Bản tin phật giáo / Tin Phật sự / Tiền lẻ nhét đầy tay tượng Phật
Tiền lẻ nhét đầy tay tượng Phật
Nhóm phóng viên Vnexpress.net
Cho rằng phải giắt tiền vào tượng Phật trong đền, chùa mới được các ngài chứng giám, nhiều người đi lễ đua nhau đút tiền vào tay tượng Phật, ngựa gỗ...
Đầu năm, hàng trăm lễ hội được đồng loạt tổ chức ở nhiều tỉnh, thành phố khiến các đền, chùa luôn tấp nập khách hành hương. Ai cũng mong một năm mới an lành, gặp nhiều may mắn nên ngoài đồ lễ, nhiều người còn rải thêm tiền lẻ để mong được thần linh phù hộ.
Không chỉ rải tiền lẻ ở các điểm thờ cúng, nhiều người đi lễ chùa Yên Tử (Quảng Ninh) còn đua nhau quệt tiền vào chiếc chuông trên đỉnh Chùa Đồng khiến chuông ngày càng mòn bóng.
Còn tại Hội Lim (Bắc Ninh), du khách đua nhau quệt tiền lẻ lên tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay, thậm chí còn nhét tiền vào kẽ tay bức tượng.
Bức tượng tại chùa Cổ Loa (Hà Nội) cũng được rải đầy tiền lẻ.
Mặc cho chiếc loa truyền thanh ở đền Trần (Nam Định) liên tục kêu gọi nhân dân giữ ý thức khi tới thắp hương, lễ bái, nhiều người vẫn tìm đủ cách để gài bằng được những đồng tiền lẻ vào tượng, ngựa, bình hoa... Cứ vài phút, hai người đứng trực ở mỗi ban trong điện thờ lại phải thu dọn tiền giọt dầu được đặt khắp nơi để bỏ vào hòm công đức.
“Nhiều người cho rằng cứ phải giắt tiền vào tận tượng trong chùa thì các ngài mời chứng giám. Chúng tôi cũng nhắc nhở nhiều nhưng người dân vẫn tìm mọi cách gài tiền, trông rất phản cảm.”, người đàn ông vừa thu gom tiền giọt dầu vừa nói.
Tương tự, tại chùa Bái Đính, các ô kính đặt tượng hai bên hành lang La Hán đều được nhét đầy tiền lẻ.
Nhiều ô không nhìn thấy tượng đâu.
Các vị La Hán chạy dọc hành lang chùa cũng bị nhét đầy tiền vào tay, vào bát...
Tiền được cài cả vào những mắt xích treo dùi đánh chuông...
...cho tới chân tượng Phật.
Thậm chí, tiền còn được nhét vào áo choàng bức tượng.
Tại đền Trần, một số người vo viên tiền mệnh giá thấp để ném vào chiếc kiệu khi nó được rước qua cũng với mong muốn gặp nhiều may mắn, bất chấp khuyến cáo từ phía Ban tổ chức.
-------------------------------------------------------------------
Ý kiến bạn đọc (154)
– Tại sao phải dùng tiền lẻ để rải ra nhiều chỗ, hãy giữ nguyên mệnh giá của tiền chẵn để đưa vào hòm công đức sẽ văn minh hơn!
– Cũng là phong tục từ lâu, muốn thay đổi cần có thời gian!
– Chính xác
– Sao tim hoai ma khong thay to 500,000 nhi?
– hay, minh dang dinh noi cau này.
– tờ 10.000 trở lên đã ko thấy rồi lấy đâu ra tờ 500.000?
– Có một điều khá buồn cười thế này: Khi chúng ta hóa vàng cho các cụ thì chúng ta đốt tiền âm phủ, còn khi đi chùa chúng ta dùng tiền thật để vào tay tượng Phật. Như vậy thì người cõi âm thực chất họ dùng tiền gì?
– có ngân hàng địa phủ mà bạn, giống mình đổi ngoại tệ vậy, dưới đó hiện đại không kém trần thế đâu.
– Đúng là như vậy, tại sao không có ai mua vài nghìn $ âm phủ để đi chùa nhỉ, rải từ cổng chùa vào, mà cũng không thấy có ai hóa vàng tiền thật cho các cụ theo kiểu Công tử Bạc Liêu nhỉ. Theo tôi nghĩ cần xóa bỏ ...
