CHÁNH PHÁP LÀ THUỐC THẦN DIỆU CHỮA DỨT MỌI TÂM BỆNH CỦA CHÚNG SANH!

Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / Trung Giang Ký Sự – kỳ 38

Tâm Nguyên , Thứ Sáu 11-03-2016

 

Trung Giang Ký Sự – kỳ 38

 

Hành Vân

 

 

Tìm hiểu đến đây chúng ta đã thấy Ni giới Giáo đoàn IV là do 3 đoàn Ni giới Khất Sĩ Ngân Liên, Trí Liên và Cung Liên sáp nhập về. Đồng thời Ni giới Giáo đoàn IV còn có sự hiện diện của 4 Ni trưởng đệ tử Tổ sư Minh Đăng Quang là các vị Văn Liên, Hưng Liên, Phổ Liên và Hà Liên, cùng với nhánh của trưởng lão Huệ Thế ở Thốt Nốt và nhóm chư Ni đệ tử hòa thượng Giác Ngộ ở Đà Lạt (đa phần đã qua Mỹ). Phần này sẽ được tìm hiểu tiếp như sau:

 

Ni trưởng Văn Liên thế danh Trương Thị Phải và Ni trưởng Phổ Liên thế danh Trương Thị Huê. Hai Ni trưởng sinh quán bên Tàu, trú quán ở Phú Lâm, Chợ Lớn. Năm 1950 hai vị đã xuất gia học đạo với ngài Minh Đăng Quang, pháp danh là Tịnh An và Tịnh Nhơn. Đến khi hai vị được thọ y bát giới sa-di Ni, pháp danh đổi là Liên Văn và Liên Phổ; khi thọ giới tỳ-kheo Ni, pháp danh đổi là Văn Liên và Phổ Liên. Khoảng sau khi Tổ vắng bóng, sư cô Phổ Liên mổ thận ở bệnh viện Chợ Rẫy, người rất yếu, nên trong chúng nghĩ là sư cô bị lao, ngại tiếp xúc với cô. Lúc đó sư cô Trí Liên muốn đi tu tịnh, nên có nhã ý rủ sư cô Văn Liên đi cùng. Sẵn dịp đó, 2 mẹ con sư cô Văn Liên, Phổ Liên và cháu ngoại là Tịnh Nguyệt (sau sư cô Trí đổi lại là tiểu Hường) đi theo sư cô Trí Liên lên Tây Ninh. Đến nơi, sư cô Trí Liên được vị thầy trên núi Bà Đen cho miếng đất dưới chân núi để cất tịnh xá ở tu, lập ra Tịnh xá Ngọc Truyền. Năm đó ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống miền Nam Việt, nước đổi tên là Việt Nam Cộng Hòa, tình hình nhiều nơi căng thẳng do có những nhóm chống đối hoạt động mạnh. Tại Tây Ninh, vùng núi Bà Đen trở thành một trong những chiến trường.

 

 

 

Các sư cô Văn Liên, Phổ Liên và Ni cô Liên Hường đang đi trên đại lộ Minh Mạng.

 

 

XEM HẾT BÀI 38

 

 

 

Các bài liên quan