm làm thuyền qua biển sanh tử… Quả thật, những giá trị chân thật là ở nội tâm phản tỉnh, chứ không phải ở những đối tượng bên ngoài. Ba tạng Thánh điển chỉ là duyên trợ đạo quý báu mà thôi…

 

 



 

[1] Thích Minh Cảnh chủ biên, Từ Điển Phật Học Huệ Quang, tập III, Tp. HCM, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2004, tr. 2380, 2381.

[2] Thích Tâm Trí dịch, Lịch Sử Phật Giáo Tây Tạng của pháp sư Thánh Nghiêm, Tp. HCM, Nxb. Phương Đông, 2006, tr. 230.

[3] Ibid., tr.203, 204.

[4]Thích Tâm Minh, Khảo Cứu Về Văn Học Pali, Tp. HCM, Nxb. Phương Đông, 2006, tr.104-112.

[5] HT Thích Thanh Kiểm, Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc, Hà Nội, Nxb. Tôn Giáo, 2001, tr.243-247.

[6]Ibid., tr.255-257.

[7] Ibid., tr.259-262.

[8] Ibid., tr.287,288.

[9] Ibid., tr.303-304.

[10] HT Thích Thiện Siêu, “Quá trình hình thành Đại tạng kinh Hán văn”, http://buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/047-daitangHan.htm

[11] Thích Tâm Trí dịch, Op. cit., tr.195-200.

[12] Ibid., tr.134,135.

[13] Ibid., tr.189-195.

[14] Ibid., tr.200,201.

[15] Ibid., tr.204,205.

 

 

----------------------------------------------