– mình ở Bắc đang làm việc tại Đồng Tháp, mình cũng đi chùa nhưng ở đây không có tục đi chùa mang tiền lẻ đi theo mà chỉ cầm đồ lễ vào thắp hương xong rồi khấn. mới đầu mình không quen như vây, xong nghĩ lại thấy như vậy...
– Mọi người đã làm mất đi nét đẹp giản dị và đơn sơ của Phật. Thật đáng buồn!
– Thật đáng tội nghiệp cho những người này, hằng ngày họ có thể kiếm ra số tiền rất lớn nhưng sự nhận thức của họ chỉ có thể bằng những bạc lẻ.
– Có hòm công đức thì ko chịu bỏ vào, bỏ lung tung trong khi toàn tiền lẻ 500 - 1000. Có giỏi thì bỏ bạc POLIME có giá trị kìa.
– @Phuc: “Có hòm công đức thì ko chịu bỏ vào” Câu nói nầy của bạn làm tôi nhớ lại câu nói của con gái tôi hỏi khi vào một tiệm phở: có thùng rác kế bên mà sao mầy người nầy bỏ ra sàn nhà vậy mẹ?
– Ở HCM đâu thấy vụ này, ai cũng bỏ tiền vào hòm công đức, hình như không có ai bỏ tiền lẻ.
– Nhìn phản cảm hết sức.
– theo tôi đấy là không tốt với thần thánh, nếu là công đức thì nên mang bỏ hòm đó mới là nét đẹp của người đi chùa có ý thức.
– Ko còn gì để nói, nhận thức quá kém.
– Toi rat buc xuc khi xem nhung hinh anh nay
– sao không nhét tờ 500 000 đồng hoặc nhiều hơn... vào hòm công đức?
– Ở miền Nam ko có tình trạng này.
– những người này đi chùa mà không hiểu gì về luật nhân quả cả. Không ai có thể ban cho mình bất cứ thứ gì cả mọi việc minh nhận được đều do nhân quả mà mình tạo ra thui. Bạn làm điều thiện thì sẽ nhận được thiện quả, ...
– bạn nói rất đúng.
– Cầu khẩn bằng thái độ như thế không biết có đúng cách không? Nhưng trước mắt là thấy giảm tôn nghiêm nơi thờ tự.
– Nếu có tâm thì hãy cho tiền vào hòm công đức để tu sửa chùa! Ở miền Nam tất cả lễ hội chùa đều như vậy.
– Hãy cố gắng làm ăn đừng gian dối, nâng giá vô tội vạ thì mọi chuyện làm ăn sẽ tốt đẹp. Cũng đừng làm hại người thì tâm hồn sẽ bình an. Chúc mọi người có cuộc sống tốt đẹp.
– Tiền đi lễ chùa làm công đức là lòng thành của mỗi người và góp phần vào việc tu bổ tôn tạo chùa chứ không phái đưa tận tay hoặc nhét, rải lên các vị chư Phật như thế mới là lễ Phật. Nhìn hết sức phản cảm vì những ...
– Lạc hậu đến mức như thế này là cùng
– Nhận thức rất kém!
Lễ Phật là thành tâm. Trong tâm có Phật!
– Sao không cho vào hòm công đức? Hay phải đưa tận tay mới an tâm? Buồn...
– “Hay phải đưa tận tay mới an tâm?”, tôi thích câu nói của bạn.
– Tôi cũng chưa từng thấy cảnh tượng này ở Đà Nẵng và Sài Gòn.
– Xin mọi người hãy đừng dùng tiền lẻ để cho vào tay tượng hoặc để lung tung ở các nơi trong chùa như thế.
– Thật tình không hiểu người ta nghĩ gì
Sao không bỏ vào thùng cúng điếu cho có mỹ quan hơn không !?
Năm nào cũng thấy mấy cái tin này thiệt chán hết sức !
Tu là ở trong tâm mà cứ làm mấy cái mất mỹ quan này.
…
KS. Minh Bình cập nhật
Nguồn: Vnexpress.net, ngày 15/2/2014.
