CHÁNH PHÁP LÀ THUỐC THẦN DIỆU CHỮA DỨT MỌI TÂM BỆNH CỦA CHÚNG SANH!

Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / Trung Giang Ký Sự – kỳ 14

Tâm Nguyên , Thứ 7 17-03-2012

 

 

 Trung Giang Ký Sự – kỳ 14 

 

Hành Vân

 

        Sáng thứ Hai, lúc khoảng 6 giờ, tôi gọi số điện thoại cô Mỹ Hoa đã xin dùm và đã liên lạc được với bác Giác Hội ở Cái Côn. Sắp xếp mọi việc xong, 10 giờ tôi rời Tịnh xá Trung Tâm, theo một chuyến xe Phương Trang đến bến của hãng xe này tại thành phố Cần Thơ. Xuống xe, được sự chỉ dẫn của người ở đó, tôi ra cổng lên xe buýt tuyến Cần Thơ – Đại Ngãi để đến Cái Côn. Tới Chợ Cái Côn, tôi gọi điện thoại liên lạc với bác Giác Hội để được bác hướng dẫn vào nhà trong miệt vườn ở cách chợ khoảng 2km, thuộc ấp Hòa Phú, xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

 

        Về miền Tây, sông nước chằng chịt, cây trái xum xuê, ruộng đồng mênh mông. Từ hai dòng sông cái Tiền Giang và Hậu Giang, một hệ thống sông rạch chằng chịt đã được tạo ra bủa khắp miền Tây Nam Bộ. Câu hát ca dao:

 

Cần Thơ gạo trắng, nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về!

 

        Chỉ tả cái tình chứ không tả đúng cảnh. Bởi vì nước sông Cửu Long bao giờ cũng đục đục, chứa đầy phù sa, chứa đầy nhựa sống. Nước sông Cửu Long có bao giờ trong? Nước không trong nên nước đã vun bồi cho bao mầm sống được sinh sôi nảy nở. Nếu nước Cửu Long trong vắt thì chưa chắc vùng đồng bằng này được trù phú như thế. Đúng như người xưa đã nhận xét: “Nước trong quá không có cá, người xét nét quá thì không có bạn!”…

 

 

 

Bác Trí Phước – Giác Hội, thế danh Ung Văn Phúc, sinh năm 1937.

 

 

 

XEM HẾT BÀI 14

 

 

Các bài liên quan