Các bài liên quan
- Du Lịch Tâm Linh
- VONG BÁO OÁN ở Chùa Ba Vàng - Quảng Ninh
- QUÁN THẾ ÂM mặc váy cưới
- Hướng giải quyết đối với vấn đề tự viện do gia tộc quản lý
- Không rải vàng mã trên đường đưa tang
- Trung Quốc: Giới thiệu Robot tu sĩ Phật giáo
- Thầy giả tại New York
- Đà Nẵng chính thức có Bảo tàng Văn hóa Phật giáo
- 110 hành giả dự Khóa tu Truyền thống Khất Sĩ lần thứ XIV
- Trên 500 Tăng Ni, Phật tử dự khóa tu ở HVPGVN Lê Minh Xuân
- Cuộc họp mặt các truyền thống tâm linh ở Ấn Độ
- Lễ Dâng y Casa tại Pháp viện Minh Đăng Quang
- Vu-lan Báo hiếu với xã hội Việt Nam hiện nay
- Tu niệm Phật một ngày tại Cambodia
- Cung tống kim quan Đại lão HT. Thích Trí Tịnh nhập bảo tháp
- Một Giáo hội bị bầm dập, tổn thương và dơ bẩn
- Hội thảo khoa học về Hệ phái Khất Sĩ
- LỄ HỘI GIỖ TỔ TRÚC LÂM
- Thế giới có hơn 840 triệu người bị đói
- Một chuyến từ thiện cấp học bổng và phát quà Trung Thu cho học sinh nghèo 3 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre
- Giới đàn Tăng Khất Sĩ năm 2013
- Tp. Hồ Chí Minh: Cơm chay đắt khách, rau quả tăng giá mùa Vu-lan
- Sư bà Hải Triều Âm tân viên tịch
- Tiếp sức mùa thi trong ngày cao điểm
- Bế mạc Hội nghị Ban Thường Trực HĐTS GHPGVN
- Khai mạc Khóa Tu Mùa Hè 2013 chùa Hoằng Pháp
- Thông Báo Khóa Tu Mùa Xuân 2013
- Lương y Võ Hoàng Yên chữa bệnh tại Tịnh xá Ngọc Thạnh - Núi Dinh
- Trọng thể khai mạc Đại hội VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Lễ lạc thành bảo tượng Quán Thế Âm tại Tịnh xá Trung Tâm
- Trung Thu ấm áp nghĩa tình
- HT. Thích Minh Châu (1918–2012), Nhà giáo dục Phật giáo lỗi lạc
- Hàng ngàn người đến kính viếng cố HT. Thích Minh Châu
- Giới Đàn Ni Khất Sĩ năm 2012
- GIỚI ĐÀN TĂNG KHẤT SĨ NĂM 2012
- Lễ Tạ Pháp Mãn Hạ năm 2012 tại TX. Trung Tâm
- CHO DÒNG MÁU ĐỎ
- Báu vật Kinh Lá
- Lễ Phật Đản Sanh ở TÂY ÚC
- Nồi cơm Từ Thiện của TX. Ngọc Nhơn
- Hai tịnh thất ở Đồng Hới
- Phật giáo Khất Sĩ thành phố Nha Trang tổ chức tuần tưởng niệm 2636 năm đức Phật đản sanh
- Đoàn Trợ lý Nghị sĩ Mỹ thăm Học viện Phật giáo Việt Nam
- LỄ CẦU NGUYỆN CHO MỘT NGƯỜI ÚC
- Công tác từ thiện xã hội tại Tịnh xá Ngọc Hiệp ở Tân Hiệp
- MỘT KHÓA TU BÁT QUAN TRAI Ở CHÙA QUÁN TÌNH
- TỊNH XÁ NGỌC SƠN 2 – Tp. RẠCH GIÁ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NĂM 2011
- BÁO CÁO KHÁNH THÀNH TỊNH XÁ NGỌC HÒA
- ĐẠO TRÀNG NHƯ LAI THANH TỊNH THIỀN tại Hà Nội
- Trên con đường đi về Ánh Sáng
- 30 năm: Giáo hội đã thành lập 57 trên 63 đơn vị hành chánh cấp tỉnh, thành trong cả nước
- MỘT NGÀY TU HỌC Ở TÂY ÚC
- Khóa tu Truyền thống lần thứ V của Phật giáo Khất Sĩ
- NGỌC QUÁN TỰ NAY ĐÃ KHÁNH THÀNH
- Đại Lễ Khánh Thành Tịnh Xá Ngọc Phước - Phước Long
- TIẾN ĐỘ CÔNG TRÌNH Tổ đình Pháp viện Minh Đăng Quang
- KHỞI CÔNG TÔN TẠO THÁNH TÍCH PHẬT NHẬP NIẾT-BÀN
- ĐỔ BÊ-TÔNG MÓNG SÀN Pháp viện Minh Đăng Quang, Q. 2, Tp. HCM
- KHỞI CÔNG XÂY DỰNG TỔ ĐÌNH PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG